Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Vấy đỏ, Bằng Lăng tím.

Tiểu thuyết gốc · 4319 chữ

Xe cập bến, chúng tôi lật đật mang vác hành trang lần lượt đi xuống, cũng may tính tôi xưa nay không ưa cầu kỳ thành thử những gì mang theo tinh giản gọn nhẹ. Chỉ có một túi ba lô đựng quần áo, một cuốn sách tựa đề "Chuyển Hoá Đời Sống" của tác giả Kelsang Gyatso, một Lạc ma Tây Tạng truyền đạo bên Anh Quốc. Cuốn sách do sư bà Viên Dung tặng trong một đợt tôi lên tịnh thất tham vấn sư bà lấy dữ kiện bổ túc cho bài viết.

Lâm thì khác hẳn, một ba lô ních đầy quần áo, một cái cặp xách bằng da đựng laptop rồi một cái túi vải màu nâu của ông Thạc gửi hộ. Tôi nhìn cậu ta đeo mang lôi thôi như vậy cũng khổ nên đề nghị chia bớt cho tôi cái túi vải nhưng Lâm chỉ đưa tôi cặp đựng Laptop và ghì giữ túi vải như sinh mạng.

- Trong này chứa đồ người ta gửi nhờ, tôi không chuyển qua cậu được. Uy tín là ưu tiên

Cậu ta kiên quyết, tôi đành chịu.

Ba người chúng tôi đứng chờ người quen của ông Thạc tới rướt song chờ dài cổ chưa thấy một ai.

- Ra quán nước ngồi cho đỡ mõi chân ! - Ông Thạc dẫn đầu ngoái lại bảo.

Tôi đồng ý ngay, bởi nãy giờ cổ họng cũng khô rồi. Ngồi tán ngẫu giết thời gian tại một hàng nước trước cổng bến xe, tôi lôi sách ra đọc tiếp phần dở dang.

- Cậu không sao chứ ? - Lâm bất chợt hỏi.- Lúc trên xe...

Tôi ngẩn người

- Tôi đâu phải bạn gái của ông ! Quan tâm dữ vậy ?!

Lâm cười cợt, tôi trợn mắt

- Bỏ cái tư tưởng đó đi !

- Tư tưởng gì ? Bạn bè thâm tình, tri kỷ thâm giao. Quan tâm nhau là bình thường. Ông nghĩ đen tối quá rồi ! - Lằm rướn cổ cãi. - Vả lại tôi thích con gái !

Lý luận này tôi không bẽ được nên đành im lặng cho qua nhưng nhắc đến vụ việc trên xe và câu nói sau đó của ông Thạc làm tôi gai người. Quả thật ông ta đã đúng, đúng từ lúc mới chạm mặt tại Văn phòng Đại diện. Tôi bèn hỏi ông

- Chú, chú. Chú biết chuyện gì phải không ?

Ông Thạc khoáy ly cà phê cho tan đường, ông chẳng nói chẳng rằng chỉ dùng ngón tay chấm nước viết lên bàn hai ký tự Hán văn.

- Tự liệu thần hồn đi ! Tôi không giúp được đâu.

- Ông viết cái này, cháu không hiểu. - Tôi nhìn hai chữ Hán trên bàn, thứ văn tự này nó biết tôi chứ tôi không quen nó.

Chúng tôi ngồi chừng hai mươi phút thì một con xe Merc bốn chỗ màu đen lao vụt tới rồi phanh két lại như một tay lái nhà nghề. Nhìn chiếc xe, tôi chột dạ. Thôi rồi, lần này hết thật rồi, bởi tôi biết chủ nhân của chiếc xe là ai. Không phải người nào xa lạ, đích thị con bé Thùy Uyên. Trước khi hỏi tại sao con nhóc lại góp mặt trong vụ này, tôi bắt đầu tiên liệu những điều tồi tệ sắp xảy ra.

Có một phép so sánh rất khôi hài nhưng trúng điểm tuyệt đối rằng đa số mọi người luôn yên tâm để Lâm cầm lái, tuy nhiên nếu con nhóc nổi loạn kia làm chủ vô lăng thì là một chuyện hoàn toàn khác. Cách nó lái xe cũng ẩu như lúc nó viết báo vậy, cứ mười bài thì nhiều lắm cũng chỉ hai bài thành công. Và thực tế đã chứng minh điều đó.

