Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Phần 08 chương 2

Phiên bản Dịch · 2923 chữ

Cách xử lý đối với ân oán

Ngủ đến khuya, bỗng nhiên Tôn Ngộ Không nghe thấy có tiếng người đi lại bên ngoài phòng khách. Y liền trở mình ngồi dậy, định mở cửa ra xem nhưng lại sợ làm sư phụ tỉnh giấc, do vậy y liền nghiêng mình biến thành một con ong rồi bay qua khe hở ra ngoài. Bên ngoài, Tôn Ngộ Không nhìn thấy rất đông các tăng nhân kẻ thì vác củi người thì chất cỏ rơm, bọn họ đang chất củi xung quanh phòng khách.

Tôn Ngộ Không thấy vậy thì cười thầm: “Sư phụ ta nói đúng thật, bọn này hẳn không phải là hạng người lương thiện, bọn chúng âm mưu muốn chiếm đoạt bảo bối mà hại cả hai thầy trò ta.” Nghĩ vậy y lập tức ra tay hành động, y muốn dạy cho bọn hòa thượng này một bài học. Nhưng y suy nghĩ lại rồi bay vù ra ngoài đi tìm Quảng Mục Thiên Vương để mượn “lồng tránh lửa”.

Giống như Tôn Ngộ Không, những người thuộc loại hình tính cách mạnh mẽ đều chọn cách đối kháng để giải quyết vấn đề. Họ tìm mọi cách để thực hiện ý tưởng của mình cho đến khi đạt được mục đích. Nếu đã đưa ra quyết định thì họ sẽ tỏ ra cứng rắn không chịu lùi bước. Khi lựa chọn hành động họ rất bình tĩnh không chút đắn đo. Nếu bạn phản đối thì họ sẽ trở nên cương quyết và thô bạo.

Gặp được Quảng Mục Thiên Vương, Tôn Ngộ Không liền kể qua về việc bị bọn tăng nhân ở Thiền viện Quan Âm mưu hại để chiếm áo cà sa. Thiên Vương tỏ ra khó hiểu:

Bọn họ phóng hỏa giết người thì nên lấy nước mà dập, sao lại cần lồng tránh lửa làm gì?

Tôn Ngộ Không nói:

Vậy ngài chưa hiểu rồi, lấy nước dập lửa thì lửa sẽ khôngcháy nữa, vậy há chẳng phải là giúp cho bọn giặc hòa thượng đó sao? Vì vậy tôi chỉ muốn mượn lồng tránh lửa để bảo vệ sư phụ tôi là được rồi. Ngoài ra tôi không quan tâm đến những điều còn lại, cứ để mặc cho bọn chúng đốt.

Quảng Mục Thiên Vương cười nói:

Cái con khỉ này, ngươi vẫn còn cái tâm bất thiện, chỉ nghĩ đến mình không quan tâm đến người khác.

Sắc mặt Tôn Ngộ Không trở nên lạnh lùng (đây chính là đặc điểm điển hình của tính cách mạnh mẽ), y nói:

Thôi, ngài hãy nhanh đưa lồng tránh lửa cho tôi, nếu không hỏng việc lớn đấy!

Quảng Mục Thiên Vương đã biết tính của Tôn Ngộ Không nên ông ta không dám từ chối.

Tôn Ngộ Không mượn được lồng tránh lửa thì nhanh chóng bay về, y nhẹ nhàng đứng trên nóc phòng khách rồi dùng vòng tránh lửa chụp Đường Tăng với ngựa và hành lý vào. Ngoảnh lại thì thấy bọn tăng nhân đó đang phóng hỏa đốt, sự căm tức bừng lên, y liền thổi một cái, một trận cuồng phong nổi lên làm cho cả Thiền viện Quan Âm rừng rực bốc cháy. Cả bọn hòa thượng đó không sao ngăn nổi thế lửa ngùn ngụt, cả một cảnh tượng hỗn loạn xảy ra trong thiền viện, kẻ vác giường, người khuân tủ, kẻ vác bàn, người khuân ghế, tiếng kêu la vang trời dậy đất. Hóa ra, Tôn Ngộ Không không chỉ không cứu lửa mà ngược lại còn nhân cơ hội này để báo thù, y muốn giải quyết ân oán với bọn tăng nhân này.

Lúc đó, Đường Tăng vẫn còn say ngủ trong chiếc lồng tránh lửa, ông hoàn toàn không biết động tĩnh gì bên ngoài. Đến sáng hôm sau, Đường Tăng ngủ dậy mặc áo quần rồi ra ngoài, lúc này ông mới phát hiện ra sự khác lạ quanh mình. Hoá ra toàn bộ lâu đài cung điện huy hoàng sau một đêm đã biến thành một đống tro tàn đổ nát. “Đã xảy ra chuyện gì vậy?” - Ông giật mình hỏi.

