Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Người chết cười

Phiên bản Dịch · 1932 chữ

Tôi sinh ra ở Kinh Châu, từ nhỏ sinh sống ở nông thôn, là một tay ông nội nuôi tôi khôn lớn. Cứ tưởng rằng sau khi tốt nghiệp tôi có thể phụng dưỡng và chăm sóc ông nội để ông hưởng thanh nhàn hạnh phúc, thế mà không ngờ rằng ngày tôi tốt nghiệp còn chưa kịp báo tin vui đà nhận được điện thoại báo tang của trưởng thôn báo ông nội tôi đã ra đi rồi.

Dọc đường trở về tôi đều lắc đầu nói không thể nào, cho đến ngày hôm sau khi tôi về đến quê vào trong nhà mớ thấy linh đường đã ở chính giữa nhà. Lúc này tôi mới tin đây là sự thật.

Sau khi về nhà, việc đầu tiên của tôi chính là nhìn mặt ông lần cuối, trưởng thôn cùng vài người họ hàng của tôi cùng mở nắp quan tài, sau đó lật từ tiền giấy đắp trên mặt của ông nội xuống, tôi thấy ông nội nằm trong quan tài an tĩnh, khuân mặt an tường tựa như ngủ sau, cơ bản là không hề giống người chết.

Tôi còn có ý định đánh thức ông nội dậy, thế nhưng vừa mới định mở miệng thì rốt cuộc bi thương nhẫn nhịn suốt dọc đường cuối cùng cũng không kìm được nữa mà bộc phát ra, trong phút chốc gào khóc.

Trưởng thôn thấy vậy mới đẩy tôi ra sau lưng rồi lấy tay lau gương mặt của ông nội tôi, bột bên còn quay đầu ra dặn dò: "Thằng bé này sao cái gì cũng không biết thế? Làm sao lại dám khóc để nước mắt chảy vào mặt của người đã mất?"

Tôi xong việc mới biết được truyền thống trong thôn rằng sau khi chết sẽ đặt một tờ tiền giấy lên mặt chính là để tránh không cho nước mắt người thân rơi vào. Nếu không người đã khuất luyến tiếc rời đi sẽ mãi ở lại trong phòng.

Thấy tôi vẫn đau lòng khóc, trưởng thôn lại khuyên tôi tôi, giảng giải nói rằng ông nội tôi mất khi còn đang ngủ, không phải chịu một nỗi khổ nào, đây là hỉ tang, con đừng quá thương tâm.

Nói xong trưởng thôn liền động vào cái quan tài, không biết có phải do nước mắt mơ hồ không mà tôi nhìn thấy ông nội tôi thế mà khóe miệng lại nhếch lên so với trước đây.

Khi đóng nắp quan tài lên, tôi lại khóc thêm một trận nữa sau đó mới mặc đồ tang dưới sự giúp đỡ của họ hàng. Tôi đeo khăng tang xong quỳ gối trước linh cữu của ông nội, dưới sự hướng dẫn của thầy cúng dập đầu kính hương.

m thanh chiêng chống trong đám tang nhanh chóng vang lên, tôi quỳ trên mặt đất, nhìn vào di ảnh của ông nội trên bàn hương khói mà nghĩ về việc sau này không còn gặp được ông nội nữ, tôi lại không ngăn được nước mắt trào lên.

Cả ngày ở trong linh đường tôi giống như người đi mượn, không thể phục hồi tinh thần cứ thế mơ mơ hồ hồ. Loại trạng thái mệt mỏi này mãi đến hôm sau khi họ hàng đến thăm viếng tôi mới có chuyển biến tốt hơn lên.

Không biết có phải ảo giác hay hông, khi giúp họ hàng tôi ngắm nhìn ông nội lần cuối tôi phát hiện ra khóe miệng của ông lại càng nhếch lên rõ rệt hơn so với trước đây.

Họ hàng người thân nhìn thấy hình ảnh này vừa thương tâm lại vừa an ủi tôi nói chính xác ông nội là hỉ tang. Người đã khuất miệng mỉm cười chính là cầu còn không được trăm năm khó thấy một người. Một khi đã xuất hiện chính là sau khi chết sẽ lên trời làm tiên.