Suốt dọc đường về ấp Nghĩa Hoà ba người chúng tôi mấy phen hãi hùng vì đường xá rất xấu, gồ ghề long lỡ nhưng con nhóc Thùy Uyên vẫn giữ nguyên tốc độ nó thích. Đó là kiểu tốc độ khiến người ta hối hận cả đời nếu chẳng may có thứ gì đó trồi lên quá cao trên con lộ. Ông Thạc ôm ngực, hình như ông đang đọc kinh hay tụng cái gì đó lầm rầm lầm rầm. Tôi tháo đai an toàn, tay vịn sẵn chốt cửa chuẩn bị tư thế còn Lâm thì lớn tiếng cảnh báo nó tránh chỗ này, né chỗ nọ.

Sở dĩ tôi biểu hiện như vậy là bởi những ký ức lần đầu ngồi trên xe do Thùy Uyên điều khiển đã cho tôi những bài học đáng nhớ. Sau vài lần ngồi xe của nó làm tôi ra vào bệnh viện hai lần thì lần này có thể là lần cuối.

- Chậm lại, phía trước kìa ! - Lâm hét lên, cậu không ngừng chỉ trỏ.

- Có gì đâu ! - Thùy Uyên đáp gọn lỏn.

Và kết quả đến nhanh hơn tôi tưởng.

Chiếc Merc vấp cái gì đó, mất lái trật phương hướng đâm sầm vào một trụ điện bằng bê tông, trong xe ai nấy đều bấn loạn, tôi đang sẵn tay liền mở cửa nhoài ra khỏi xe kéo theo ông Thạc xuống cùng. Khi quay lại nhìn chăm chú cái trụ điện, nhưng xem kỹ nó không phải như tôi thấy. Hoá ra, chỉ là cái cột bê tông của tấm bản chỉ đường. May thay, thứ đó không nức gẫy bằng không con nhóc kia ắt tốn một khoản tiền đền cho chính quyền sở tại và chi phí sửa xe do bảo hiểm hết hạn.

Lúc này, Lâm bạn tôi và Thùy Uyên đồng loạt mở cửa xuống xe, trông cậu ta run bần bật, mặt tái như chàm đổ mà tội nghiệp. Con nhóc thì coi bộ nhăn nhó không vui lắm, nó rảo bước một vòng thẩm định hiện trường rồi dời ánh mắt qua chỗ ông Thạc.

- Bác cũng thấy chứ ?

Ông Thạc gật đầu xác nhận.

Dù chưa hiểu hai người nói vấn đề gì nhưng tôi thực sự nổi nóng, con bé đẩy cả hội vào hiểm cảnh và tôi không chấp nhận được, toan mắng nó một trận cho hả dạ nhưng Lâm đã cản tôi lại, cậu nói

- Không phải lỗi con bé đâu.

Tôi điên tiết

- Không phải lỗi của nó ? Vậy thế quái nào chiếc xe lao đầu vào cái cột chứ ?

Thùy Uyên nói

- Anh Thuận, anh đã nghe qua việc "Ma đưa lối, Quỷ dẫn đường." chưa ?

Nghe con nhóc nói tới chuyện ma quỷ tôi sởn gai óc. Lúc trên xe 16 chỗ tôi có lẽ đã gặp thứ tương tự, giờ gợi lại làm tôi không khỏi điếng người.

- Ừ, có. - Tôi đáp, thấp giọng.

- Là nó đấy. - Thùy Uyên nói tiếp, con bé thuật tả toàn bộ sự việc thật rành mạch - Ban nãy em vẫn chạy thẳng đúng đường, trước mặt chẳng có gì chướng ngại. Chính anh Lâm đã trông thấy nó, nên anh mới hét lên "Phía trước kìa". Khi đó em chưa phát hiện nhưng lúc thấy rõ rồi thì xe đã lao vào cái cột này

Tôi lặng người khi nghe diễn biến vụ tai nạn mới xảy ra. Thâm tâm dấy lên nổi bất an.

- Vậy là...

- Đúng rồi đấy - Ông Thạc chen ngang. - Đáng lý bác biết nó từ sớm và đã đọc chú Tiêu Tai Cát Tường, tại ngưng một nhịp lấy hơi nên xảy chuyện chẳng lành.

