Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Thượng Cổ dị thú thần thú (4)

Phiên bản Dịch · 1172 chữ

*Thông Lung *

Thông Lung là một loài kỳ dương, đầu màu đen, bờm màu đỏ. Sách có viết: “Núi Phù Ngọc có loài thú, tên là Thông Lung, dạng nó như con dê, bờm đỏ mà đầu đen.” Trong 《Sự Vật Cám Châu》 có ghi: “Thông Lung như dê, đầu đen bờm đỏ.” Hách Ý Hạnh chú dẫn: “Đây tức là một trong loài dê hoang dã, dê Kim Hạ cũng có con bờm đỏ.”

Thông Lung trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Sơn Kinh》: “Núi Phù Ngu, thú ở đó nhiều loài Thông Lung , dạng nó như con dê mà bờm đỏ.”

Mân

Mân là loài chim chống lửa, dáng vẻ như chim phỉ thúy, mỏ có màu đỏ. 《Quảng Vận》 có viết: “Chim Mân như chim bói cá mà mỏ đỏ.” Quách Phác chú dẫn: “Chim phỉ thúy tựa như chim yến mà màu đỏ tím, là con vật phòng chống hoả hoạn.” Đại tác gia Uông Phất thời nhà Thanh nói: “Chim phỉ thúy có hai loại: Sơn thúy lớn như chim gáy, màu tím xanh; thủy thúy nhỏ như chim yến, mỏ đỏ bụng đỏ, lông xanh đuôi rất ngắn. Loài chim này như sơn thúy mà mỏ đỏ.”

Trong 《Sơn Hải Kinh · Tây Sơn Kinh》 có ghi chép về Mân: “Núi Phù Ngu , chim ở đó nhiều loài Mân , dạng nó như chim phỉ thúy mà mỏ đỏ, có thể chống lửa.”

Quặc Như

Quặc Như là một loài quái thú tập hợp đặc trưng của ba loài động vật hươu, ngựa, người thành một thể. Trong 《Quảng Nhã》 ghi chép: “Phía tây có loài thú, như hươu đuôi trắng, chân ngựa tay người bốn sừng, tên nó là Quặc Như, cũng gọi là Quặc Quặc ” 《Sự Vật Cám Châu》 viết: “Quặc Như dạng như hươu trắng, hai chân trước như tay người, hai chân sau như móng ngựa.”

Quặc Như trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Sơn Kinh》: “Núi Cao Đồ 皋涂, có loài thú, dạng nó như con hươu mà đuôi trắng, móng ngựa tay người mà bốn sừng, tên là Quặc Như. “

Điệp

Điệp là một loài kỳ điểu có hai đầu, dáng vẻ của nó giống như chim hỉ thước, lông vũ màu đen, có hai đầu và bốn chân. Sách tranh của Hồ Văn Hoán có nói: “Núi Đông Hoa có loài chim, dạng nó như hỉ thước, màu đỏ đen, một thân, hai đầu, bốn chân.” Điệp là loài chim điềm lành trong truyền thuyết thời cổ, có thể trừ lửa.

Điệp trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Sơn Kinh》: “Thúy Sơn , chim ở đó nhiều loài Điệp, dạng nó như chim hỉ thước, màu đỏ đen mà hai đầu bốn chân, có thể chống lửa.”

Du Sơn Thần

Du Sơn Thần là Sơn Thần của tổng cộng 19 ngọn núi từ núi Tiền Lai đến Quy Sơn, ngoại hình giống như một con dê. Uông Phất chú dẫn: “Du Sơn Thần, là thần của ngọn núi đó, Du, thuộc loài dê.” Du Sơn Thần đại biểu cho sự tôn sùng và sợ hãi đối với sông núi của nhân dân cổ đại.

Du Sơn Thần trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Sơn Kinh》: “Từ núi Tiền Lai đến Quy Sơn, gồm 19 ngọn núi, có Du Sơn Thần .”

