Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Thượng Cổ dị thú thần thú (3)

Phiên bản Dịch · 2134 chữ

Loại

Loại còn được gọi là Lệnh Hồ, dáng vẻ giống mèo rừng, đầu có lông dài, là một loài kỳ thú lưỡng tính. Trong 《Bản Thảo Thập Di》 có câu miêu tả Loại: “Linh miêu sống ở sơn cốc Nam Hải, hình dáng như con mèo rừng, tự làm tẫn mẫu.”, miêu tả trong 《Dị Vật Chí》 thì lại ngắn gọn hơn nhiều: “Linh miêu nhất thể, tự làm âm dương.” Truyền thuyết Vân Nam có loài linh thú này, cổ nhân gọi là “Hương Mao”, người ăn qua thịt Loại sẽ không còn lòng ganh tỵ nữa.

Loại được ghi chép ở trong 《Sơn Hải Kinh · Nam Sơn Kinh》: “Núi Đản Viên 亶爰, có loài thú, dạng nó như con mèo rừng mà có lông mao, tên nó là Loại 类, tự làm con đực con cái, ăn vào thì không ganh ghét.”

Chuyên Dã

Chuyên Dã là một loài quái thú, dáng vẻ nó như một con sơn dương, thế nhưng có chín cái đuôi và bốn cái lỗ tai, con mắt của Chuyên Dã mọc ở trên lưng. Nghe nói con người lấy được da lông của nó khoác lên người, thì sẽ không còn lòng sợ hãi nữa.

Về Chuyên Dã, trong 《Đồ Tán》 của Quách Phác có viết: “Chuyên Dã như con dê, mắt mọc ngược sau lưng. Nhìn nó thì kỳ, đẩy nó thì quái. Nếu muốn không e sợ, đính da nó mà mặc.”

Trong 《Sơn Hải Kinh · Nam Sơn Kinh》 có ghi chép về Chuyên Dã: “Cơ Sơn , có loài thú, dạng nó như con dê, chín đuôi, bốn tai, mắt nó ở lưng, tên nó là Chuyên Dã , mang vào thì không sợ sệt.”

Quán Quán

Quán Quán là một loài chim may mắn, dáng vẻ như chim cưu, kêu lên rất giống tiếng người ngáy ngủ. Nghe nói đặt thịt loài chim này nướng trên lửa, mùi vị vô cùng tươi ngon. Đào Tiềm có thơ viết: “Thanh Khâu hữu kỳ điểu, tự ngôn độc kiến nhĩ. Bản lực mê giả sinh, bất dĩ dụ quân tử.” Truyền thuyết kể rằng đeo lông vũ của Quán Quán ở trên người, có khả năng không bị mê hoặc. Quán Quán được ghi chép trong《Sơn Hải Kinh · Nam Sơn Kinh》: “Núi Thanh Khâu , có loài chim, dạng nó như chim cưu (một loại chim họ bồ câu), tiếng nó giống kêu a, tên là Quán Quán, mang vào thì không mê hoặc.”

Cổ Điêu

Cổ Điêu còn được gọi là Soán Điêu, là một loài quái thú như chim mà không phải chim. Dáng vẻ của nó giống chim đại bàng, trên đầu có sừng. Kêu lên giống như trẻ sơ sinh đang khóc. Còn có lời kể khác Cổ Điêu có cơ thể của con báo, trên đầu có một cái sừng. 《Đồ Tán》 của Quách Phác miêu tả Cổ Điêu là “Soán Điêu có sừng, tiếng như trẻ khóc”.

Trong 《Sơn Hải Kinh · Nam Kinh thứ hai》 có ghi chép về Cổ Điêu: “Núi Lộc Ngô , nước sông Trạch Canh đi ra, rồi chảy về hướng nam trút vào Bàng Thủy. Có loài thú, tên là Cổ Điêu, dạng nó như chim đại bàng mà có sừng, tiếng nó như tiếng kêu của trẻ sơ sinh, ăn thịt người.”

*Tê *

Tê rất giống trâu nước, chân và bàn chân giống voi lớn, đầu giống con heo, trên đầu mọc ba cái sừng, lần lượt là ở trên đỉnh đầu, cái trán và cái mũi. Trong miệng thường xuyên khạc ra bọt máu. Sừng Tê có khả năng giải độc, Lý Thời Trân có nói sừng Tê là “Nơi tụ họp tinh linh của Tê, còn là thuốc giàu âm dương, có thể giải nhiều độc”. Trong 《Bản Thảo Cương Mục》 có ghi chép: “Tê xuất hiện ở nhiều nơi như Tây Phiên Nam Phiên Điền Nam Giao Châu, có ba loại Sơn Tê, Thủy Tê, Hủy Tê, lại có thêm Mao Tê, tựa như Sơn Tê, sống ở núi rừng, nhiều người thấy được. Thủy Tê ra vào trong nước, hiếm thấy nhất.”