Chúng tôi ngồi tại chỗ, bốn cặp mắt đối nhau, cùng lặng lẽ đợi Cán bộ Giao thông đến xử lý vụ việc. Mọi chuyện sau đó không quá phức tạp, chiếc xe được cẩu về nơi tạm giữ và hình như con bé Thùy Uyên phải lãnh cái án treo bằng lái hoặc đình chỉ giấy phép kèm mức phạt hành chính. Tôi nhờ một Cán bộ hỗ trợ phương tiện để vào ấp Nghĩa Hoà, anh mau mắn gọi cho vài chú xe ôm chở bốn người về ấp.

Đúng là môt chuyến trải nghiệm tệ hại khó quên chưa đến nơi đã gặp nạn.

Tôi nhớ lúc khởi hành là hơn sáu giờ, nếu tính thời gian thì chỉ mất hai giờ đồng hồ là tới ấp tuy nhiên chúng tôi thực chất mất những gấp đôi thời giờ đã ước lượng. Cổ đức viết " Mưu sự do người. Thành sự tại trời" xét hoàn cảnh này quá phù hợp cho cách nói ấy. Khoản 10 giờ chúng tôi mới có mặt ở ấp Nghĩa Hoà, huyện Phụng Sơn.

Bấy giờ trước mắt là một con mương cạn, người dân địa phương lót trên đó những miếng ván gỗ tạm dùng làm đường ngỏ hầu băng qua. Chỉ cần qua đấy là chính thức vào địa phận ấp Nghĩa Hoà, chúng tôi đứng chờ trong lúc ông Thạc gọi điện cho gia đình nhờ cậy ông nhưng không ai nghe máy, gọi năm sáu cuốc liên tiếp mà không vẫn hoàn không. Ông chặc lưỡi nói

- Kiểu này thì hỏng rồi ! Không nhanh là hết đời.

Độ mười sau, một bác Dân phòng chạy xe máy ra cầm đèn pin soi rõ từng khuôn mặt.

- Mấy người đây muốn tìm nhà thằng Lực phải hông ?!

Tôi lên tiếng

- Dạ phải, chú dẫn bọn cháu vô được không, bọn cháu không rành đường.

Bác Dân phòng nói

- Được rồi, theo tui.

Theo chân bác Dân Quân Tự vệ bốn người bọn tôi rốt cuộc đã tìm ra ngôi nhà cần đến.

Hiện thời tôi đang đứng trước một căn nhà mái lá tiu đìu quạnh vắng, trong nhà còn sáng đèn chứng tỏ gia chủ còn thức. Ông Thạc đi tới gọi cửa thì có một anh trai ra tiếp đón nhiệt tình. Tôi trông anh ta kham khổ, gương mặt hốc hác, đôi mắt thâm quằn, tất cả những cái đó nó thể hiện một con người cơ cực truân chuyên sống một cuộc đời lo nghĩ cơm áo gạo tiền. Nhìn anh như vậy làm tôi chạnh lòng chua xót, than ôi đời là bể khổ.

- Nè trầm ngâm gì sâu xa vậy hả ?

Tôi giật mình trở về hiện thực.

- À, không có chi !

- Bận tâm quá ha ! Đời mà ! - Lâm đốt một điếu thuốc, rít một hơi dài rồi nhả từng lọn khói bềnh bồng trôi giữa hư không. - Ông có quản cũng chẳng quản nổi ! Mọi việc đều là sắp đặt đều là Nhân Quả thôi.

Nhân sinh quan của Lâm là một kho tàng rộng lớn. Từ nhỏ cậu đã được hấp thụ nền giáo dục đầy đủ cả truyền thống lẫn tân tiến do vậy lối nhìn đời cũng xa hơn tôi. Thật không lầm khi kết giao với cậu.

- Cứ cho là vậy đi ! - Tôi thở dài. Giá như hồi đó tôi chăm học lý luận hơn thì dư sức tranh biện. Khổ nỗi tôi là gã lười.

Chúng tôi đứng chờ bên ngoài khá lâu, đến 45' mới được vô nhà. Nhưng tôi từ chối, không phải tôi khinh người mà vì bầu không khí man mát ngoài đây như gợi lại vài chuyện xưa cũ. Tôi muốn một mình để tư niệm, nghiệm ngẫm.