Tôn Ngộ Không tự cho đó là một việc tàm tốt đẹp nên y liền kể lại sự việc đêm qua cho sư phụ nghe. Đâu ngờ Đường Tăng còn chưa nghe hết câu chuyện thì đã nổi giận đùng đùng. Bản lĩnh của Đường Tăng không được như Tôn Ngộ Không, hơn nữa ông lại là một chuyên gia phán đoán đúng sai. Ông oán trách Tôn Ngộ Không thứ nhất là không nên tranh giành hơn thua để gây nên hỏa hoạn: thứ hai là không nên thấy nguy không cứu; thứ ba là không nên nhân cơ hội để báo thù.

Chẳng ngờ Tôn Ngộ Không không những không nhận tội mà ngược lại y còn cãi lại Đường Tăng:

Tất cả là do bọn họ tự đốt mình - Họ không tạo lửa thì làm sao con tạo gió được?

Đường Tăng giận tím cả mặt, ông liền chắp tay niệm thần chú “vòng kim cô”.

Một con gấu tinh tên gọi là đố kỵ

Lại nói đến vị trụ trì vì thấy áo cà sa của Đường Tăng đẹp lộng lẫy mà sinh lòng đố kỵ, ông ta âm mưu muốn giết người để chiếm đoạt bảo bối. Không ngờ chỉ một mồi lửa mà ông đã thiêu trụi cả ngôi chùa, trong lòng ông đương nhiên là vô cùng ân hận. Sáng sớm hôm sau, khi hai thầy trò Đường Tăng quay lại đòi áo cà sa thì lại không thấy dấu vết chiếc áo ở đâu. Vị trụ trì không biết phải làm thế nào, trong lúc quẫn chí ông ta đã lao đầu vào tường tự vẫn!

Vậy chiếc áo cà sa đó đã biến đi đâu mất? Thì ra, đêm hôm đó lửa cháy dữ dội đã làm kinh động đến một con gấu tinh sống trong núi gần đó. Con gấu cũng nhân cơ hội đó mà cướp đi chiếc áo cà sa. Con gấu đó là một con ác thú. Phật Giáo cho rằng, con người ta nếu có ý nghĩ tham lam, đố kỵ thì tất nhiên sẽ hãm thân mình vào đạo súc sinh, biến thành loài gấu. Điều đó giải thích rằng, vị trụ trì tuy đã chết, nhưng lòng đố kỵ, ganh ghét vẫn tồn tại ở thế gian, hơn nữa nó còn trở nên tinh quái.

Đố kỵ còn được gọi là bệnh đỏ mắt, đây là một loại bệnh tâm lý rất khó điều trị tận gốc. Thậm chí, những kẻ đố kỵ cũng xuất hiện trong các tác phẩm văn học: Tam Quốc diễn nghĩa có Chu Du, Hồng lâu mộng có Lâm Đại Ngọc... Bạn đố kỵ với người khác thì người khác cũng sẽ đố kỵ với bạn. Đố kỵ sẽ khiến cho người ta thêm khổ não, thất tinh, điên cuồng, tự làm hại mình và khiến cho con người trở nên đau khổ. Đố kỵ là một con dao hai lưỡi, bị hại trước tiên là bản thân mình, và sau đó nó sẽ lôi kéo bản thân mình đi hại người khác.

Đố kỵ dường như là một loại bệnh gắn liền với cuộc sống của chúng ta, ai trong chúng ta cũng phải thừa nhận đã từng đố kỵ với người khác. Dường như đố kỵ còn là một loại bệnh truyền nhiễm, nếu chẳng may mầm độc phát tác thì nó sẽ điên cuồng quấy phá. Dường như nó thật giống với con gấu tinh được miêu tả trong Tây du ký, nghĩa là chúng ta sẽ không biết nó ẩn nấp ở nơi nào trong cơ thể chúng ta cả.

Vậy rốt cuộc con gấu tinh tên là Đố kỵ đó ở đâu? Qua thăm dò, Tôn Ngộ Không đã phát hiện ra nó đang ở trong một cái động rất tối. Hoá ra đố kỵ không nhìn thấy được ánh sáng cho nên nó luôn nấp mình trong bóng tối.

Đố kỵ và những người bạn

Tôn Ngộ Không bay lên không trung. Trong nháy mắt đã ở trên động. Y vẫn đứng trên cân đẩu vân và chăm chú quan sát, y không biết được cảnh tượng trong hang đẹp như thế nào. Chỉ nhìn thấy mưa liên miên nên đá luôn ẩm ướt, gió thổi xào xạc, tiếng chim hót, hoa rụng cỏ thơm mà chẳng thấy người. Hoá ra, đặc điểm của đố kỵ là lấy sự u ám của hang động và sự tươi đẹp của núi rừng để che đậy bên ngoài.

