Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Phần 08 chương 1

Phiên bản Dịch · 2335 chữ

Phần 8

Phô trương khiến cho người khác đố kỵ

Ở thế gian này, người ta có thể tiêu diệt những lời gian dối, cũng có thể tiêu diệt sự tàn nhẫn, nhưng lại không thể tiêu diệt được sự đố kỵ ganh ghét. Nếu có một ngày mà sự đố kỵ ganh ghét không ngăn nổi thì tốt nhất là bạn nên kỳ vọng vào Quan Thế Âm Bồ Tát và tụng niệm thật nhiều câu thần chú “vòng kim cô”.

“Làm hòa thượng một ngày phải gõ chuông một ngày”

Kể từ khi Đường Tăng có được Tôn Ngộ Không, con đường đi lấy Kinh cũng có nhiều thay đổi. Tính cách của Tôn Ngộ Không là giải quyết vấn đề phải nhanh chóng, y đạp bằng mọi chông gai,dẹp tan mọi cơn sóng gầm gió dữ. Mọi việc dường như đang rất thuận lợi.

Mùa xuân đã về khắp muốn nơi, hai thầy trò vừa đi vừa thưởng ngoạn sắc xuân mà niềm vui thấy lâng lâng khó tả. Khi mặt trời khuất bóng. Đường Tăng ghìm dây cương ngựa và nhìn thấy thấp thoáng đàng xa bóng của một tòa lâu đài. Hai thầy trò bàn bạc rồi quyết định vào đó xin tá túc qua đêm.

Đường Tăng thúc ngựa đi tới, Tôn Ngộ Không cũng sợ rớt lại sau nên vội vàng rảo bước. Đến cửa núi chỉ thấy trên điện viết bốn chữ lớn là Thiền viện Quan Âm. Đường Tăng vui mừng nói: “Đệ tử bao lần cảm ân thánh của Bồ Tát, vậy nay đồ đệ xin được khấu đầu tạ lễ. Nay vào thiền viện như được gặp Bồ Tát, vậy nay đồ đệ xin được khấu đầu lạy tạ.”

Hòa thượng trong Thiền viện mở cửa điện mời Đường Tăng vào. Đường Tăng chỉnh lại y phục, ngẩng tưởng tượng Quan Âm Bồ Tát mà khấu đầu lạy tạ.

Khi Đường Tăng khấu đầu lạy tạ tượng Quan Âm Bồ Tát thì Tôn Ngộ Không đi đánh chuông. Đường Tăng đã bái tạ đại lễ xong nhưng Tôn Ngộ Không thì vẫn đánh chuông ngân vang. Người trong chùa thấy vậy liền hỏi y:

- Sao Đường Tăng khấu đầu đại lễ đã xong mà ngài còn đánh chuông nữa?

Tôn Ngộ Không liền bỏ chiếc dùi xuống rồi cười mà giải thích rằng:

- Làm sao mà ngươi hiểu được, đấy là ta “làm hòa thượng một ngày đánh chuông một ngày” đấy!

Có nhiều độc giả không chú ý đến câu nói này của Tôn Ngộ Không, mà chỉ nghĩ đó là một câu nói đùa. Thực ra, trong Tây du ký, từng việc, từng hồi, từng câu, từng chữ đều có ý nghĩa, cái gọi là chân nhân là lời chẳng nói sương mà là tu hành thành ý, lưu tâm đến từng câu, thì mới có thể hiểu được diệu lý chân thực.

Vậy, tại sao Tôn Ngộ Không nói mình “làm hòa thượng một ngày đánh chuông một ngày”? Có lẽ trong câu nói này đã bao hàm ba tầng ý nghĩa: Thứ nhất, Tôn Ngộ Không đã là một con khỉ thì hắn sẽ ngang bướng mà đánh chuông loạn xạ, hay nói cách khác rằng ngang bướng là bản tính của y rồi; Thứ hai, từ trước tới nay y ngang tàng đã quen, lên trời xuống đất y không hề bị ràng buộc bởi điều gì, còn bây giờ y lại phải đội lên đầu một chiếc vòng kim cô, mỗi ngày ngoài việc đi và đi trong sự buồn chán thì khó tránh tâm trạng oán hận; thứ ba, bản tính của Tôn Ngộ Không chính là một loại hình tính cách của sức mạnh, mà đặc điểm của loại hình tính cách này là thích “làm hòa thượng một ngày đánh chuông một ngày.”

Đặc điểm tính cách của Tôn Ngộ Không

Tôn Ngộ Không “làm hòa thượng một ngày đánh chuông một ngày” hắn không thể là người không có trách nhiệm, ngược lại phải là người có cái tâm trách nhiệm rất cao. Với y, đã làm hòa thượng thì phải đánh chuông, không đánh không được. Đặc điểm nổi trội của những người thuộc loại hình tính cách mạnh mẽ này là họ rất coi trọng hiệu quả thực tế, họ có một yêu cầu tối thiểu đối với bản thân mình, và họ luôn xem đó là vinh dự. Trong cuộc sống, mỗi ngày họ đều có mục tiêu rõ ràng và luôn theo đuổi mục tiêu đó. Họ rất chú ý đến công việc họ làm, đồng thời luôn đặt ra mục tiêu thiết thực mà bản thân có thể làm được, và sau đó họ luôn nỗ lực để đạt được tiêu chuẩn này - Đó là toàn bộ nội dung trong cuộc sống của họ.