- Thằng bé mất rồi, chúng ta đã trễ. - Lâm quay ra thông báo cho tôi biết tình hình trong nhà.

Tôi hỏi

- Là sao ?

Lâm không đáp, cậu mặc ngôn trầm tư, rút thêm một điếu thuốc, châm lửa và hút trong sự im lặng. Tôi giật rồi dập điếu thuốc nhằm giục cậu hãy tường thuật lại toàn bộ câu chuyện bởi lẽ tôi tham gia chuyến đi này đâu phải để trưng bày hoặc làm một kẻ thừa thãi bù vào cho trọn chiếc vé xe. Tôi muốn biết, muốn biết như mục đích ban đầu dự vào cuộc hành trình là thực nghiệm.

- Thái độ gì đây ? - Lâm cộc cằn hỏi sau khi điếu thuốc trên môi cậu bị tôi cướp đi.

Tôi nói

- Nói đi, mọi thứ !

- Được rồi, nếu cậu cố tâm như vậy tôi cũng không giấu diếm. Thằng bé nhà này, nó gặp cái hạn Âm hành mà phải bệnh. Bố nó tức anh Lực vây mượn tiền bạc chạy chữa hơn tháng nay rồi nhưng chẳng ích gì. Nhà cầm nơi tay chủ nơ, bị siết nên anh dọn tới mái chồi đây ở tạm. Giờ thì như ông thấy đó, đã vãn tuồng, một kết thúc đau lòng !

Kể đến đây giọng Lâm nghẹn uất không nói được nữa, cậu quay mặt đi và buông tiếng thở dài não lòng. Còn tôi, tôi chấn động lắm cứ ngỡ chuyến này thu hoạch được bài báo, phóng để đăng bài thế mà cuối cùng tôi lại tay trắng chẳng được gì sất. Một chuyện buồn thế kia, tôi không đành bươi móc, bóc vỏ nó, làm người ai lại khốn nạn nhường ấy ?

Tôi hỏi

- Vậy giờ tính sao ?

Lâm vẫn đứng quay lưng với tôi, cậu nói

- Bây giờ chỉ còn nước làm cho cậu bé một đám tang tử tế an ủi vong linh nó. Nhưng khả năng tài chính của khổ chủ eo hẹp vì vậy, vì vậy tôi...muốn nhờ cậu lấy tư cách nhà báo đi vận động xóm giềng quanh đây hỗ trợ cho anh Lực chuyện tang ma.

Tôi trợn mắt

- Vận động tài chính ? Cậu đùa chắc ?

Lâm quay lại, cậu đặt tay lên vai tôi mà nghiêm túc nói

- Mặt tôi có viết chữ "ĐÙA" sao ? Với nữa là về Thành phố rồi cậu phải viết một bài kêu gọi sự hỗ trợ cho gia đình anh Lực. Trách vụ nặng đấy gắng sức thi hành.

Tôi nhăn mặt muốn nhảy dựng lên như dẫm phải than nóng nhưng để thuyết phục tôi, Lâm bèn trổ hết kỹ năng thuyết khách khiến tôi tâm phục khẩu phục.

- Chẳng phải cậu muốn có bài đăng sau vụ này à ? Cơ hội đây còn gì ?!

Phải rồi, bài viết. Tôi không thể uổng phí thời gian cho cuộc hành trình mà vẫn ra về công không. Tôi gật đầu

- Ừ, ừ, miệng lưỡi ông đúng là dẻo ngọt. Cứ để tôi làm.

Chúng tôi lưu trú vài ba ngày tại ấp Nghĩa Hoà giúp anh Lực cử hành tang sự cho con trai anh. Cậu bé đó, nó tên là Sáng - cái tên mang đầy hy vọng và mơ ước. Bình nhật nó hiền lắm học hành cũng chăm chỉ nhưng nỗi bất hạnh ập đến buộc nó khép lại cuộc đời dang dở. Một cuộc đời như trang giấy chỉ mới tập tuệnh những dòng chữ khởi đầu. Nghĩ mà tiếc cho nó.

