Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Chương 2: Đao Kiếm Tranh Đấu

Tiểu thuyết gốc · 2600 chữ

Lữ Gia càng nghĩ lại thì càng khó xữ, nếu nay ông thả ông cháu Thục Kỳ lại bị hoàng thượng trách phạt, nhưng nếu bắt họ thì dân chúng sẽ căm thù thêm triều đình. Một bên nhân một bên nghĩa lần này khó mà vẹn toàn.

Thục Kỳ lần này đã bớt đau, ông cất giọng nói:

-Lữ Gia năm xưa ta nợ ngươi một mạng lần này xem như ta trả cho ngươi. Có điều hãy tha cho cháu của ta.

Thục Trình lần nữa không hiểu ông nói gì. Lữ Gia thì khó xữ vô cùng. Ông nghĩ:

-Cứ bắt ông ta về sau đó tính sau vậy.

Thật ra Lữ Gia cũng hết cách lệnh vua khó cãi. Thấy Thục Kỳ đứng yên có vẽ còn bị thương ông tính là đến dìu ông lão. Nhưng mới bước được một bước thì chiếc bàn từ đâu bay tới. Lữ Gia cầm sẵn thanh đao chém một phất cái bàn tang tành, mãnh vỡ văng tứ tung. Ông nhìn qua phía chiếc bàn thì thấy một người đàn ông tầm bốn mươi đang ngồi ung dung.

Người đàn ông này đã ngồi từ khi Thục Kỳ đánh bọn quân hán. Do hỗn loạn nên ít ai để ý được ông vẫn ngồi ăn uống như thường cho dù xung quanh đánh nhau kịch liệt. Thấy bên cạnh ông có thanh kiếm, vừa nhìn Lữ Gia biết ngay thanh kiếm này không phải kiếm thường.

Ông cầm thanh đao hướng xuống đất, chắp hai tay vào để vái chào. Ông hỏi:

-Vị đại hiệp đây là?

Người đàn ông đứng dậy đáp lễ. Ông nói:

-Tôi đây đâu phải đại hiệp gì. Họ Thành tên Thiên Vũ chính là tại hạ.

Sau vụ cái bàn Lữ Gia biết Thiên Vũ là một cao thủ có tiếng rồi. Khi nghe tên ông càng bất ngờ.

Ông nói:

-Thì ra là vô thường kiếm đại hiệp.

Thiên Vũ xua tay nói:

-Người đời yêu mến đặt cho cái biệt hiệu. Chứ Thành mỗ đâu có tài đức chi.

Lữ Gia phá lên cười:

-Vô thường kiếm cái tên mà bọn cường hào ác bá nào nghe đến cũng phải run sợ. Tháng trước ngài lấy đầu ba tên cường đạo ở Cửu Chân. Chuyện của ngài ai mà không biết.

Thiên Vũ vẫn lắc đầu nói:

-Ta không dám nhận lời khen. Nhưng hôm nay kẻ hèn này mạo muội ra mặt cho lão bá đây.

Vừa nói ông vừa đưa tay hướng về ông cháu Thục Kỳ. Vô thường kiếm không phải chỉ để gọi cho vui Lữ Gia biết điều này. Ông đã nghe kể rất nhiều điều về Thiên Vũ. Thành gia từ xưa đến giờ chỉ học văn chương là chính nhưng đến đời Thiên Vũ bổng dưng lại có võ công cao cường, đặc biệt là kiếm pháp. Hơn năm năm nay Thiên Vũ cầm một thanh kiếm quý cộng với kiếm pháp thần diệu. Ông đã khiến không biết bao nhiêu tên ác bá, cặn bã giang hồ phải mất mạng. Vì chỉ cần ông ra tay thì chưa kẻ nào có thể thoát chết nên người đời tặng ông hai chữ “ vô thường”.

Lữ Gia đã nghe danh vô thường kiếm từ lâu ông luôn muốn gặp và lãnh giáo võ công của Thiên Vũ. Nay lại gặp cơ hội tốt vô cùng.

Lữ Gia nói:

-Nghe danh đại hiệp đã lâu, nhưng chưa từng lãnh giáo. Nay muốn cứu hai ông cháu họ cũng được. Nhưng phải thắng được thanh đao trên tay Lữ mỗ.

Thiên Vũ nghe vậy thì cười nói:

-Lữ Gia chinh chiến xa trường, đao pháp chắc hẵn không tầm thường kẻ hèn cũng mong được lãnh giáo.

