Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Phần 28 chương 1

Phiên bản Dịch · 2660 chữ

Phần 28

Hướng đến thành công chung của tập thể và cá nhân

Hóa ra sự tiến bộ của tập thể và sự nghiệp của cá nhân vốn liên hệ mật thiết với nhau. Khi tập thể thực hiện được mục tiêu đã đề ra, thì mỗi thành viên cũng đạt được thành công của riêng mình.

Hành trình tâm linh của thầy trò Đường Tăng

Từ trước tới nay, sự tiến bộ của tập thể và tương lai của mỗi cá nhân có quan hệ mật thiết với nhau, khi mỗi tập thể thực hiện mục tiêu phát triển thì mỗi cá nhân cũng có thể đạt được thành công.

Lại nói đến bốn thầy trò Đường Tăng, sau 14 năm vượt qua gió lạnh nóng nực, cuối cùng họ đã đến được Tây thiên. Dưới chân núi Linh Sơn, họ đã gặp Ngọc Chân Quan Kim Đinh Đại Tiên. Kim Đinh Đại Tiên là người trong Đạo Giáo, sao ông lại đi tu hành ở đạo quán thuộc thánh địa của Phật Giáo! Nghĩ lại cũng thấy thật thú vị, Kim Đinh Đại Tiên cười mà nói: Quan Thế Âm Bồ Tác nói hai, ba hôm nữa những người lấy Kinh sẽ đi qua nơi này, sao đến mãi tận bây giờ thánh tăng mới đến!” Đường Tăng cười vẻ hơi ngượng, nhưng ông không trả lời câu hỏi.

Như chúng ta đã biết, cái gọi là Tây Thiên trong Tây du ký hoàn toàn không phải là Ấn Độ như ngày nay, mà đó chỉ là Tây Thiên trong tâm lý mà thôi. Linh Sơn ở đây cũng không phải là Linh Sơn về mặt địa lý mà đó cũng chỉ là Linh Sơn trong tâm lý mà thôi. Cho dù là Phật Giáo hay Đạo Giáo đi chẳng nữa thì đều là tôn giáo quan tâm đến nhân tâm. Người Trung Quốc rất chú trọng tới việc truyền thừa văn hóa, vì thế mà câu chuyện về đạo quán dưới chân núi Linh Sơn hoàn toàn không khó để lý giải. Thế nhưng. Linh Sơn đã ở trong tâm chúng ta thì cần gì phải phí thời gian như vậy?

Nếu bạn luôn biết mỉm cười thì bạn sẽ biết rằng, không có núi nào cao hơn con người không có con dường nào xa hơn làm cuộc đời của con người thực ra đều là một quá trình không ngừng chinh phục bản thân, là một quá trình không ngừng bôn ba trèo đèo lội suối. Chúng ta thường nói “chân trời góc biển”, có lẽ chính là nói về hiện tượng này chăng? Vì thế có nhiều người đã đi hết cả cuộc đời mà cũng không tìm được Linh Sơn của chính mình. Thầy trò Đường Tăng trải qua 14 năm đã đến Tây Thiên, thời gian bỏ ra như vậy cũng không phải là quá nhiều.

Thành tâm mới lấy được chân Kinh

Vào buổi tối hôm đó, thầy trò Đường Tăng đã nghỉ lại trong Ngọc Chân Quán. Kim Đinh Đại Tiên mời họ dùng cơm chay, rồi sắp xếp cho thầy trò họ tắm rửa thay xiêm áo và để ấy thầy trò được ngủ thật ngon. Sáng sớm hôm sau. Đường Tăng khoác áo cà sa gấm, tay chống gậy tích trượng lên đại đường bái từ Đại Tiên.

Kim Đinh Đại Tiên nói:

- Sao các người vội vã như thế, hãy để ta tiễn mọi người đi.

Tôn Ngộ Không nói:

- Ngài không cần phải tiễn đâu. Lão Tôn biết đường đi mà.

Kim Đinh Đại Tiên nói:

- Đường mà ngài biết đó là đường chim bay, thế nhưng nếu các ngài muốn lấy được chân Kinh thi phải đi đường trên núi này.

Tôn Ngộ Không tỏ vẻ đắn đo rồi nói:

- Ngài nói cũng có lý. Lão Tôn tuy đã mấy lần đi qua Linh Sơn như thế này nhưng đều cưỡi mây mà đi chứ chưa bao giờ đi bộ cả.

