Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Thượng Cổ dị thú thần thú (5)

Phiên bản Dịch · 2185 chữ

Long Thân Nhân Diện Thú

Long Thân Nhân Diện Thú là Sơn Thần của tổng cộng 14 ngọn núi từ núi Thiên Ngu đến núi Nam Ngu, có cơ thể của con rồng và khuôn mặt của con người. Còn có một cách nói khác là Long Thân Nhân Diện Thú có cơ thể của con chim và khuôn mặt của con người, có chút không khớp so với tên gọi Long Thân Nhân Diện Thú. Long Thân Nhân Diện Thú trích từ 《Sơn Hải Kinh ・ Nam Kinh thứ ba》: “Từ núi Thiên Ngu đến núi Nam Ngu, gồm 14 ngọn núi, thần ở đó đều là thân rồng mà mặt người.”

Bi

Bi có ngoại hình rất giống con gấu, toàn thân được bao phủ bởi hoa văn vàng bạc đan xen, có thể một mình nhổ lên một cây đại thụ. Bi đã từng trợ giúp Hoàng Đế đại chiến Viêm Đế, trong 《Sử Ký · Ngũ Đế Bản Ký》 ghi chép: “Hoàng Đế Hữu Hùng Thị huấn luyện các loài Hùng Bi, Tỳ Hưu, Sơ Hổ nhằm chiến với Viêm Đế tại cánh đồng Phản Tuyền.”

Bi trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Sơn Kinh》: “Núi Ba Trủng, thú có nhiều loài Tê Hủy Hùng Bi .”

Khê Biên

Khê Biên là một loài kỳ thú có ngoại hình giống con chó, nghe nói da của nó dùng làm chiếu có thể ngừa sâu độc. Chó cũng thuộc loại như Khê Biên, do đó lưu lại truyền thuyết máu chó có thể trừ tà. Trong 《Bản Thảo Cương Mục》 của Lý Thời Trân viết: “Xuyên Tây có nguyên báo , lớn như chó, màu đen, đuôi cũng như chó, da nó làm chăn nệm rất ấm, có vẻ như Khê Biên cũng giống vậy.”

Khê Biên trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Sơn Kinh》: “Núi Thiên Đế , có loài thú, dạng nó như con chó, tên là Khê Biên, ngồi trên da của nó thì không bị ngải độc.”

Sổ Tư

Sổ Tư là một loài kỳ điểu, dáng vẻ giống chim cú, nhưng lại có một đôi chân người. Truyền thuyết kể rằng Sổ Tư có hiệu quả chữa bệnh cực mạnh đối với thân thể người, ăn thịt của Sổ Tư có thể trị bệnh động kinh hoặc bệnh động kinh ở trẻ em. 《Sự Vật Cám Châu》 miêu tả: “Sổ Tư như chim trĩ, chân người.” Sổ Tư trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Sơn Kinh》: “Núi Cao Đồ , có loài chim, dạng nó như chim cú mà chân người, tên là Sổ Tư , ăn vào khỏi u bướu.”

Man Man

Man Man cũng gọi là Bỉ Dực Điểu, Thụy thú[10], tượng trưng cho sự may mắn và sát cánh cùng bay. Man Man có một cánh và một chân, cần trống mái kết hợp lại sau đó mới có thể bay lượn trên trời. 《Bác Vật Chí》 ghi chép : “Núi Sùng Thu có loài chim, một chân một cánh một mắt, hợp ý nhau mà bay, tên là Man . Gặp thì tốt lành, cưỡi nó thọ ngàn tuổi.”

Man Man trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Kinh thứ ba》: “Núi Sùng Ngô , có loài chim, dạng nó như vịt trời, mà một cánh một mắt, hợp ý nhau bèn bay, tên là Man Man , gặp thì thiên hạ đại hồng thủy.”

*Cổ *

Cổ là con của Sơn Thần Chung Sơn - Chúc Âm (Chúc Âm , còn được gọi là Chúc Long hay Chúc Cửu Âm , là một trong thần Sáng Thế Trung Quốc thượng cổ (Thiên Ngô, Tất Phương, Cư Bỉ, Thụ Hợi, Chúc Âm, Nữ Oa), là vị thần trong truyền thuyết thần thoại dân tộc Hán Trung Quốc cổ đại. Cư trú trên núi Chương Vĩ phía bắc sông Xích , bên ngoài biển tây bắc, có hình tượng mặt người thân rắn, màu đỏ thẫm, thân cao ngàn dặm, mở mắt ra là ban ngày, nhắm mắt lại thì là ban đêm, hít vào là mùa đông, thở ra là mùa hè, có thể hô mưa gọi gió, không ăn uống, không ngủ cũng không nghỉ ngơi. Được ghi chép ở 《Hải Ngoại Bắc Kinh》 và 《Đại Hoang Bắc Kinh》 trong 《Sơn Hải Kinh》. )

Mặt người thân rồng. Truyền thuyết kể rằng vào thời cổ chúng thần trong thiên cung thường xuyên có tranh chấp, có một lần, Cổ cùng với một vị thần gọi là Khâm giết chết một vị thần tên Bảo Giang ở núi Côn Luân. Sau khi Hoàng Đế biết đã rất tức giận, hạ lệnh xử tử Cổ ở một vách núi ở phía đông Chung Sơn.