Còn có người đưa ra bằng chứng rằng trên mặt ông nội tôi nếp nhăn còn không có thì chẳng phải thành tiên thì là gì.

TÔi nghe được lời này đột nhiên mới nhìn lại thấy đúng là da trên mặt của ông nội so với hôm qua căng hơn không ít. Nhưng tôi không nghĩ nhiều chỉ cho rằng bản thân nhìn nhầm mà thôi.

Bởi vì điều kiện trong nhà có hạn, linh đường chỉ làm ba ngày, rạng sáng ngày thứ tư sẽ mang lên núi. Trước khi lên núi, thầy cúng giúp chúng tôi nhìn mặt ông nội một lần sau cùng rồi sẽ đóng đinh phong bế quan tài lại, chuẩn bị đi lên núi.

Đúng lúc cái nắp quan tài được mở ra, tờ tiền giấy bị vén lên một giây kia, tất cả chúng tôi không khỏi hít một hơi khí lạnh. Thi thể của ông nội thế mà lại hướng về phía chúng tôi cười to.

Trước đây chỉ là khóe miệng nhếch lên cười thì hiện tại càng thêm đáng sợ thậm chí còn lộ ra hàm răng ánh kim vàng trong miệng. Hơn nữa làn da trên mặt ông lại càng biến đổi rõ rệt, nếp nhăn trước đây đã hoàn toàn biến mất, khuân mặt giống như có bàn là cấp tốc là qua, trông rất quỷ dị.

Tất cả mọi người trợn mắt nhìn về phía thầy cúng, hỏi tại sao lại như vậy? Nhưng thầy cúng cũng chỉ lắc đầu nói ông nhiều năm làm thầy cúng nhưng đây là lần đầu tiên gặp được chuyện này. Thế cho nên cuối cùng chính ông thầy còn hỏi chúng tôi rốt cuộc có muốn đưa tang lên núi theo kế hoạch nữa hay không?

Ông nội tôi chỉ có một người con trai là bố tôi, nghe nói lúc tôi còn rất nhỏ đã mất rồi, thế nên phúng viếng đều là cháu ngoại, họ hàng thân thích, tất cả đều là họ khác. Thế nên khi gặp được chuyện này mọi người không ai dám quyết định, đều quay ra nhìn tôi.

Tôi tuy rằng không hiểu văn hóa mai táng nhưng cũng biết thế hệ trước rất chú ý đến việc nhập thổ vi an. Huống chi trước nay đều là như thế, nếu tôi nhất thời mà sửa đổi nói không chừng họ hàng đều không đồng ý.

Co nên tôi căn đầu ra giải thích hẳn là do cơ bắp co rút gây ra, không có chuyện gì, theo kế hoạch đưa lên núi là được.

Tôi là sinh viên duy nhất ở trong làng, đối với lời nói của tôi bọn họ không hề hoài nghi mà âm thầm thở ra một hơi nhẹ nhõm.

Thầy cúng tiếp tục điều hành thanh niên trai tráng đóng đinh lên nắp quan cho tốt, sau đó nâng lên đặt trên hai cái ghế dài. Sau đó nhóm thanh niên bắt đầu buộc chặt dây thừng, cắm đòn khiêng cho chuẩn và đứng hai bên quan chờ.

Ở trong thôn chúng tôi, trước khi tổ tiên lên núi thì thầy cúng phải đi ở phía trước, đội mũ làm pháp sự sau đó dùng kiếm gỗ đào chém vỡ viên ngói đặt trên mặt đất, tám người nâng quan mới theo tiếng mà nâng quan tài lên, sau đó một đường không được dừng lại, trực tiếp đem quan tài hạ xuống mồ.

Nhưng vấn đề là ở chỗ này, thầy cúng làm xong pháo sự nhưng một kiếm chém xuống viên ngói thế mà không vỡ.

Lần này đến lượt những người đưa tang cũng biến sắc. Lúc ấy tôi không rõ vì sao biểu hiện của bọn họ lại khó coi như thế. Sau này tôi mới biết được ở trong thôn của chúng tôi có điều cần chú ý, đó là một kiếm chém xuống viên ngói vỡ càng nhiều thì đại biểu cho hậu thế người đó khai chi tán diệp, ngược lại không vỡ thì đại diện rằng chi này có thể đoạn tử tuyệt tôn.