Nói xong Thiên Vũ cầm thanh kiếm lên. Thanh kiếm từ từ được rút ra ánh sáng phản chiếu vào lóa mắt tất cả ai nhìn vào. Lữ Gia nhìn là biết đây chính là bảo kiếm. Thục Kỳ nhìn thanh kiếm rất kỹ từ những hoa văn trên vỏ kiếm và chuôi kiếm, cộng thêm độ bóng bẩy của nó.

Như nhận ra thanh kiếm ông nói thầm:

-Thiên Tiên kiếm.

Còn Thục Trình lúc này bị thanh kiếm cuốn hút mà nhìn không chớp mắt cho dù bị ánh sáng phản chiếu lại cậu vẫn mặt kệ.

Lữ Gia nâng đao lên và nói:

-Để ta xem vô thường có phải thực sự là vô thường.

Vừa dứt lời ông nhảy lên cao chém thẳng Thiên Vũ. Thiên Vũ không nao núng đợi đao đên nơi mới lách người sang tránh né. Lữ Gia lại nhắm vào bụng của địch thủ mà đánh, Thiên Vũ lần này buộc phải nhãy lui ra phía sau thân pháp rất nhanh lẹ. Thắng thế Lữ Gia liên tục tấn công Thiên Vũ vẫn phòng thủ mà chưa xuất chiêu. Được năm chiêu Thiên Vũ mới vung kiếm tấn công, bất ngờ Lữ Gia phải lấy đao chống đở. “ Choang” tiếng hai binh khí động vào nhau nghe rất chói tai.

Nêu kiếm của Thiên Vũ là bảo kiếm thì đao của Lữ Gia cũng là thanh đao quý. Sau khi hai món thần binh chạm nhau Lữ Gia nhìn thanh kiếm kia sau va chạm mà không một chút trầy sước khiến ông không tin nổi vào mắt mình.

Hai ông cháu Thục Kỳ vẫn xem hai người kia giao đấu rất chăm chú. Đặc biệt là Thục Trình lần đầu trong đời xem một trận đấu như vậy nên cậu xem không chớp mắt. Cả hai đã đấu hơn hai mươi hiệp, ai cũng muốn tìm hiểu chiêu thức đối phương nên đánh rất cẩn trọng. Kiếm pháp của Thiên Vũ nhanh nhẹn dứt khoát, Lữ Gia cũng không thua kém đao pháp mạnh mẽ uyển chuyển vô cùng. Hai người một chín một mười khó phân thắng bại. Nếu không phải cao thủ thì không ai qua nỗi mười chiêu của họ. Lần đầu trong đời họ gặp được đối thủ mạnh như vậy nên đã bắt đầu không e dè dốc hết khả năng ra mà giao đấu. Trận đâu càng lúc càng kịch liệt đã giao đấu hơn năm mươi hiệp chiêu thức hai bên không hề yếu đi mà càng biến hóa khôn lường hơn.

Thục Trình nhìn hai người giao đấu liền nghĩ:

-Trước giờ ta nghĩ ông nội đã là người có võ công cao nhất rồi, không ngờ hai người này lại lợi hại hơn cả ông. Nếu học được một chút bản lĩnh của họ thôi thì ta không sợ bị bọn cẩu hán bắt nạt nữa.

Thục Kỳ cũng xem rồi nghĩ:

-Không ngờ Lữ Gia lại có võ công cao như thế. Thế mà ba mươi năm trước ta vẫn luôn coi thường hắn ta. Chả qua là thương pháp của Thục gia khi ra chiến trường địch chục tên trăm tên rất hiệu quả nên đã thắng được hắn. Ban nãy đấu một chọi một ta chỉ bị trúng một chiêu thôi mà đã thương nặng như vầy.

Nghĩ xong họ tiếp tục xem trận đấu. Đã hơn trăm chiêu các chiêu thức hầu như đã xuất ra cả nhưng nhờ biến hóa giữa thực chiêu và hư chiêu nên họ vẫn chưa đoán hết các chiêu của đối thủ. Lúc này Lữ Gia bổng nhiên yếu thế hơn ông dường như chỉ cố thủ mà không tấn công.

Thật ra kiếm pháp của Thiên Vũ là lấy nhanh thắng chậm cộng với khinh công nên di chuyển không ngừng cộng với chiêu kiếm thực hư lẩn lộn khiến đối thủ rối bời tâm trí. Nhưng do quá chú tâm về tốc mà mất đi lực khiến chiêu kiếm thiếu đi một chút sức mạnh.