《Sơn Hải Kinh · Tây Kinh thứ ba》 có ghi chép về Cổ: “Chung Sơn, con nó là Cổ , dạng nó như mặt người mà thân rồng, cùng Khâm Phi (Khâm Phi hóa thành con chim ngạc (bói cá) lớn, dạng nó như chim đại bàng mà vằn đen đầu trắng, mỏ đỏ mà móng cọp, tiếng nó như chim hộc gáy buổi sớm, một khi xuất hiện thì chiến loạn to.)

giết Bảo Giang ở sườn núi phía nam Côn Luân, vua bèn giết chúng ở núi Dao Nhai phía đông Chung Sơn.”

Văn Diêu Ngư

Văn Diêu Ngư là một loài kỳ ngư cá chim cùng chung một thể, thuộc về giống cá bay. Văn Diêu Ngư có ngoại hình rất giống cá chép, thân cá cánh chim, đầu trắng, mỏ đỏ, lông có đốm màu xám bạc, tiếng kêu giống chim loan, ban đêm thường bay lượn ở giữa Đông Hải và Tây Hải. Văn Diêu Ngư cũng là dấu hiệu năm được mùa.

Văn Diêu Ngư trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Kinh thứ ba》: “Núi Thái Khí sông Quán Thủy đi ra, chảy hướng tây trút vào sông Lưu Sa. Nơi đó nhiều Văn Diêu Ngư, dạng nó như cá chép, thân cá mà cánh chim, có đốm màu xám bạc mà đầu trắng mỏ đỏ, luôn đi đến Tây Hải, bơi lội đến Đông Hải, hay bay vào đêm.”

Anh Chiêu

Anh Chiêu là Sơn Thần của núi Hòe Giang, ngoại hình tập hợp của bốn loài động vật : Người, ngựa, hổ, chim thành một thể. Anh Chiêu có khuôn mặt người, thân ngựa, hai cánh chim và vằn hổ, là vị thần trông coi Bình Phố (Vườn trồng trọt bằng phẳng) đồng cỏ tự nhiên thuộc quyền cai quản của hoàng đế. Anh Chiêu thường hay đi tuần tra tứ hải.

《Đồ Tán》 viết: “Núi Hòe Giang, Anh Chiêu là chủ.”

Anh Chiêu trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Kinh thứ ba》: “Núi Hòe Giang, thực ra đó là vườn của hoàng đế, thần Anh Chiêu cai quản, dạng nó như thân ngựa mà mặt người, vằn hổ mà cánh chim, tuần ở Tây Hải, phát tiếng như tiếng ríu.”

Thiên Thần

Thiên Thần là một con quái thú hai đầu, ngoại hình giống con trâu, có hai đầu và tám chân, đuôi ngựa, âm thanh giống như cánh chim đang chấn động. Nơi nó xuất hiện nhất định sẽ xuất hiện chiến loạn. Truyền thuyết kể rằng Thiên Thần là tiểu thần trông coi Huyền Phố (Vườn trồng trọt treo lơ lững ở trên trời) ở phía dưới sông Khâm Thủy. Thiên Thần có hai lời đồn đại là đi thẳng và bò.

Thiên Thần trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Kinh thứ ba》: “Núi Hòe Giang, có sông Dâm Thủy, trong xanh bao la. Có vị Thiên Thần , dạng nó như trâu, mà tám chân hai đầu đuôi ngựa, tiếng kêu ùn ùn to lớn (như tiếng phát ra từ tấm màng mỏng khi người đang chơi nhạc cụ), gặp thì có chiến tranh.”

Lục Ngô

Lục Ngô là Sơn Thần thủ vệ đế đô Hoàng Đế trên gò núi Côn Luân. Lục Ngô là một vị quái thần người hổ cùng chung một thể, nó mặt người thân hổ móng hổ, mọc chín cái đuôi. Ngoài đế đô Hoàng Đế, nó còn kiêm quản biên giới của chín khu vực trên trời và mùa vụ vườn hoa của Thiên Đế. Hình thái của Lục Ngô có hai loại cách nói: một cái nói là mặt người thân hổ chín đuôi; một cái khác lại nói là chín đầu mặt người thân hổ.

Lục Ngô trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Kinh thứ ba》: “Gò núi Côn Luân, thực ra đó là đế đô của Hoàng Đế, thần Lục Ngô cai quản. Thần đó thân hổ mà chín đuôi, mặt người mà móng hổ. Cũng là thần, cai quản chín bộ trên trời và mùa vụ vườn hoa của Thiên Đế.”