Phù Hề

Phù Hề là quái điểu mặt người thân chim. Hồ Văn Hoán sách tranh: “Núi Lộc Đài có loài chim, dạng như gà trống mặt người, tên là Phù Hề, tiếng nó tự kêu tên mình. Gặp thì nước đó có chiến tranh.” Cơ thể Phù Hề giống gà, nhưng đầu lại là mặt người. Trong truyền thuyết Phù Hề là điềm báo chiến loạn, Phù Hề hiện thân tức quốc gia binh lửa giao chiến. Phù Hề trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Kinh thứ hai》: “Núi Lộc Đài , có loài chim, dạng nó như gà trống mà mặt người, tên là Phù Hề, tiếng nó tự kêu tên mình, gặp thì có chiến tranh.”

Chu Yếm

Chu Yếm thuộc về loài viên hầu, lông ở đầu thì là màu trắng, ở chân thì lại là màu đỏ, Chu Yếm cũng giống như Phù Hề đều là tượng trưng cho tai hoạ chiến tranh. Quách Phác chú dẫn: “Phù Hề Chu Yếm, gặp thì có chiến tranh. Khác loài cùng cảm, để ý không uổng, duy chỉ tự nhiên, số nó khó hiểu.” Chu Yếm trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Kinh thứ hai》: “Núi Tiểu Thứ , có loài thú, dạng nó như vượn, mà đầu trắng chân đỏ, tên là Chu Yếm , gặp thì có chiến tranh to.”

Nhân Diện Mã Thân Thần

Từ Kiềm Sơn đến Lai Sơn có tổng cộng 17 ngọn núi, trong đó Sơn Thần của 10 ngọn núi là Nhân Diện Mã Thân Thần, Nhân Diện Mã Thân Thần có cơ thể là ngựa, nhưng đầu lại là một khuôn mặt người. Nhân Diện Mã Thân Thần còn được gọi là Thập Bối Thần, Tây Sơn Thập Thần. Về đi đứng, có người nói rằng Nhân Diện Mã Thân Thần là đứng thẳng mà đi, cũng có người nói rằng Nhân Diện Mã Thân Thần là bò mà đi. Nhân Diện Mã Thân Thần trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Kinh thứ hai》: “Từ Kiềm Sơn đến Lai Sơn, gồm 17 ngọn núi, mười vị thần của nó, đều là mặt người mà thân ngựa.”

Nhân Diện Ngưu Thân Thần

Từ Kiềm Sơn đến Lai Sơn có tổng cộng 17 ngọn núi, trong đó Sơn Thần của 7 ngọn núi được gọi là Nhân Diện Ngưu Thân Thần. Bởi vì Nhân Diện Ngưu Thân Thần có tốc độ đi rất nhanh, giống như chạy như bay, cho nên còn được gọi là vị thần thú bay. Nhân Diện Ngưu Thân Thần là Sơn Thần của 7 ngọn núi từ núi Huân Ngô trở xuống, vì vậy còn được gọi là Thất Thần.

Nhân Diện Ngưu Thân Thần cùng Nhân Diện Mã Thân Thần quản lý 17 ngọn núi từ Kiềm Sơn đến Lai Sơn,《Sơn Hải Kinh · Tây Kinh thứ hai》 ghi chép: “Từ Kiềm Sơn đến Lai Sơn, gồm 17 ngọn núi… bảy vị thần của nó đều là mặt người mà thân trâu, bốn chân mà một tay, cầm trượng mà đi, là vị thần thú bay.”

Cử Phụ

Cử Phụ , dáng người rất lớn, hình dáng giống như con khỉ đuôi dài , màu vàng đen, nhiều lông bờm, hay vung nhanh đầu của nó, có thể nâng đá ném người, hoặc vồ lấy.” Cổ đại có truyền thuyết Cử Phụ đuổi theo mặt trời sau cùng chết vì khát, đến nay vẫn còn lưu truyền. Trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Kinh thứ ba》: “Núi Sùng Ngô, có loài thú, dạng nó như con khỉ mà tay có vằn, đuôi báo (hổ) mà hay ném, tên là Cử Phụ.”

Bạn đang đọc Sơn Hải Kinh của Nhiều tác giả
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi MãnhThiên
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt thích 1
Lượt đọc 1326

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.