Còn Lữ gia đao pháp lại lấy mạnh thắng yếu, chiêu thức mạnh mẽ, hạ bộ vững chắc khiến đối thủ không dám đối chọi trực diện. Đao pháp tuy mạnh nhưng chậm chạp dễ đoán và mất nhiều sức lực.

Ưu điểm của đao pháp lại chính là nhược điểm của kiếm pháp kia và ngược lại, nên hai người như tảng đá trên nước đánh với nhau trăm hiệp mà bât phân thắng bại.

Nhưng do đao pháp của Lữ Gia lại tốn sức nên đánh càng lâu ông càng thấy mệt, còn Thiên Vũ chiêu kiếm ít dùng lực nên sức lực vẫn còn dồi dào. Bởi vậy càng về sau Thiên Vũ càng ở thế thắng. Giống như câu “ nước chảy đá mòn”.

Thục Kỳ nhìn kiếm pháp của Thiên Vũ rồi thốt lên:

-Cao gia kiếm pháp.

Lữ Gia nghe vậy liền nhận ra là đúng là Cao gia kiếm pháp. Ông nghĩ:

-Không sai đây chính là Cao gia kiếm pháp. Nhưng mà lại không giống. Năm xưa kiếm pháp của Cao Lỗ chỉ có bốn mươi chiêu tuy lợi hại nhưng không cao thâm. Năm đó hắn đã bại dưới tay Vũ Vương điên hạ nhưng kiếm pháp này lại hoàn toàn khác. Chiêu thức vẫn tựa như trước nhưng biến hóa khôn lường khiến ta không thể đoán được.

Thực ra bộ kiếm pháp này sau thời gian đã được cải tiến rất nhiều, từ bốn mười nó đã thành bảy mươi chiêu. Công thêm cách biến hóa nên có thể khai triển hơn ngàn chiêu. Lữ Gia càng ngày càng rối rắng tâm trí khiến ông dần mất bình tĩnh, cộng thêm chiêu kiếm hư ảo khiến ông rối trí. Thiên Vũ thế là đạt được mục đích ban đầu.

Lữ Gia dồn hết nội công vung đao chém thẳng vào mặt Thiên Vũ. Thiên Vũ giờ kiếm lên đở. Lữ Gia thấy vậy liền dồn sức thêm bởi cho dù là bảo kiếm thì khi thanh đao chém hết sức củng khiến đối thủ bị nội thương. Thanh đao vừa chém tới thì Thiên Vũ đột nhiên đổi từ thế đở sang thế né. Lữ Gia lúc này mất đà không thể thu chiêu nên đao của ông chém vào một khoảng không. Nhưng đao khỉ mạnh mẽ khiến bụi bay mù mịt quán ăn.

Bão bụi làm mắt tầm nhìn hai ông cháu Thục Kỳ. Khi bụi bay đi hết thì kiếm của Thiên Vũ đã kể trước cổ Lữ Gia. Lữ Gia biết mình đã thua nên đứng bất động.

Thiên Vũ nghĩ:

-Từ khi ta luyện võ lần đầu tiên ta gặp đối thủ lợi hai như thế này. Sư phụ nói đúng “ đừng bao giờ tự cho rằng võ công mình là cao nhất”. Nếu không phải hắn mất bình tĩnh mà vội vàng ra chiêu thì không biết ai mới là kẻ thắng. Đúng là “ đi một ngày đàng học một sàn khôn”. Nhờ hắn ta mới biết được nhược điểm của kiếm pháp này là thiếu sức mạnh.

Thực ra nếu là một kẻ vỏ công thông thường chả ai biết được yếu điểm của kiếm pháp Cao gia. Dù biết vẫn không đủ khả năng mà phá giải, phải gặp cao thủ xứng tầm mới có thể phát hiện ra những điều thiếu xót.

Thiên Vũ thu kiếm vào vỏ. Vái tay nói:

-Đao pháp của Lữ tướng quân lợi hại vô cùng, bái phục.

Thắng bại đã quá rõ ràng nên Lữ Gia đáp lễ rồi nói:

-Quả nhiên là hảo kiếm pháp, đúng là vô thường.

Lữ Gia cũng khó tin kiếm pháp trước đây bị ông đánh bại, nay lại đánh bại ông. Từ xưa ông rất kính phục các anh hùng lĩnh nam nên khi gặp Thiên Vũ ông liền muốn so tài. Còn Thiên Vũ cũng rất khâm phục Lữ Gia bởi trước giờ chưa ai giao đấu với ông lâu như vậy.