Giống như Tôn Ngộ Không, những người thuộc loại hình tính cách này sẽ không bỏ cuộc nếu chưa đạt được mục đích. Những người thuộc loại hình tính cách cầu toàn thì suy nghĩ, người thuộc loại hình tính cách sôi nổi thì nói, người thuộc loại hình tính cách ôn hòa quan sát, chỉ có người thuộc loại hình tính cách mạnh mẽ mới làm việc một cách thực tế. Có những khi, biện pháp làm việc mà họ lựa chọn không được thỏa đáng, nhưng họ muốn thực tế bản thân phải làm được một số công việc thì mới hài lòng. Quả đúng như vậy, nhóm người có tính cách mạnh mẽ là những người thực tế nhất. Họ không quá chú ý đến những sự việc xa vời, mà chỉ chú ý làm cho thật tốt công việc trong tay họ. Làm hòa thượng một ngày thì hẳn phải đánh chuông một ngày. Họ rất ít khi quan tâm đến việc ngày mai.

Bởi vì họ luôn chú ý tới cái thực tế nên thường không có cái nhìn sâu sắc, thiếu sự suy xét tới hậu quả lâu dài - trong khi đó đây lại là đặc điểm của người thuộc loại hình tính cách cầu toàn, về điểm này, loại hình tính cách cầu toàn kết hợp bổ sung cho loại hình tính cách mạnh mẽ sẽ tạo nên sức mạnh.

Hoàn toàn trái ngược với Tôn Ngộ Không. Đường Tăng thuộc loại hình tính cách cầu toàn nên có tư tưởng khá sâu sắc. Ông thích khảo xét các vấn đề về giá trị nhân sinh, ông quan tâm đến ảnh hưởng lâu dài của mọi sự việc, ông luôn hy vọng làm thế nào cho thật toàn vẹn những việc có liên quan đến bản thân mình. Vì vậy, Đường Tăng thuộc loại hình tính cách cầu toàn có thể chỉ đạo Tôn Ngộ Không làm những việc chân chính, khắc phục khuyết điểm ngang bướng, làm càn.

Vì Đường Tăng thuộc loại hình tính cách cầu toàn, luôn luôn muốn định ra những quyết sách chính xác nên thường do dự, thiếu quyết đoán. Để làm được mọi việc chắc chắn thì người thuộc loại hình tính cách cầu toàn sẽ cố gắng thu thập thật nhiều tin tức - mặc dù như vậy nhưng họ vẫn không tin vào quyết định của bản thân. Vì vậy nhiều khi mọi người thường hay chế nhạo họ là những người “tư tưởng người lớn, hành động trẻ con”. Trong khi đó, hành động lại đúng là sở trưởng của người thuộc loại hình tính cách mạnh mẽ. Người có tính cách thuộc loại hình mạnh mẽ cho rằng, thà ra tay hành động trước khi mới đạt 55%, thậm chí là 1% còn hơn là đợi được 100% rồi mới lựa chọn hành động, bởi vì khi kế hoạch chưa bị đổi thì chỉ có hành động mới mang lại kết quả.

Câu nói cửa miệng của Tôn Ngộ Không là: “Lão Tôn ta đến đây!” Đó là một lời tự khen ngợi đối với hành động nhanh chóng của mình. Một mặt, đó chính là tác phong quyết đoán, chú trọng hành động để có thể giải quyết nhanh chóng mọi việc. Mặt khác, cũng vì tính cách nhanh nhảu của họ mà dẫn đến nhiều phiền hà ngay bản thân họ cũng không ngờ.

Sự phiền hà do cái tâm hư vinh gây ra.

Tôn Ngộ Không khua chuông ầm ĩ làm kinh động đến toàn bộ tăng nhân trong chùa. May nhờ Đường Tăng nho nhã, lịch thiệp nên chúng tăng cũng không phân bua với Tôn Ngộ Không và còn dẫn cả hai thầy trò vào phòng khách phía sau, rồi đích thân trụ trì ra, mời hai thầy trò cùng uống trà.

Đồ uống trà của trụ trì khá cầu kỳ, khay trà làm bằng ngọc dương chi, cốc uống trà làm bằng sứ pháp lam có nạm vàng. Một cậu bé bưng chiếc ấm đồng lên rồi rót ra ba cốc trà thơm ngát. Loại trà đó cũng là loại trà thượng hạng, thơm ngon đến nỗi “màu sắc đẹp hơn nhụy lựu, hương vị thơm hơn hương quế!” Đường Tăng thấy vậy thì không ngớt lời khen:

Tuyệt quá! Tuyệt quá! Thật đúng là cốc đẹp trà ngon!

