Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Dương đông kích tây, Bạch Hổ tác chiến. Lập trận Bối Thuỷ, Lê Hoàn dâng mưu.

Tiểu thuyết gốc · 2366 chữ

Đinh Bộ Lĩnh y như kế đã vạch ra, phân cho Thạch Sanh năm ngàn kỵ binh đánh vào đường vận lương của địch. Tuy nơi đây là vùng sông nước, nhưng kỵ binh lợi thế đánh nhanh rút gọn quả là lợi khí trên chiến trường.

Thạch Sanh lĩnh lệnh kỳ, men theo đường sông tiến về thượng nguồn. Chọn nơi nước nông cho quân lội đi qua, chẳng mấy chốc đã tiến sát tới địa phận Đằng Châu. Sanh cho quân binh chỉnh lý đội ngũ, hết ngày hôm đó có thám báo dò ra được đường quân lương địch di chuyển. Sanh cho năm ngàn kỵ binh tràn lên đánh nhầu, cướp được không biết bao nhiêu hộc lương. Phó tướng Lê Viết Hưng hỏi phải xử lý đống lương thảo này ra sao?

Thạch Sanh nói:

-Quân ta là kỳ binh chuyên đánh phục kích, không mang theo nhiều lương thảo thế được. Đem hết đi dìm sông, tránh địch dò ra được.

Viết Hưng lĩnh mệnh, cho quân làm theo.

Phía bên Phạm Bạch Hổ hay được tin có quân đánh úp đường vận lương, bèn kéo một đội tiên phong tới nhưng sự đã xong xuôi cả rồi. Quân lính về báo, Bạch Hổ tức đến mặt mày đỏ phừng, đập bàn nói:

-Quân nó giỏi thật!

Tham mưu là Giang Cự Vọng đứng ra tâu:

-Bẩm chủ công, bây giờ vào tiết đông chí. Quân lính hành quân mỏi mệt, nếu thiếu lương sẽ khiến sĩ khí mất hết. Đường vào Bố Hải Khẩu rộng lớn, dễ công khó thủ, nên theo ý của thần ta chia làm năm đạo binh. Mỗi đạo cho người cầm cờ phô trương thanh thế, kỳ binh bọn chúng tuy linh động. Nhưng thấy thanh thế quân ta lớn như vậy, lại không phân biệt đâu là chủ lực. Ắt không dám tiến công.

Bạch Hổ ừm một tiếng, rồi nói:

-Phàm là việc dụng binh đều không ngoài sự tập trung thống nhất. Khi đã là một thể thì tung hoành mà không sợ làm lỡ chuyện. Nếu chia binh như ngươi nói, tuy tránh được kỳ binh phục kích. Nhưng nếu địch không chỉ có một đạo kỳ binh thì sao? Tác chiến trên chiến trường, chinh binh đối địch, kỳ binh thủ thắng. Người giỏi dụng binh là biết biến hoá tác chiến. Ta chưa tới nơi mà đã thua chúng một keo rồi, không thể lại sai lầm nữa!

Cự Vọng nghe xong cũng thấy có lý, chỉ trầm ngâm chứ không đáp.

Lại có một tướng khác đứng ra tâu, người này tên Đào Tế. Cùng hai người anh em khác là Đào Lai, Đào Độ, là người Xứ Đông (nay là Hải Phòng) mới đầu nhập dưới trướng Phạm Bạch Hổ cách đây không lâu. Chỉ nghe y nói:

-Bẩm chủ công, còn chưa tới hai ngày nữa quân ta sẽ tiếp cận sông Đáy. Đến lúc đấy làm thế nào vượt sông?

Bạch Hổ không trả lời ngay mà hỏi lại:

-Các ngươi nghĩ thế nào?

Đào Lai, Đào Độ cùng đứng ra, nói:

-Phải phái tiên phong đi trước xây cầu mở đường, hai chúng tôi nguyện nhận sứ mệnh này. Sẽ không làm chủ công thất vọng.

Cự Vọng cũng nói:

-Binh pháp có nói: Quân ta chiếm bên trái là núi, phải nhanh chóng giới bị bên phải và ngược lại. Còn nếu trước mặt là sông thì đội tiên phong phải nhanh chóng vượt qua mở đường, giành địa thế có lợi cho quân chủ lực. Bất quá, địch chiếm trước tiên cơ nếu theo lối cũ mà làm ắt chưa đánh đã bại.