Tôi chặc lưỡi buồn cho thằng bé khi nghe anh Lực kể trong ngày thứ hai của tang lễ và hỏi anh về nguyên nhân nào đẩy Sáng đến bờ vực Tử thần. Anh gạt giọt lệ đang lăn dài trên gò mắt, kể lại một đoạn ký ức khủng khiếp.

- Lúc bấy giờ nhà tôi yên ấm lắm, bà nhà thuê mặt bằng kinh doanh một quán cơm.nhỏ trên thị trấn, tôi thì làm đốc công ở hợp tác xã trồng thanh long đỏ gần ấp này. Đùng một cái bà ấy bệnh nặng phải nằm nhà tịnh dưỡng, nhưng bỗng một hôm tôi đi làm về thấy bà vợ mạnh khoẻ lại như thường. Tôi mừng lắm, cũng không hỏi bà uống thuốc chi hay mà khỏi bệnh nhanh vậy...

- Rồi sao nữa anh ? - Thùy Uyên ngồi kề bên Lâm, trông con nhóc có vẻ hứng thú lắm.

Anh Lực lắc đầu, mắt anh nheo lại nước mắt trào tuông. Anh mếu máo

- Tôi không nói được, nói ra nó quật cho tàn đời như đã làm với vợ con tôi

Tôi điếng người, qua lời anh kể tôi nghe rõ mồn một hai chữ "Nó quật" hai chữ có lẽ ám chỉ một thế lực siêu nhiên nào đó. Tôi hoang mang, liếc mắt ngó đông ngó tây lo ngại, là một người Duy Tâm tôi chưa bao giờ phủ nhận sự tồn của thế giới bên kia. Thầy bổn sư của tôi đã từng nói rằng "Thế gian vạn sự, không gì là tuyệt đối. Âm Dương đồng tồn - Nhân niệm giai tri".điều này quả thực không sai.

Tiếng chuông mõ cất lên báo hiệu các thầy đã bẳt đầu khoá lễ tụng kinh. Khách khứa hơn chục người đều dứng vây quanh bàn lễ chấp tay thành kính nguyện cầu cho bé Sáng. Phần tôi tránh ra ngoài cho thoáng đợi kinh kệ chu tất hẳn trở vô. Tôi đứng từ bên ngoài ngó vào, đang yên đang lành bỗng dưng một bóng vấy đỏ lả lướt ngang qua tầm mắt khiến tôi chú ý. Là một cô gái tóc ngắn màu tóc đen hơi ngã vàng, cô mặc vấy đỏ tươi, đỏ như máu trên vai áo đính một dãi hoa Bằng Lăng Tím.

Chiếc vấy khiến cô trở nên nổi bật hơn so với đám đông khách khứa chung quanh, trong khi ai cũng tiệp phục trang giản dị tối màu phù hợp hoàn cảnh tang gia thì cái lối ăn bận sặc sỡ ấy làm tôi vô cùng chướng mắt. Thiếu ý thức và thiếu tôn trọng người đã khuất dù rằng bé Sáng không cống hiến gì cho cái ấp này nhưng nó đâu có tội tình gì để cô ta khinh hạ như vậy ?

Tôi vẫn quan sát chăm chú không rời bất chợt tôi thấy cô tách khỏi đám người và tiến tới đứng bên cạnh bàn thờ bé Sáng. Cô đưa tay chạm vào di ảnh, nơi khoé mắt cô đôi dòng lệ tuôn rơi. Hơi bất ngờ, thắc mắc tôi tự hỏi cô ấy là ai, quan hệ thế nào với bé Sáng mà lại đau buồn như vậy ? Dưới ánh đèn dây tóc treo lũng lẳng trên trần nhà, khi cô quay sang nhìn tôi trực diện thì một cảnh tượng khủng khiếp diễn ra làm tôi trợn tròn mắt, miệng há hốc không tin nối.

Hai hàng nước mắt trên khuôn mặt kiều diễm ấy không trong suốt như nước mắt của bao người bình thường mà nó là hai dòng máu đang chảy xuống, đặc quện và nhễu nhão tới tận bờ môi. Cô khẽ nở một nụ cười và từ trong khoan miệng bung ra một đống giòi lổn ngổn, lũ côn trùng trăng trắng ngọ ngoạy bò chồng lên nhau, tranh nhau bò ra ngoài.