Tại sao phải đi bộ mới có thể lấy được chân Kinh? Năm xưa khi Thiên Sư Ô Sào truyền thụ Tâm kinh cho Đường Tăng, ông đã đưa ra câu trả lời, đó là “sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc”. Cuộc sống ở thế tục cần phải có sự chỉ dẫn của chân lý sinh mệnh, mà chân lý sinh mệnh cũng cần phải thông qua cuộc sống thế tục để được thực hiện. Vì vậy mà mọi người có thể lãnh ngộ được chân lý của định mệnh hay không, nhân sinh có thành tựu hạnh phúc hay không thì nhân tố chủ yếu không chỉ là ở chỗ họ có tiền hay không, họ có địa vị hay tài năng cao siêu hay không mà là ở chỗ họ có gắn với thực tế hay không. Cuộc sống cần phải gắn với thực tế, công việc phải gắn với thực tế nếu không thì cho dù bạn có được 72 chiêu biến hóa như Tôn Ngộ Không thì bạn cùng chỉ cưỡi mây bay đi như một trường hư ảo mà thôi.

Đường Tăng bước lên trước tạ lễ, rồi nói: “Vất vả cho Đại tiên quá!” Kim Đinh Đại Tiên cười cười rồi ông cầm tay Đường Tăng dẫn đi, sau khi qua cửa của đạo quán thì thấy mây ngũ sắc lấp lánh, núi non chập trùng nhấp nhô. Kim Đinh Đại tiên chỉ lên đỉnh núi mà nói với Đường Tăng: “Đó chính là Linh Sơn đấy, và đó cũng là thánh cảnh của Phật Tổ.” Tại sao con đường qua Lỉnh Sơn lại nằm phía sau đạo quán này? Đó cũng là một câu hỏi thú vị, có liên quan tới lịch sử văn hóa của Phật Giáo và Đạo Giáo, nhưng ở đây không cần thiết để nói.

Độ cao của Linh Sơn

14 năm, vượt qua trăm núi nghìn sông, cuối cũng đã thấy được chân diện mục của Linh Sơn. Bồn thầy trò Đường Tăng vui buồn lẫn lộn đến nổi họ đã bật khóc trong niềm vui.

Có người đã nói rằng. Linh Sơn không cao, có Phật mới nên núi. Những người nói như thế thì chỉ biết như thế chứ không biết tại sao nó như thế. Linh Sơn đúng là vì Phật Tổ mà có tên, nhưng độ cao của Linh Sơn lại là độ cao của tinh thần, chứ không phải là độ cao về mặt địa lý.

Cho dù nó mang ý nghĩa tượng trưng nhưng giữa núi với núi cũng có sự khác nhau rất lớn. Bốn thầy trò Đường Tăng đã vượt qua hàng ngàn ngọn núi trên con đường đi Tây Thiên lấy Kinh, đó là sự tượng trưng cho những khó khăn mà thầy trò Đường Tăng phải đối mặt. Còn Linh Sơn lại là một cảnh giới, thầy trò Đường Tăng đã khắc phục biết bao khó khăn như vậy chẳng phải là họ theo đuổi cảnh giới này hay sao?

Chiếc cầu độc mộc nối đôi bờ

Bốn thầy trò vừa leo núi vừa chuyện trò vui vẻ. Đi chưa đầy năm sáu dặm họ lại thấy một dòng sông, sông rộng đến tám, chín dặm, sóng vỗ rì rào nhưng không thấy có dấu chân người. Đường Tăng tỏ vẻ nghi hoặc rồi hỏi:

Ngộ Không, có phải Đại tiên đã chỉ sai đường rồi không? Thế nước mênh mông như thế này mà lại không thấy thuyền bè qua lại thì làm sao mà qua được bên kia ?

Ngộ Không đưa mắt nhìn xung quanh, rồi bất chợt y kêu lên và chỉ tay về phía xa:

- Sư phụ nhìn kìa, bên đó có một cây cầu đấy!

Bốn thầy trò cùng đi lại phía cây cầu, hóa ra đó là một cây cầu độc mộc. Bên cầu có một tấm bia đá, trên tấm bia có viết ba chữ “Bến Lăng Vân”.

Đường Tăng xem xong thì giật mình nói:

- Chỉ có một cây gỗ vừa bé vừa trơn thế này có muốn đi qua cũng khó mà đi được!