Trong 《Sơn Hải Kinh · Nam Kinh thứ ba》 có ghi chép về Tê: “Hướng đông 500 dặm là hòn núi Đảo Quá , trên đó nhiều vàng ngọc, ở dưới nhiều loài tê hủy (tê giác), lắm voi.”

Li Lực

Li Lực là một loài kỳ thú, dáng vẻ của nó giống như con heo, chân gà, kêu lên giống như tiếng chó sủa. 《Đồ Tán》 của Quách Phác có viết: “Li Lực Li Hồ, hoặc bay hoặc nằm. Là chỉ đất lành, có thể xây dựng kiến trúc. Lao dịch Trường Thành, cùng đậu đất Tần.” Li Lực tượng trưng cho công trình xây dựng phồn vinh, chỉ cần là nơi Li Lực xuất hiện, nhất định là đang xây dựng rầm rộ.

Li Lực trích từ 《Sơn Hải Kinh · Nam Kinh thứ hai》: “Cử Sơn, có loài thú, dạng như con heo sữa, có cựa, tiếng nó như chó sủa, tên nó là Li Lực, thấy được thì huyện đó nhiều công trình.”

Hủy

Tướng mạo của Hủy rất giống một con trâu, thân thể màu xám đen, trên đầu mọc một cái sừng. Hủy còn được gọi là Độc Giác Thú, tượng trưng cho văn đức, cổ nhân thường hay khắc hình ảnh của Hủy lên đồ đồng thau hoặc là vẽ thành chân dung để làm đồ trang trí. Quách Phác chú thích: “Tê như trâu nước, Hủy cũng như trâu nước, màu đen, một sừng, nặng ngàn cân.” Chuyện thú vị có liên quan đến Hủy được ghi chép trong 《Tam Tài Đồ Hội》: “Hủy như hổ mà nhỏ, không cắn người. Ban đêm đứng một mình ở đỉnh vách núi cao nhất, nghe tiếng suối, rất yên tĩnh, cho đến khi chim muông hót, trời gần sáng mới quay về tổ.”

Trong 《Sơn Hải Kinh · Nam Kinh thứ ba》 có ghi chép về Hủy: “Hướng đông 500 dặm là hòn núi Đảo Quá , trên đó nhiều vàng ngọc, ở dưới nhiều loài tê hủy (tê giác), lắm voi.”

Hổ Giao

Hổ Giao là quái giao không phải cá không phải rắn sống trong nước. Hổ Giao trong truyền thuyết có hai loại hình thái: một loại là mặt người thân cá đuôi rắn, bốn chân có vảy; một loại là mặt người thân cá đuôi thú. Tiếng kêu của Hổ Giao giống như chim uyên ương, ăn được thịt của Hổ Giao có thể phòng ngừa bệnh u bướu, mà còn thể trị các loại vết thương lở loét. Trong 《Đồ Tán》 của Quách Phác có viết: “Thân cá đuôi rắn, gọi là Hổ Giao.” Trong 《Bản Thảo Cương Mục》 của Lý Thời Trân cũng có ghi chép: “Có vảy gọi Giao.”

Hổ Giao trích từ 《Sơn Hải Kinh · Nam Kinh thứ ba》: “Núi Đảo Quá , sông Ngân Thủy đi ra, rồi chảy về hướng nam trút vào biển. Trong đó có con Hổ Giao , dạng nó thân cá mà đuôi rắn, tiếng nó như chim uyên ương, ăn vào thì không bị u bướu, có thể khỏi bệnh trĩ (loại bệnh loét nhọt ở hậu môn).”

Chuyên Ngư

Chuyên Ngư là một loài quái ngư trong truyền thuyết, một cái khác nói giống cá trích bây giờ, thân khoác lông lợn, kêu lên giống như tiếng lợn; một cái khác lại nói tựa như rắn mà đuôi lợn. Truyền thuyết kể rằng Chuyên Ngư là điềm báo thiên hạ đại hạn, song song đó Chuyên Ngư còn là mỹ vị hiếm có thế gian, 《Lã thị Xuân Thu》 có nói: “Loài cá đẹp nhất, Chuyên của Động Đình.” Chuyên Ngư trong 《Đồ Tán》 của Quách Phác có nói: “Chim Ngung đỗ lại trong rừng, Chuyên Ngư ở chỗ nước sâu. Đều là điềm báo hạn hán, tai họa kéo dài khắp trời. Dự đoán không được, số nó chỉ khó hiểu.”

Chuyên Ngư trích từ 《Sơn Hải Kinh · Nam Kinh thứ ba》: “Kê Sơn, sông Hắc Thủy đi ra, rồi chảy về hướng nam trút vào biển. Trong đó có nhiều Chuyên Ngư , dạng nó như cá diếc mà đuôi lợn, tiếng nó như heo sữa, thấy được thì thiên hạ đại hạn.