Chính bởi vì thế nên thầy cúng khi chọn ngói đều chọn những viên ngói cũ kỹ dễ dàng chém vỡ. Thậm trí trước đó còn tạo ra vài cái khe chính là để chém một lần sẽ vỡ. Giống như tình huống này của ông nội tôi thì cả thôn cũng là lần đầu tiên gặp được.

Trong đám người nhanh chóng truyền ra tiếng bàn tán nói ông nội tôi có phải là ra đi không được an tường, trong lòng còn có oán khí cho nên ngói mới không vỡ.

Thầy cúng không quản nhiều như thế, lần nữa rút kiếm bổ xuống một kiếm nữa nhưng viên ngói vẫn khống hề vỡ. Lần này, âm thanh trong đám người lại càng to hơn.

Chú họ tôi thấy thế liền giải thích nói rằng ông nội của tôi ra đi rất an lành, trên mặt còn mang theo nụ cười để họ hàng đừng bàn tán loạn xạ.

Nhưng tôi thấy vẻ mặt của thầy cúng vào tiết trời mùa hạ mát mẻ lại hiện một tầng sương lạnh.

Ông ấy không hề giải thích mà cầm theo kiếm hướng về phía mái ngói hô một câu: "Bác Hữu, chẳng lẽ bác thật sự muốn con cháu đoạn tử tuyệt tôn?"

m thanh này của ông thầy rất nhỏ dễ dàng bị tiếng bàn tán của các hương thân lấn át đi chỉ có tôi gần ông ấy nhất mới nghe thấy.

Ông nói xong lại một lần nữa đánh xuống kiếm gỗ, lúc này viên ngói theo tiếng mà vỡ ra nhưng kiếm gỗ đào cũng theo đó mà gẫy làm hai đoạn. Thầy đốt pháo ở một bên cũng chẳng quan tâm nhiều mà vội vàng bật lửa đốt pháo, tám người khiêng đồng thời hô một tiếng đem quan tài nâng lên, đi theo thầy cúng hướng phía huyệt mộ mà đi.

Đi đến vị trí tốt mà thầy cúng chọn, ông lại làm một hoạt pháp sự giết gà thắp hương sau đó tôi cùng với anh họ đi về trước. Đây cũng là tập tục trong thôn của tôi, người thân cách một thế hệ thì không được ở lại.

Về đến nhà, nhìn đến linh đường còn chưa kịp dọn dẹp hồi ức từng đoạn ở cùng ông nội cứ thế hiện ra trước mắt tôi, nháy mắt, hốc mắt đã mờ ảo. Không đợi nước mắt chảy ra, người thân giúp nhà nấu cơm sang đã giải thích rằng ngày đầu tiên người khuất xuống mộ không thể khóc, nếu không tổ tiên đã khuất sẽ lưu luyến không muốn đi.

Tôi đành xoa xoa đôi mắt, cố nén nước mắt ngồi ở trên ghế mà nhìn thân ảnh họ hàng người thân ra vào.

Dựa theo tính toán thời gian từ khi nâng quan đến giờ đáng nhẽ thầy cúng cũng nên quay về rồi, nhưng chờ mãi đến giữa trưa cũng không thấy thân ảnh của bọn họ đâu. Những người hỗ trợ ban sáng đã đi rồi, trong nhà chỉ còn chừa lại chúng tôi là đời thứ ba nên chẳng ai biết có chuyện gì xảy ra.

Mãi cho đến khi trời tối, bên ngoài cửa mới truyền đến một loạt tiếng chân hỗn loạn. Tôi biết, bọn họ đã quay về rồi.

Nhưng tôi trăm triệu lần không nghĩ tới là không chỉ tám người khiêng quan cùng thầy cúng trở về màng theo chân bọn họ về còn có ông nội của tôi.

Bạn đang đọc Tam Thi Ngữ 2 của Lạc Tiểu Dương
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi danguyetthanhkhau
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt đọc 15

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.