Bạch Hổ ngẫm nghĩ, lại hỏi:

-Thế theo ý ngươi phải làm như thế nào?

Vọng nói:

-Dương đông kích tây mà đánh. Quân ta sáu vạn, tuy nhiều mà không tinh. Chủ công hãy phân ra một bộ phận yếu kém, giả làm quân chủ lực, kéo lên đầu nguồn chọn nơi tốt đóng quân. Giả bộ đúc cầu vượt sông. Đinh Bộ Lĩnh binh tinh nhưng ít, thấy thế ắt phái chủ lực qua đấy để cự lại. Lúc này chúng ta bên này hẵng vượt sông. Trên đánh vào, dưới đánh lên, bánh mỳ kẹp thịt, cho dù binh tốt tướng tinh hoạ chăng đã chống lại được? Kế này tuy không sâu xa, nhưng lợi cái chừa đường lui cho mình.

Bạch Hổ nói:

-Được lắm! Theo ý của ngươi mà làm.

Nói rồi truyền lệnh chọn ra một nhóm binh già yếu, mỗi người cầm một lá cờ, phía sau thì buộc thêm bụi cây. Khi toán giả binh này hành quân, bụi tung mù mịt, khiến địch tưởng lầm là chủ lực. Lại phân cho ba huynh đệ họ Đào một chi tiên phong, chỉ đợi bên địch sở động thì lập tức bắc cầu mở đường.

Lại nhắc về Đinh Bộ Lĩnh ngày hôm ấy được tin Thạch Sanh báo về, trong bụng mừng lắm. Vội sai thám báo dò la tin tức, lát sau có người vào báo:

-Bẩm chủ công, địch quân đang tiến về thượng nguồn. Không biết có ý đồ chi.

Lê Hoàn nói:

-Bọn chúng chắc là muốn tìm chỗ sông cạn mà vượt đây mà.

Lĩnh hỏi tên thám báo:

-Chúng là phái chủ lực đi hết à?

Tên lính thưa:

-Bẩm, quân địch di chuyển khói bụi mù mịt. Không phân biệt được.

Lĩnh với Hoàn đều là người học rộng hiểu nhiều, nghe thế có hơi nghi hoặc. Nhưng không biết sai điểm nào. Lĩnh bèn nói:

-Mi thay ta gửi một bức thư cho quân sư. Xem quân sư nói thế nào. Thư này phải cấp tốc đem về Hoa Lư, nội trong một ngày phải đến tay Quân sư.

Nói rồi đi vào trướng soạn thư, cho người cấp tốc truyền về. Thám báo không kể ngày đêm mà đi, dọc đường chết mất hai con ngựa mới tới Hoa Lư. Cấp tốc truyền thư vào cho Lý Thông xem.

Lý Thông đang ngồi đánh đàn, cây đàn này là Lục Chỉ Cầm Ma. Từ lúc đúc thành vẫn để trong kho chứa, bây giờ rảnh rỗi hắn mới đưa ra tập thử. Vừa lúc đấy có người đưa thư vào. Lý Thông giở thư ra đọc, lát sau giật mình, đập bàn nói:

-Ta tưởng thập nhị sứ quân đều là một đám ô hợp, không thành việc lớn. Không ngờ có kẻ tài ba như thế này! Quả nhiên không thể khinh thường anh hùng thiên hạ. Kế nghi binh kèm theo dương đông kích tây này thực hay lắm!

Lý Thông không ở chiến trường, chỉ một phong thư mà đoán ra ý đồ phe địch. Tầm nhìn như thế tiền nhân mấy ai sánh kịp? Nhưng Phạm Bạch Hổ quân binh đã tới sát sông Hồng, bây giờ có vạch ra kế sách cũng không kịp thời cấp báo. Lý Thông thở dài một tiếng, lẩm bẩm:

-Là do ta khinh địch. Nghiệp khí quấn thân thiên cơ khó dò, quả nhiên rắc rối. Bây giờ chỉ trông cậy vào chủ công cùng Lê Hoàn tướng quân mà thôi. Trước đây ta xem tướng mạo Lê Hoàn chính là thiên mệnh sở quy. Sau này có mệnh cách đế vương. Không chết yểu nơi này được.