Kinh hãi quá sức chịu đựng tôi hét toán lên đồng thời chân bước lùi lại theo bản năng, lập tức tiếng tụng niệm im bặt, chư tăng rồi quan khách hơn mười ánh nhìn đổ dồn về phía tôi, trên mặt mỗi người đều hiện rõ nét giật mình. Có lẽ tiếng hét của tôi đã đánh động tới buổi lễ.

- Ê, sao đó hả cậu em ? - Một anh cao cao, áo sơ mi xám lên tiếng hỏi tôi - Bị gì la lớn vậy ?

Vừa hỏi, anh ta vừa đi ra.

- Ê, ê, ê nè, sao vậy em ?

Cơ mặt tôi căng cứng, miệng mấp máy không rõ chữ nghĩa.

- M...ma...có...có...c...có m...có ma...đ...đó.

- Gì hả ? - Như chẳng nghe rõ lời tôi nói, anh thanh niên ghé sát tai lại, hỏi - Sao, làm sao vậy em ?

- M...ma !

- Ma gì ? Làm gì có ma nào, cái thằng này mơ ngủ hay sao mà nói năng lố lăng quá. Dẹp đi !

Anh thanh niên nói rồi quay trở lại, buổi lễ đang dang dở tiếp tục cử hành trong khi tôi chết tại chỗ, tim đập chân run còn chưa hết sợ hãi. Thật sự cái hình ảnh hồi nãy nó tra tấn tâm trí vô cùng, tôi cố quên đi cô gái nọ và tự trấn an mình bình tâm lại.

Hai tiếng đồng hồ sau, nghi thức tụng kinh cầu siêu tạm mãn các thầy sửa soạn ra về tôi liền đi tìm Lâm để thuật tả lại sự tình. Cậu ta nói

- Vấn đề này, ông phải hỏi người có chuyên môn chứ tôi cũng mù mờ lắm chỉ biết sơ lược thôi. Đáng lý ông tranh thủ các thầy lúc chưa về mà thỉnh hỏi thì có giải đáp rồi.

Tôi trau mày

- Người có chuyên môn thì có đây ! Chú Thạc, chú ấy là người của Hội chuyên nghiên cứu những vấn đề này mà !

Nói rồi tôi tìm ông Thạc đặt câu hỏi nhưng tìm khắp nhà rồi mặt mũi ông ta ở đâu thì vẫn bặt tung tích. Quái lạ ? Ông ta đi đâu rồi chứ ? Tôi ra ngoài tìm tiếp song chẳng gặp được ông, đành chờ ông quay về tôi sẽ tham vấn sau.

Đến giờ cơm tối ông Thạc mới về, tôi đang thấp thỏm lo sợ vong linh cô gái đó xuất hiện thêm lần nữa chắc tôi có nước vào Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 định cư mất.

- Có chuyên gì, Thuận ? - Ông Thạc hỏi khi tôi chặn đón ông ngay cửa nhà.

- Cháu, cháu...cháu - Tôi bối rối không biết nói từ đâu cho rõ mạch.

Ông Thạc bỗng dí mặt sát tới mà ngó nghía mặt tôi

- Chết rồi ! Ấn đường cậu tối lắm.

Đang cơn hoang còn gặp ông già phán kiểu đó, tôi sởn gai óc.

- Cháu làm sao đây !

- Tôi cảnh cáo cậu rồi, năm nay vận cậu ám lắm.

- Chú giúp cháu đi, làm ơn !

Ông Thạc chỉ sợi dây chuyền tôi đang đeo

- Cái này cậu lấy đâu ra vậy ?

Tôi giơ nó ra cho ông xem kỹ hơn

- Cháu mua lại.

Ông nghiêm giọng bảo

- Đây là vật bồi táng đấy

Vật bồi táng, tôi không ngờ trước nay tôi luôn đeo trên mình đồ vật của người chết tức thứ đồ vật xui xẻo đen đủi. Bây giờ khi mới biết thì mọi thứ trước mắt như sụp xuống, tôi nuốt nước bọt, mồ hôi túa ra.

- Đồ chôn theo. Trời ơi ! Bọn gian thương lừa đảo thế mà chúng giới thiệu đây là đồ sang nhượng giá rẻ.