Tôn Ngộ Không liền nói:

- Để con đi thử cho sư phụ xem nhé!

Nói dứt lời Tôn Ngộ Không tung người nhảy lên chiếc cầu rồi bước đi sang bờ bên kia, rồi y lại nhanh chóng quay lại, y lôi Trư Bát Giới lên rồi nói:

Tên ngốc kia, đi theo ta xem nào!

Trư Bát Giới há miệng lảo đảo bước theo, nhưng y cau mặt nói:

- Huynh bỏ đệ ra đi! Đi trên cây cầu bấp bênh mà trơn như thế này thì mất mạng như chơi đấy.

Tôn Ngộ Không cười nói:

- Phải đi qua cây cầu này mới có thể thành được chính quả. Chứ cứ rụt rè sợ hãi như chúng ta đây thì chỉ có đường quay về mà thôi!

Đường Tăng thở dài nói:

- Ta cũng biết như vậy, muốn thành chính quả thì ắt phải đi qua cây cầu này. Thế nhưng ta không có được dũng khí lớn để đi qua được.

Thuyền không đáy và Phật dẫn đường

Bốn thầy trò còn đang bàn cãi thì bỗng nhiên thấy có người bơi thuyền qua. Tôn Ngộ Không sáng mắt thì nhận ra đó chính là Phật Tổ, nhưng y vẫn không nói gì với sư phụ, y gọi người chèo thuyền:

- Này người chèo thuyền, hãy lại đây!

Người chèo thuyền nhanh chóng vào bờ. Đường Tăng vừa nhìn thấy thuyền thì giật mình kinh ngạc nói:

- Thuyền không có đáy, thì làm sao đưa người qua sông được?

Tại sao thuyền mà Phật Tổ dùng để đưa khách sang sông lại không có đáy? Đáy thuyền ở đây chính là chỉ đáy lòng của bạn. Nếu hạn thành tâm thì thuyền có thể nhẹ nhàng lướt sóng. Nếu tâm niệm dao động thì lập tức nước sẽ lật thuyền. Nếu không phải là người tu hành thì tất nhiên sẽ thấy rất ngờ vực, giả sử có đến mười Phật Tổ dẫn đường thì cũng không có cách nào đưa họ sang bờ bên kia được. Còn Đường Tăng thì một lòng hướng thiện, tuy có phần sợ hãi, nghi ngờ nhưng không đến nổi để bị lật thuyền, vậy cho nên Phật Tổ rất có lòng khi dẫn đường cho Đường Tăng.

Tôn Ngộ Không cũng an ủi Đường Tăng:

- Sư phụ à, chiếc thuyền này tuy không có đáy, nhưng lại rất vững nếu chẳng may có gió và sóng to thi thuyền cũng không lật đâu.

Tôn Ngộ Không vừa nói vừa dắt sư phụ lên thuyền. Đường Tăng loạng choạng bước theo lội cả xuống nước. Phật Tổ dẫn đường nhanh tay, nhanh mắt đỡ Đường Tăng dậy và đưa ông xuống thuyền. Trư Bát Giới và Sa Tăng dắt ngựa và gánh hành lý theo cùng vội vàng lên thuyền.

Phật Tổ dẫn đường chèo thuyền sang bờ bên kia, quả nhiên thuyền đi nhẹ như bay, thoáng chốc đã sang bờ bên kia.

Ở nơi núi Phật đất Thánh

Bốn thầy trò bước lên bờ, quả nhiên thấy cảnh tượng lấp lánh ánh Phật quang, đúng là cảnh tượng khiến người xem phải lóa mắt. Ngước đầu nhìn về phía trước đã thấy thấp thoáng lầu gác của chùa Lôi Âm.

Đường Tăng cảm khái vô vàn, ông quay đầu bày tỏ lòng cảm tạ đối với ba đồ đệ đã bảo vệ mình trên suốt cả chặng đường. Tôn Ngộ Không cười nói:

- Sư phụ cảm tạ con thì con cảm tạ ai đây ?

Trư Bát Giới cũng cười nói:

- Đây gọi là hai bên cùng trân trọng nhau, cùng biết ơn nhau.

Hóa ra quá trình tiến bộ của tập thể và cá nhân lại có mối quan hệ khăng khít với nhau như vậy, một khi tập thể đã thực hiện được mục tiêu thì mỗi thành viên cùng đều có sự thành công cá nhân của mình trong đó.