Nói rồi phát lệnh, truyền Trình Minh cùng Đinh Liễn vào chầu.

Đợi hai người đến rồi, Lý Thông mới nói:

-Hai vị tướng quân, ta khinh thường Phạm Bạch Hổ khiến ba quân bây giờ lâm vào thế khó. Nghĩ muốn cứu viện cũng không kịp thời, tuy nhiên chủ công mệnh cao phước lớn, ắt có cách cự lại đó vậy. Thế nên, ta truyền cho hai vị tướng quân hai vạn binh mã, gấp rút tiến về Cổ Loa hộp hợp cùng Lượng, Bặc, Tú. Nhân dịp Lã Sử Bình, Kiều Công Hãn cùng Đỗ Cảnh Thạc trành giành mà chiếm lợi. Cổ Loa vào vị trí hiểm địa, mặt giáp ba quận. Nếu men theo Núi Yên Tử mà tiến vào Đằng Châu có thể uy hiếp thành Vân Đồn. Phía bên Phạm Bạch Hổ hay tin chúng ta tiến đánh Cổ Loa, ắt không dám tiến công vào Bố Hải Khẩu mà phải lui về phòng thủ. Tiến thối lưỡng nan chính là dịp quân ta phản công!

Liễn cùng Trình Minh nhận lệnh, vội rời dinh điểm tập binh mã xuất phát.

...

Lại nhắc tới Đinh Bộ Lĩnh cùng Lê Hoàn ngồi trong doanh trướng, lại nghe có thám báo truyền về tin tức. Phạm Bạch Hổ cho binh mã chạy lên thượng nguồn lội sông mà qua. Hai người sắc mặt trầm xuống, không biết ứng đối ra làm sao.

Thạch Sanh chợt đứng ra nói:

-Địch quân chuyển hướng lên thượng nguồn, mục đích là muốn vượt sông. Nhưng thanh thế quá phô trương, ắt là nghi binh. Nếu ta đem chủ lực qua đấy, phía bên này bọn chúng lại bắc cầu. Trên đánh, dưới đánh, quân ta bị hai mặt thụ địch tất phải bại vong.

Lê Hoàn ngạc nhiên, y thấy Thạch Sanh là võ tướng thuần tuý. Không ngờ lại phân tích kỹ lưỡng như thế. Nhưng chợt nghĩ lại, Thạch Sanh đi theo Lý Thông bao nhiêu lâu ắt cũn học được đôi chút, bèn nói:

-Thạch Đốc Quân nói phải lắm, chủ công nên xem xét.

Lĩnh gật đầu, hỏi:

-Vậy bây giờ phải làm sao?

Lê Hoàn trầm tư lát rồi nói:

-Bây giờ tới sát bờ sông, cho ba quân hạ cờ dựng trại, mặt hướng ra ngoài, lập trận Bối Thuỷ. Ắt phá được kế ấy. Năm xưa Hàn Tín cũng vì kế này, chỉ dùng hai vạn binh mã phá tan được hai mươi vạn quân Triệu.

Lĩnh chưa hiểu lắm, hỏi lại kế ấy nghĩa là gì. Hoàn nói:

-Năm xưa ở bên Bắc quốc loạn thế, Hàn Tín chỉ huy hai vạn quân Hán tiến vào nước Triệu. Tướng quốc nước Triệu là Trần Dư bày kế mai phục khiến Hàn Tín lâm vào tình cảnh như chúng ta hiện tại. Lúc đó, Hàn Tín phái kỳ binh lặng lẽ vu hồi phục sẵn sau lưng địch. Mặt khác lại cho quân bày trận quay lưng ra sông, chính là trận Bối Thuỷ. Quân Hán thua quân Triệu gấp mười lần, nhưng trong tình cảnh phải chết. Sau lưng là sông hiểm, trước mặt là quân địch, lùi cũng không thể lùi. Chỉ còn một cách là quyết tử, tìm đường sống trong chỗ chết. Sĩ khí vì thế mà cao ngút trời. Chỉ dùng hai vạn người đánh bật hai mươi vạn quân!

Lĩnh nghe xong lắc đầu nói:

-Như thế không ổn. Nếu chủ lực của địch không phải ở trượng nguồn mà là ở bên kia sông thì phải làm sao?