Ngưng

Ngưng là một loài quái điểu mặt người thân cú, bốn mắt có tai. Giống như Chuyên Ngư, cũng là điềm báo đại hạn. Truyền thuyết kể rằng năm hai mươi Vạn Lịch, chim Ngung tụ tập ở Ninh Tự thành Dự Chương, cao khoảng hai thước, bầy chim yến tước hót, là tháng năm đến tháng bảy hằng năm, hè nóng bức dị thường. Lại nói Nhâm Thìn[4] Vạn Lịch, chim Ngung tụ tập Dự Chương, mặt người bốn mắt có tai, mùa hè năm đó không có mưa, ruộng mạ khô héo. Thời cổ đại tướng mạo của Ngung có ba loại cách nói: một cái nói mặt người thân chim, bốn mắt có tai; một cái nói mặt người thân chim, hai mắt có tai; một cái nói là bốn mắt không phải chim mặt người.

Trích từ 《Sơn Hải Kinh · Nam Kinh thứ ba》: “Núi Lệnh Khâu , có loài chim, dạng nó như chim cú, mặt người, bốn mắt mà có tai, tên nó là ngung , tiếng nó tự kêu tên mình, thấy được thì thiên hạ đại hạn.

*Hàm Dương *

Hàm Dương là một loài quái thú, dáng vẻ giống như con dê, thế nhưng có cái đuôi ngựa, mỡ của loài dê này có thể trị khỏi bệnh tật về da cho con người. 《Nhĩ Nhã》 ghi chép bề ngoài của Hàm Dương là: “Dê sáu thước là Hàm.” Trong 《Đồ Tán》 của Quách Phác có viết: “Dê ở Nguyệt Thị, chủng loại hoang dã. Nó cao sáu thước, đuôi đỏ như ngựa. Lấy gì xác định, sự kiến nhĩ nhã.”

Hàm Dương trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Sơn Kinh》: “Núi Tiền Lai có loài thú, dạng nó như con dê mà đuôi ngựa, tên là Hàm Dương mỡ của nó có thể trị khỏi da khô.”

Đồng Cừ

Đồng Cừ là một loài kỳ điểu có thể tránh né thiên tai, dáng nó giống như chim núi, có lông vũ màu đen và chân màu đỏ, có thể dùng để trị các loại bệnh về da. Đồng Cừ còn được gọi là Dong Cừ , Thảo Cừ , 《Vận Phủ Quần Ngọc》 viết: “Dong Cừ như chim cú, màu xám, chân gà, có tên khác là Thủy Cừ 水渠, tức gà nước ngày nay.”

Đồng Cừ trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Sơn Kinh》: “Núi Tùng Quả , có loài chim, tên nó là Đồng Cừ, dạng nó như con chim trĩ, thân đen chân đỏ, có thể chữa khỏi nứt da.”

Phì Di (Xà)

Còn được gọi là Phì Di Xà, là một con độc xà có sáu chân và bốn cánh, Phì Di Xà hiện thân tức thiên hạ đại hạn. Quách Phác chú dẫn: “Thời Thang rắn này thấy ở bên dưới Dương Sơn, sườn núi phía nam, trùng lặp có Phì Di Xà, giống như cùng tên.” Trong 《Thuật Dị Ký》 có ghi: “Phì Di, trong núi Tây Hoa cũng có, gặp thì đại hạn.” Thời cổ có hai phiên bản miêu tả Phì Di Xà: một cái nói Phì Di Xà sáu chân bốn cánh; một cái khác nói Phì Di đầu rắn thân rồng đuôi rắn.

Phì Di Xà trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Sơn Kinh》: “Núi Thái Hoa , gọt thành bốn phương, nó cao 5000 nhận (1 nhận bằng 8 thước, chừng sáu thước bốn tấc tám phân bây giờ), nó rộng 10 dặm, chim thú tuyệt chẳng sinh sống. Có loài rắn, tên là Phì Di , sáu chân bốn cánh, thấy thì thiên hạ đại hạn.”

*Phì Di (Điểu) *

Phì Di Điểu là một loài chim có ích, có thể chữa khỏi bệnh tật, còn có thể giết chết sâu bọ có hại. Vẻ ngoài của Phì Di Điểu rất giống chim cút, lông vũ khắp người có màu vàng, mỏ đỏ. Phì Di Xà ở núi Thái Hoa, gặp thì đại hạn; nhưng Phì Di Điểu ở Anh Sơn lại có thể chữa khỏi bệnh tật, còn có thể giết chết sâu bọ. Tuy rằng hai loài cùng tên, nhưng Phì Di Xà là loài ác, Phì Di Điểu thì lại là loài tốt.

Phì Di Điểu trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Sơn Kinh》: “Anh Sơn, có loài chim, dạng nó như chim cút, thân vàng mà mỏ đỏ, tên nó là Phì Di, ăn vào khỏi hủi độc, có thể giết sâu bọ.”

Bạn đang đọc Sơn Hải Kinh của Nhiều tác giả
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi MãnhThiên
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt thích 2
Lượt đọc 2414

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.