Thổ Lâu

Thổ Lâu là một loài quái thú ăn thịt người có bốn sừng dê, 《Đồ Thuyết》 của Hồ Văn Hoán ghi chép: “Gò núi Côn Luân, có loài thú, tên là Thổ Lâu, dạng như con dê, bốn sừng, sắc bén khó cản, chạm vật thì chết, ăn thịt người.”

Thổ Lâu trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Kinh thứ ba》: “Gò núi Côn Luân, có loài thú, dạng nó như con dê mà bốn sừng, tên là Thổ Lâu , ăn thịt người.

Hoạt Ngư

Hoạt Ngư là một loài quái ngư bốn chân dạng rắn, nó lấy các loại cá trong sông biển làm thức ăn, hình dạng giống con cá, trên sống lưng mọc ra một đôi cánh chim to lớn. Cả người phát sáng, tiếng kêu giống chim uyên ương. Hoạt Ngư là con vật tượng trưng cho hạn hán, chỉ cần nhìn thấy Hoạt Ngư, thì thiên hạ sẽ đại hạn.

Hoạt Ngư trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Kinh thứ ba》: “Núi Lạc Du , sông Đào Thủy đi ra, chảy hướng tây trút vào đầm Tắc, nơi đó nhiều bạch ngọc. Trong nước nhiều Hoạt Ngư , dạng nó như rắn mà có bốn chân, ăn thịt cá.”

Trường Thừa

Trường Thừa là Sơn Thần ở Lưu Sa gần núi Lỏa Mẫu, dáng vẻ của nó giống người, nhưng lại có một cái đuôi báo, có người nói rằng nó là do chín cái đức của trời sinh ra, khi Đại Vũ trị thủy đến nơi sông Thao ấy, có một người dáng dấp rất dài thay mặt Thiên Đế giao cho ông một quyển hắc ngọc thư, người có “dáng dấp rất dài” này chính là Trường Thừa.

Trường Thừa trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Kinh thứ ba》: “Hướng tây theo đường thủy 400 dặm, là Lưu Sa, 200 dặm đến núi Lỏa Mẫu, thần Trường Thừa cai quản, đó là chín cái đức của trời. Thần đó dạng như người mà đuôi báo.”

Kỳ Dư

Kỳ Dư là một loài chim điềm lành ngăn điềm dữ trừ tà, dáng vẻ giống quạ đen nhưng lại có ba cái đầu, sáu cái đuôi, có thể phát ra tiếng cười của con người. Nghe nói ăn thịt Kỳ Dư có thể ngăn chặn ác mộng. 《Bắc Sơn Kinh》 ghi chép: “Đới Sơn Có loài chim, dạng nó như con quạ, năm màu mà vằn đỏ, tên là Kỳ Dư, nó tự làm trống mái, ăn vào không bị ung nhọt.”

Kỳ Dư trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Kinh thứ ba》: “Núi Dực Vọng, có loài chim, dạng nó như con quạ, ba đầu sáu đuôi mà hay cười, tên là Kỳ Dư, ăn vào khiến người không bị bóng đè, vừa có thể ngăn điềm dữ.”

Nhiễm Di Ngư

Nhiễm Di Ngư là một loài kỳ ngư ngăn điềm dữ trừ tà, có đầu rắn, thân cá, sáu chân, hai con mắt giống như tai ngựa. 《Đồ Tán》 của Quách Phác ghi: “Mắt như tai ngựa, ăn yêu quái do ác mộng biến thành.” Sau khi ăn Nhiễm Di Ngư có thể ngăn điềm dữ.

Nhiễm Di Ngư trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Kinh thứ tư》: “Núi Anh Đê, sông Uyển Thủy đi ra, rồi chảy về hướng bắc trút vào đầm nước Lăng Dương . Có nhiều Nhiễm Di Ngư, thân cá đầu rắn sáu chân, mắt nó như tai ngựa, ăn vào khiến người không gặp ác mộng, có thể ngăn điềm dữ.”

Bác

Bác còn được gọi là Tư Bạch, là một loài kỳ thú có thể ngăn binh đao chiến lửa. Bác có ngoại hình như con ngựa, có thân thể màu trắng và cái đuôi màu đen, hàm răng và móng vuốt của con cọp, trên đầu có một sừng, có thể phát ra âm thanh như tiếng đánh trống. Bác là tinh anh trong loài thú, là loài thú uy mãnh, có thể dùng hổ báo làm thức ăn.

Bác trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Kinh thứ tư》: “Núi Trung Khúc, có loài thú, dạng nó như con ngựa mà thân trắng đuôi đen, một sừng, nanh vuốt của hổ, phát ra âm thanh như tiếng trống, tên nó là Bác , ăn hổ báo, có thể ngăn binh chiến.”

Bạn đang đọc Sơn Hải Kinh của Nhiều tác giả
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi MãnhThiên
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt thích 1
Lượt đọc 1200

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.