Trụ trì khách khí nói:

Đâu có, đâu có. Hai vị từ thiên triều thượng quốc đến đây, có bảo bối nào mà hai vị chưa được thấy qua? Còn như những đồ này thì đâu có gì đáng để khen ngợi chứ? Nếu các vị có mang đen bảo bối gì thì nhất định phải cho tôi xem qua để tôi được mở rộng tầm mắt đấy nhé!

Đường Tăng là người thuộc loại hình tính cách cầu toàn, có suy nghĩ tinh tế nên nghe trụ trì nói vậy thì ông cười và thận trọng trả lời:

Thật là ngại với ngài quá, chúng tôi nào có bảo bối gì chứ. Mà dẫu có đi chăng nữa cũng đâu có mang nổi được vì đường sá xa xôi thế này.

Tôn Ngộ Không là người thuộc loại hình tính cách mạnh mẽ không có được suy nghĩ chín chắn nên liền nói chen vào:

Sư phụ, chiếc áo cà sa trong gói đồ của sự phụ chẳng phải là bảo bối đấy ư? Con lấy ra cho ngài trụ trì đây xem thử có được không ạ!

Các vị chúng tăng nghe nói đến áo cà sa thì ai nấy đều nhếch mép cười khẩy. Tôn Ngộ Không thấy vậy liền hỏi:

Các người cười cái gì chứ?

Các vị chúng tăng liền trả lời:

Áo cà sa thì có thiếu gì mà nói là bảo bối? Giống như mấy chục chiếc áo cà sa của chúng tôi đây. Ngay sư phụ của chúng tôi, cả một đời làm hòa thượng thiếu gì áo cà sa nữa!

Tôn Ngộ Không nghe các vị chúng tăng nói như thế thì lớn tiếng:

Vậy thì lấy áo của các người ra đây cho ta xem!

Các vị chúng tăng cũng thích khoe khoang nên nghe Tôn Ngộ Không nói vậy thì liền khiêng ra 12 cái tủ lấy áo cà sa ra treo lên rồi mời hai thầy trò Đường Tăng xem. Quả nhiên, khắp nhà lấp lánh, rực rỡ, toàn là vải thêu lụa dát vàng.

Tôn Ngộ Không xem qua một lượt rồi cười nói:

Thôi được! Thôi được! Các vị hãy thu dọn lại đi! Ta sẽ lấy áo cà sa của chúng ta ra để các vị xem!

Đường Tăng nghe Tôn Ngộ Không nói vậy thì giật mình, ông liền vội vàng kéo Tôn Ngộ Không lại gần và nói:

Đồ đệ, như vậy không hay đâu. Người xưa đã nói: “Vật quý giá chớ nên để kẻ gian tham nhìn thấy”. Nếu chẳng may họ nhìn thấy thì ắt sẽ động lòng tham; lòng tham đã động ắt sinh mưu kế. Mà hai thầy trò ta lại lẽ loi ở xứ này nên nếu xảy ra tranh giành thì sẽ chuốc lấy phiền hà đấy con ơi!

Hóa ra, Đường Tăng thuộc loại hình tính cách cầu toàn nên rất cẩn thận, ông sớm đã cảnh giác kẻ gian. Thế nhưng, Tôn Ngộ Không tính cách thuộc loại hình mạnh mẽ nên phớt lờ đi:

Xem áo cà sa thì chuốc phiền hà gì chứ?

Nói rồi y mở gói đồ ra rồi lấy chiếc áo cà sa gấm do Phật Như Lai nhờ Quan Âm Bồ Tát tặng cho Đường Tăng để các chúng tăng xem. Trong nháy mắt, cả căn phòng trở nên lấp lánh, ánh sáng rực rỡ, các chúng tăng ai cũng trầm trồ khen ngợi, quả là một bảo bối! Còn Tôn Ngộ Không thì dương dương tự đắc lắm.

Chẳng ngờ vị trụ trì thấy áo cà sa lộng lẫy như vậy thì quả nhiên đã động tà niệm, muốn đem chiếc áo cà sa đó về phòng để ngắm một đêm cho thỏa thích rồi sáng mai sẽ hoàn trả lại. Đường Tăng nghe vị trụ trì nói vậy thì giật mình, ông trách Tôn Ngộ Không:

Tất cả là do con cả đấy!

Tôn Ngộ Không nghe sư phụ nói vậy thì cười:

Con e họ không lừa được chúng ta ấy chứ. Sư phụ cứ đưa áo cà sa cho ông ta đi.

Vị trụ trì cầm được áo cà sa trong tay thì không muốn trả lại. Tại sao lại như vậy? Đó là do ông ta ganh ghét, đố kỵ. Cùng là hòa thượng cả. Đường Tăng dựa vào cái gì mà lại có được chiếc áo cà sa là bảo bối quý giá như vậy, bậc phương trượng như ông tại sao lại không có chứ? Nghĩ như vậy nên suốt đêm đó vị trụ trì đã bàn bạc với các hòa thượng khác, họ quyết định thiêu chết hai thầy trò Đường Tăng để chiếm lấy chiếc áo cà sa quý giá.

Bạn đang đọc Tây du @ ký của Thành Quân Ức
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Mr. Robot
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt đọc 2

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.