Phật Tổ Như Lai đã triệu tập tám vị Bồ Tát, bốn đại Kim cương, 500 La Hán, 3000 Yết Đề. 11 Đại Diệu, 80 Già Lam, hoan nghênh thầy trò Đường Tăng đến. Bốn thầy trò đến đại hùng bảo điện, hướng Phật Tổ Như Lai quỳ bái hành lễ. Sau đó, lại quỳ bái hành lễ chư vị Bồ Tát hai bên tả hữu. Cuối cùng, quỳ trước mặt Phật Tổ, dâng lệnh bài thông quan lên. Phật Tổ Như Lai xem. Đường Tăng cung kính nói:

- Đệ tử Huyền Trang, từ Đông Thổ Đại Đường đến bái cầu chân Kinh. Mong Phật Tồ gia ân, ban cho kinh sách. Đệ tử sau khi về nước, nhất định sẽ quảng truyền Phật Pháp, phổ độ chúng sinh.

Phật Tổ Như Lai đại phát tâm từ bi, hướng thầy trò Đường Tăng giới thiệu cặn kẽ chủng loại và tác dụng của kinh văn Phật Giáo. Tiếp đó căn dặn hai vị tôn giả A Nan và Ca Diếp, đầu tiên đưa thầy trò Đường Tăng đến lầu trân châu dùng một chút đồ chay, sau đó đem các loại kinh văn trong bảo các chọn lấy một ít, ban cho Đường Tăng.

A Nan, Ca Diếp phụng ý chỉ của Phật, đợi bốn thầy trò dùng cơm xong, liền đến bảo các chọn kinh sách. Đột nhiên, hai vị tôn giả bất ngờ hỏi Đường Tăng:

- Thánh tăng từ Đông Thổ đến đây, vậy có những lễ vật gì tặng cho chúng tôi?

Đường Tăng kinh ngạc đáp:

- Đệ tử Huyền Trang, đường xa đến đây, không kịp chuẩn bị tư vật gì.

Hai vị tôn giả cười nói:

- Nếu tay trắng truyền kinh, vậy chẳng phải người truyền kinh đều chết đói cả sao?

Bốn thầy trò nghe thấy vậy rất tức giận. Không chỉ có họ tức giận, ngay cả độc giả Tây du ký cũng tức giận mấy trăm năm. Tôn Ngộ Không nhảy đến nói:

- Phật sơn thánh địa, các người ngang nhiên đòi của hối lộ, mật cũng to quá đấy! Ta đi bảo với Phật Tổ, xin Người đích thân truyền kinh!

Chân Kinh không thể lấy không

Vì không có lễ vật dâng lên cho nên A Nan và Ca Diếp đã chuyển cho bốn thầy trò Đường Tăng một loạt kinh không có chữ. Nghe nói, những tri thức có được đều xuất phát từ tự nhiên, giới tự nhiên chính là một bộ kinh thư không chữ để cho bạn đi lãnh ngộ.

Khi thầy trò Đường Tăng mở kinh ra thì mỗi trang đều trắng tinh, thầy trò ai nấy đều hoang mang. Sau cơn tức giận, bốn thầy trò đã quay về Đại Hùng bảo điện nói lại toàn bộ tình hình về hai vị Tôn giả.

Nào ngờ Phật Tổ lại cười nói:

- Việc hai vị tôn giả đòi hỏi các người ta đã biết rồi. Nhưng các ngươi có biết không? Từ trước chúng tăng xuống núi đến Xá Vệ quốc để tụng kinh thì họ đều có ba đấu gạo và vàng đưa đến, ta còn bảo họ bán rẻ nữa. Vì vậy mà, Kinh Phật không dễ truyền, cũng không thể lấy không. Nếu như các người chỉ tay không đến lấy Kinh thì đó là chân Kinh không có chữ. Nếu các người muốn đổi Kinh có chữ thì hãy đến Bảo các tìm A Nan và Ca Diếp đi!

Đường Tăng không biết phải làm thế nào, ông đành phải đem chiếc bát thường dùng dâng lên cho hai vị tôn giả, lúc này A Nan và Ca Diếp mới mở Bảo các, lấy ra 5048 quyển Kinh. Bốn thầy trò nhận Kinh xong rồi từ biệt hai vị tôn giả mà về.

Bạn đang đọc Tây du @ ký của Thành Quân Ức
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Mr. Robot
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt đọc 2

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.