Tôn Ngộ Không đang quan sát cạnh núi thì bỗng nhiên y nghe thấy có tiếng người từ sườn núi vọng lại. Y nhẹ nhàng nép mình dưới vách đá để quan sát. Từ dưới chân núi đi lên là ba con yêu ma, bọn chúng ngồi xuống và trò chuyện râm ran. Tên thứ nhất là một tên toàn thân đen thui, hắn chính là con gấu tinh, tượng trưng cho sự đố kỵ. Tên thứ hai là một đạo nhân, nhưng đó lại là một con sói đã thành tinh, nó tượng trưng cho sự tàn nhẫn. Tên thứ ba là một thư sinh áo trắng, do rắn bạch hóa thành tinh mà thành, nó tượng trưng cho sự oán hờn. Hóa ra đố kỵ với tàn nhẫn và oán hờn là một nhóm bạn tâm đầu ý hợp. Chính vì vậy mà chúng ta không khó để lý giải được rằng, tại sao một người đố kỵ lại hay oán trời trách người, họ căm hận ông trời bất công, thậm chí họ còn tàn nhẫn, thích vu khống, hãm hại, ăn không nói có, sinh sự với người!

Vậy câu chuyện mà mấy tên này nói đến là vấn đề gì đây? Nếu như bạn nghe được câu chuyện của bọn chúng thì có thể bạn sẽ giật mình kinh hãi, bởi vì bọn chúng cũng nói đến cái đạo thành công của nhân sinh! Thế nhưng, ba tên xấu xa này sẽ nói đến đạo lý gì? Hiển nhiên điều bọn chúng nói đến sẽ là tà thuyết dị đoán làm sao để hại người lợi mình mà thôi. Cuộc trò chuyện đang hồi sôi nổi thì con gấu tinh khoe rằng đêm hôm trước nó đã kiếm được một chiếc áo cà sa gấm tuyệt đẹp, nó còn vênh váo rằng ngày mai nó sẽ mở yến tiệc linh đình, buổi tiệc đó sẽ được gọi là “Buổi tiệc áo Phật”, nó sẽ mời tất cả những người bạn tốt của nó cùng đến ăn mừng. Nghe đến đây, Tôn Ngộ Không đã không còn nén được sự căm tức, y liền nhảy ra khỏi vách đá, hai tay cầm gậy Như Ý, và lao thẳng vào đánh bọn yêu ma. Hoảng sợ quá con gấu tinh liền vội vã biến mất, tên đạo nhân tàn nhẫn cũng cưỡi mây bay đi, chỉ còn lại tên thư sinh áo trắng oán hận chưa kịp chạy trốn đã bị Tôn Ngộ Không đánh một gậy chết tươi.

Vậy cho nên, dùng nói xấu và phỉ báng để hại người thì chỉ cần đánh ột gậy là đã hiện nguyên hình.

Ba lần đánh gấu tinh

Điều Tôn Ngộ Không không ngờ được là tiêu diệt lời xấu thì dễ còn tiêu diệt lòng đố kỵ lại rất khó. Tôn Ngộ Không bay vào động và quát lớn:

Mau mau đem trả lại áo cà sa cho ta, ta còn tha mạng! Nếu dám làm rách một góc thì ta sẽ đạp đổ núi Hắc Phong, san phẳng động Hắc Phong, ta sẽ nghiền nát các người thành cám!

Uy hiếp người khác - đó là thủ đoạn thường dùng của những người có tính cách mạnh mẽ.

Trong tình huống thông thường, binh pháp uy hiếp người khác có thể đe dọa những người nhát gan, nhưng lúc này, gấu tinh lại không hề tỏ ra nao núng mà ngược lại nó còn cười vênh váo:

Nhà người là ai? Bản lĩnh thế nào mà dám đến đây khua môi múa mép như thế!

Tôn Ngộ Không cũng ha hả cười lớn chế nhạo gấu tinh:

Ngươi hỏi ta bản lĩnh thế nào ư? Ta nói ra chỉ e nhà người run sợ đứng không vững đấy!

Nói xong y cũng chẳng nể nang gì, y khoe mình một thời đại náo thiên cung. Chẳng ngờ, gấu tinh nghe xong thì bĩu môi xem thường:

Ồ, hóa ra nhà người chính là tên Bật Mã Ôn năm xưa đấy ư?

Từ trước đến giờ Tôn Ngộ Không luôn tự phụ với danh hiệu Tề Thiên Đại Thánh, và rất xấu hổ với cái chức Bật Mã Ôn năm xưa, vậy cho nên khi nghe gấu tinh chế giễu như vậy thì y vô cùng tức giận:

Tên yêu quái kia, trộm áo cà sa không trả lại còn dám chọc giận lão Tôn ta ư?