Hoàn nói:

-Sông Hồng bắt nguồn từ nước Đại Lý, xuống vùng Bố Hải Khẩu thì tách thành hai nhánh. Gọi là sông Đáy. Bọn họ vươt sông là vượt nhánh đầu, chúng ta lùi về thủ ở nhánh sông thứ hai.

Lĩnh nghe xong đập bàn nói lớn:

-Hay lắm! Hay lắm! Kế này hay lắm.

Nói rồi y kế mà làm, bày cho quân tách ra năm ngàn kỵ binh. Cho Thạch Sanh lĩnh đội, lặng lẽ băng rừng vu hồi phục sẵn sau lưng địch. Còn quân chủ lực thì lùi về nhánh sông thứ hai, bày trận bối thuỷ, lưng quay ra sông.

Tình hình quả như trong dự liệu của Lê Hoàn cùng Thạch Sanh. Phạm Bạch Hổ điều quân trên thượng nguồn là nghi binh, còn phía đối mặt mới là chủ lực. Nhưng khi biết được điều này thì sáu vạn binh mã đã thuận lợi qua sông rồi.

Ngày hôm sau, khi trời vừa rạng đông thấy từ xa quân binh Hoa Lư bày trận “Bối Thuỷ”, Phạm Bạch Hổ giật mình trỏ tay vào mà nói:

-Ta tưởng Đinh Bộ Lĩnh là kẻ tài cao, nhưng không ngờ y thật dại dột, lại chẳng biết chi về binh pháp. Bày trận như thế này khác chi đưa quân vào chỗ chết?

Giang Cự Vọng nói:

-Quả thật là thế. Nếu bây giờ cho quân tràn lên mà đánh, cho dù quân ta không tinh nhuệ bằng cũng có thể thủ lợi.

Phạm Bạch Hổ ưng thuận, lệnh phất cờ cho binh mã tràn lên. Thế như vũ bão.

Hai bên giao chiến được một lúc, Đinh Bộ Lĩnh giả vờ thua chạy, trống trận và cờ cũng không kịp mang theo, vứt đầy cả dọc đường. Phạm Bạch Hổ nhìn thấy, lòng mang hơn hở, bụng nắm chắc phần thắng càng trở nên chủ quan. Liền hạ lệnh toàn quân truy kích, bắt sống Bộ Lĩnh.

Thấy quân địch đã chủ quan, đội hình tiến công trở nên lỏng lẻo. Đinh Bộ Lĩnh phất cờ phản kích. Ba vạn binh mã đã vào đường cùng, liều mình quay lại chống cự. Quân Hoa Lư từ chỗ yếu thế, vì cầu mạng sống mà đột nhiên trở nên hung hăng. Tất cả ùa lên mà đánh giết, sĩ khí ngút trời, tưởng chừng như một có thể địch lại một trăm.

Đồng thời cùng lúc đó, Thạch Sanh dẫn năm ngàn kỵ binh tập kích vào hậu quân địch.

Phạm Bạch Hổ đa số là tân binh cùng quân già yếu. Gặp khí thế địch như hổ như rồng thế thì làm sao cự lại cho được. Nhiều người vứt hết cả binh khí, quày đầu chạy dài.

Đây là cái biến ảo của binh pháp mà Lê Hoàn đã tính tới. Hai bên chém giết nửa ngày vẫn chưa phân thắng bại. Quân Phạm Bạch Hổ từ chỗ chủ quan, bị tập hậu khiến đầu đuôi không tiếp ứng nhau được. Người người nản chí, quân binh đại bại. Phạm Bạch Hổ cùng tướng tá dưới trướng may mắn trốn thoát, nhưng sáu vạn binh mã chỉ còn chưa tới hai vạn. Tổn thất khó mà đếm xuể.

Bạn đang đọc Đại Cồ Việt Nhất Thống Chí sáng tác bởi Windows

Truyện Đại Cồ Việt Nhất Thống Chí tại TruyenYY đã đến chương cuối. Hãy nhấn vào nút Theo Dõi để được nhận thông báo khi có chương mới nhé! Chúc đạo hữu có những giây phút vui vẻ tại YY Giới.

Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Windows
Thời gian
Lượt thích 3
Lượt đọc 25

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.