Ông Thạc cười cười

- Thì đúng là đồ sang nhượng còn gì. Bọn trộm mộ nhượng lại cho giới chợ đen. Nhà báo kiểu gì, xã hội này đa khía cạnh cũng không hiểu nữa, ngu ngơ như người quê lên thành phố !

Tôi tháo sợi dây toan ném phứt nó đi cho rảnh nợ vậy nhưng ông Thạc nắm tay tôi ghì lại, ông nói

- Bất kính đó, phải hoàn trả cố chủ. Cậu ném nó đi thì cố chủ sẽ giận lắm. Cậu nên biết một điều rằng, vong nữ cậu thấy nó đã hoá quỷ rồi, chính vì luyến tiếc bám chấp vào thứ này mà đi theo nó từ người sang người. Lúc trên xe khách, tôi cũng thấy nó đấy, nó đè lên cậu và muốn lấy lại sợi dây chuyền. May khi đó cậu biết niệm thần chú Lục tự Đại Minh đuổi nó đi chứ không thì chẳng riêng gì mạng cậu, mười mấy mạng trên xe chết ráo.

Ông Thạc biết hết tất cả, tôi còn tưởng ông ta giả vờ tỏ ra huyền bí hòng thu hút sự chú ý nào ngờ đâu ông là một nhà nghiên cứu tâm linh. Quả đúng với công việc hiện tại của ông. Tôi đành giữ nó lại trong lòng bất an dậy sóng.

Tối đó, trước khi ngủ tôi lám theo lời khuyên của ông Thạc đốt sáu ngọn nến rồi ngồi niệm Lục tự Đại Minh Chân Ngôn 108 biến để cầu an. Thật sự hiệu quả, tôi ngủ một mạch đến sáng, giấc ngủ trọn vẹn không ác mộng hay gặp lại vong quỷ kia nữa.

Sáng hôm sau, chúng tôi thu xếp hành trang về sớm bởi công việc ở đây cũng viên mãn rồi, chỉ còn đăng bài kêu gọi mạnh thường quân hỗ trợ anh Lực nữa là kết thúc tất thảy. Suốt chặng đường về tôi mượn laptop của Lâm mà soạn sẵn bản thảo ghi lại mọi điều về gia cảnh khổ chủ mình đã chứng kiến kèm ảnh tư liệu chụp được trong tang lễ. Lúc này đây tôi mệt mỏi rã rời bởi ba ngày rồi bận bịu phụ giúp anh Lực đủ thứ chuyện chẳng ngơi tay. Bấy giờ, ông Thạc nhìn tôi nói

- Cậu Thuận thích chuyến thực nghiệm này chứ ?

Tôi mỉm cười gật đầu

- Vâng, nhiều trải nghiệm lắm, cháu cũng mở mang tầm mắt không ít.

- Chúng ta sẽ còn trở lại đó. Cái vấn đề thực sự cần giải thì chưa làm được gì. Cậu sẵn sàng cho chuyến tái hậu đi, tôi sẽ đặt thêm vé cho.

- Vâng, chắc chắn cháu sẽ đi.

Trò chuyện vài mươi phút rồi tôi ngủ thiếp đi tự khi nào đến lúc thức dậy thì xe đang từ từ di chuyển vào bến thành phố. Tôi xem đồng hồ, đã 6h40' rồi và tôi đã về nhà.

Từ bến xe thành phố, chúng tôi đón một cuốc taxi bảy chỗ ngồi đi Văn phòng Đại diện của Viện Nghiên cứu rồi Lâm lấy xe của cậu ta chở tôi về nhà. Bấy giờ trời tối, tôi về tới nhà liền thu ghém quần áo rồi quá giang Lâm đi chùa Pháp Quang. Tôi muốn đến đó thỉnh vấn thầy trụ trì Minh Hiền đối với những chuyện tôi trải nghiệm trong cuộc hành trình vừa kết thúc và thầm hy vọng rằng thầy có phương cứu giúp.

Kết chương 2.

Bạn đang đọc ĐÈN TRƯỜNG MINH sáng tác bởi Liverreal

Truyện ĐÈN TRƯỜNG MINH tại TruyenYY đã đến chương cuối. Hãy nhấn vào nút Theo Dõi để được nhận thông báo khi có chương mới nhé! Chúc đạo hữu có những giây phút vui vẻ tại YY Giới.

Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Liverreal
Thời gian
Lượt đọc 2

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.