Tay cầm gậy Như Ý, Tôn Ngộ Không lao ra đánh, con gấu tinh nghiêng mình tránh đòn rồi vung giáo lên nghênh chiến. Hai bên giao chiến đến mười mấy hồi mà rốt cuộc vẫn không phân thắng bại. Đến giữa trưa, con gấu tinh liền bỏ vũ khí xuống và hẹn với Tôn Ngộ Không sau khi ăn cơm trưa xong sẽ đánh tiếp.

Đến chiều cả hai lại từ động bay ra đánh tiếp, kẻ phun mây người nhả gió, cát bay đá cuộn, đánh mãi đến khi mặt trời đã lặn mà nữa vẫn không phân thắng bại.

Không làm sao được, Tôn Ngộ Không đành phải quay về Thiền viện Quan Âm lúc nửa đêm. Sáng hôm sau, y trở mình ngồi dậy rồi dặn dò các tăng nhân hầu hạ sư phụ, sau đó y lại ngồi trên cân đẩu vân bay về Nam Hải. Quan Âm Bồ Tát hỏi Tôn Ngộ Không:

Nhà người đến đây có việc gì không?

Tôn Ngộ Không nói:

Trên đường đi, con và sư phụ vào thiền viện của Người, Người đã nhận hương hoa ở nhân gian rồi có sao lại cho phép một con gấu đen làm hàng xóm để nó trộm mất áo cà sa của sự phụ, con đã nhiều lần giao chiến với y mà đánh mãi không được nên đành phải đến đây tìm Người.

Quan Âm Bồ Tát nói:

Cái con khỉ này sao người lại nói như vậy? Con gấu tinh đã trộm đi áo cà sa của thầy trò người sao người lại đến đây đòi ta? Vả lại, nếu như chẳng phải trước kia người tranh giành hơn thua với bọn tiểu nhân đó thì làm sao mà gây nên việc tranh chấp như vậy được? Hơn nữa, người đã biết đó là thiền viện thờ cúng ta, có sao ngươi còn cố ý thêm gió trợ hỏa mà thiêu trụi cả thiền viện đi vậy? Nhà ngươi thật to gan, bản thân đã không hối lỗi lại còn đến đây mà kêu ca nữa. Tôn Ngộ Không chợt nhận thấy mình đuối lý, liền vội vã cúi đầu nhận lỗi:

Bồ Tát nói rất đúng, đó đều là tai họa do con gây nên. Nhưng nếu con không lấy lại được áo cà sa thì Sư phụ sẽ niệm thần chú vòng kim cô. Cúi xin Bồ Tát đại pháp từ bi, giúp con bắt con yêu tinh đó để đòi lại áo cà sa.

Nghe Ngộ Không nói vậy, Bồ Tát bèn cùng y cưỡi mây bay về động Hỏa Phong. Đang trên đường thì gặp con sói tinh tên là tàn nhẫn đó. Tôn Ngộ Không liền rút gậy Như Ý ra nhằm đầu con sói mà đánh, con sói tinh trúng đòn đầu óc choáng váng. Sau đó, Bồ Tát cũng niệm chú thu con gấu tinh lại và cho nó đội lên đầu một chiếc vòng kim cô. Bồ Tát niệm thần chú làm con gấu tinh đau đớn, quằn quại lăn lộn trên đất. Tôn Ngộ Không thấy vậy thì cười chế nhạo:

Ta cứ nghĩ chỉ có lão Tôn ta là phải chịu đau đớn, nhưng bây giờ cũng phải để cho nhà người nếm thử sự lợi hại của “lời chú vòng kim cô”.

Tôn Ngộ Không còn muốn đánh nó nữa, nhưng Bồ Tát ngăn lại. Tôn Ngộ Không bèn nói:

Tên quái vật đó không đánh cho chết đi còn để lại làm gì nữa?

Bồ Tát nói:

Từ sau khi ta đi, Lạc Gia sơn không có ai quản lý, bây giờ ta muốn mang nó về làm đại thần giữ núi.

Thì ra, ý của Bồ tát là muốn nói, cái gọi là đố kỵ chẳng qua chỉ là sự sai lệch của ý nghĩ, mà con gấu tinh cũng có cái tâm của nó nên muốn nó phải quy y chính đạo.

Vậy cho nên, ở thế gian này có thể tiêu diệt sự oán ghét, cũng có thể tiêu diệt sự tàn nhẫn, nhưng lại không thể tiêu diệt được lòng đố kỵ. Nếu một ngày nào đó, đố kỵ không còn nhẫn nhịn được nữa thì nó sẽ lao ra khỏi Lạc Gia Sơn. Lúc đó, tốt nhất là bạn hãy cầu nguyện Quan Âm Bồ Tát để Người tụng niệm thần chú “Vòng kim cô”.

Bạn đang đọc Tây du @ ký của Thành Quân Ức
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Mr. Robot
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt đọc 3

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.