Thiên Vũ nói:

-Lữ tướng quân trước nay luôn thương yêu bách tính Thành mỗ đã ngưỡng mộ từ lâu. Nay lời hứa của chúng ta.

Lữ Gia xưa nay luôn nói được làm được, chưa thất tín bao giờ. Ông đáp:

-Lữ mỗ xưa nay không nói hai lời. Thục Kỳ ta không bắt ông ta nữa.

Thục Trình nghe vậy rất vui mừng. Thục Kỳ thì nghiêm giọng nói với Lữ Gia:

-Thục mỗ không muốn nợ ngươi hai lần. Mà chẵng lẽ Triệu Đà chịu tha cho ta sao.

Triệu Đà là tên của Triệu Vũ Vương. Thấy Thục Kỳ kêu thẳng tên của vua làm Lữ Gia tức giận vô cùng. Xưa nay Lữ Gia là người tận trung, hay khuyên vua chăm lo cho dân nhiều hơn. Vũ Vương củng rất trọng dụng ông. Dân chúng nhiêu nơi cũng rất quý mến ông. Nhưng vì đã hứa từ trước nên cố nén giận.

Thiên Vũ thấy vậy liền nói:

-Lữ tướng quân vì triều đình mà làm nhiều việc. Ta không nghĩ vì việc này mà Vũ Vương lại làm khó ngài.

Nghe có lí Thục Kỳ cũng gật đầu. Lữ Gia nghĩ:

-Hắn nói cũng đúng hoàng thượng xưa nay rất trọng dụng mình, người còn căn dặn không được gây thù hận cho dân chúng. Mình làm vậy sau đó về tấu lại hết mọi chuyện, người chắc cũng không phạt nặng.

Sau đó ông mới nói:

-Ông chả nợ ta gì cả. Người cứu ông là vô thường kiếm đại hiệp ta chả có làm chi.

Thiên Vũ nghe vậy cũng nói:

-Vậy đa tạ Lữ tướng quân.

Lữ gia cầm đao lên rồi nói:

-Đã muộn rồi ta còn việc phải làm cáo từ.

Nói dứt lời Lữ Gia vái biệt ba người rồi quay người đi. Thiên Vũ đợi Lữ Gia đi rôi nhìn thấy Thục Kỳ đang còn ôm ngực đau đớn.

Thiên Vũ nói:

-Lão bá chắc bị thương nặng lắm, đợi mai đi ta sẽ đưa lão bá đi tìm thầy lang.

Thục Kỳ khẻ gật đầu rồi nói:

-Vậy hôm nay mong đại hiệp ở lại đây để lão đền đáp ơn cứu mạng.

Thiên Vũ liền gật đầu. Vậy là đêm đó Thiên Vũ làm khách tại quán ăn của ông cháu họ Thục.

Trời đã sáng Thiên Vũ đưa ông cháu Thục Kỳ lên đường tìm thầy lang.

Thiên Vũ nghĩ ngợi một hồi rồi nói:

-Lão bá bị thương rất nặng, lang y bình thường chưa chắc có cách. Chi bằng lão bá về Thành gia trang ở vài hôm để tĩnh dưỡng.

Thục Kỳ đáp:

-Thành đại hiệp hôm qua đã cứu ông cháu ta, lão còn chưa đền ơn đức này. Đâu dám làm phiên đại hiệp nữa.

Thiên Vũ mĩm cười rồi nói tiếp:

-Lão bá đừng nói thế. Hôm qua thấy lão bá trừng trì bọn ác quan tiểu bối đã thấy nễ phục. Nay bỏ mặc lão bá vậy hai chữ đại hiệp chỉ là để nói cho vui.

Thục Kỳ suy nghĩ, tuy Lữ Gia chiu thu tay nhưng chưa chắc Vũ Vương chịu tha cho ông cháu họ. Nay ở đây đã không an toàn ông cũng không biết nên đi đâu. Chi bằng nương nhờ Thành gia sau đó tìm cách giúp đở họ để trả ơn này.

Thục Gia liền nói:

-Vậy tùy đại hiệp sắp xếp.

Thiên Vũ vui mừng nên mua thêm một con ngựa cùng họ lên đường về Thành gia trang. Đi qua một con suối nhỏ họ dừng chân nghĩ ngơi.

Thục Trình nhanh nhảu nói:

-Ông nội đi nãy giờ mệt rồi để con ra suối lấy nước cho ông uống.

Bạn đang đọc Trường Hận Anh Hùng sáng tác bởi Anibus
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Anibus
Thời gian
Lượt đọc 78

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.