Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Hậu chiến: Tang lễ, bảo hiểm và vài thứ cấm người chưa nhận đủ mười ba lần lì xì

Tiểu thuyết gốc · 3395 chữ

Trận chiến với La Maestro del Mar khiến El Draque thiệt hại ngoài sức tưởng tượng.

Tổng kết trận chiến, năm mươi hai thủy thủ, gồm những người dính ngay trong đợt đấu pháo và bị thương do các mảnh vỡ văng phải, không qua khỏi. Thủy thủ đoàn mất hơn một phần sáu thành viên, nhiều đội hi sinh hoàn toàn. Khu bệnh xá, nằm bên dưới các boong pháo, đầy mùi máu với cồn, rượu. Tử thi được đưa hết lên trên, trong khi những người khỏe mạnh ở lại dọn dẹp: Họ không muốn có dịch bệnh trên tàu. El Draque là một chiến hạm đông đúc, khoảng ba trăm thuyền viên trên cái galleon già khú. Nếu thật sự xảy ra dịch, thì hậu quả sẽ cực kỳ khủng khiếp.

Hiện tại, buông neo ở nơi cách chiến trường ban nãy khoảng hai chục hải lý, tức cũng gần bốn giờ đi với tốc độ tối đa và hướng gió tốt, El Draque thu buồm, trang thủ tiến hành việc sửa sang lại. Tổn thất lên thân tàu không nhiều – phép màu lớn khi bắn nhau rát sạt thế mà chỉ một khẩu mười hai pao và bốn cây thần cơ thực sự hư hại, số còn lại chỉ đơn giản… mất bệ, dùng gỗ dự phòng làm thành bệ đỡ mới là lại chiến được tiếp ngay. Mấy sợi dây chão, bện từ sợi gai dầu bọc nhựa đường, cũng chất đầy trong kho chứa phía dưới. Lũ chuột không thích mùi nhựa gắt gắt ấy nên không cắn vào, cũng hên.

Tuy nhiên, việc quan trọng nhất chính là bây giờ.

Trên boong tàu, nằm dài gần kín cả khoảng sàn gỗ, năm mươi hai tử thi được bọc chặt trong lá cờ hải tặc đang chờ được an táng. Do số lượng quá nhiều, thuyền viên khác phải đứng xung quanh, dành hẳn khoảng trống giữa cột buồm trước với cột chính cho những đồng đội đã khuất. Thủy táng. Phàm đã đi trên tàu, chết ở biển sẽ về với biển. Đại dương xanh là nấm mồ chung của mọi thủy thủ, nơi họ gửi lại thân xác này, để dòng nước xanh gột sạch tội lỗi. Trao thân cho đáy biển tối tăm, những linh hồn ấy sẽ tìm đường về lại thiên đàng.

Giữ chiếc mũ ba sừng trước ngực, thuyền trưởng de Majorca giọng nghiêm nghị, mắt nhìn thẳng xuống dưới, nói những từ vang như đại bác:

- … Và tại đây, các anh em, bằng hữu, những đồng bạn của chúng ta đã ngã xuống trong trận đánh ấy. Năm mươi hai thủy thủ, những người đã từng cùng chúng ta giong buồm khắp đại dương, đã từng chịu cùng hoạn nạn, hưởng cùng niềm vui, đã mãi mãi ra đi. Thân thể họ, xin được trao lại cho biển khơi, Cầu cho thủy triều xanh kia sẽ cuốn đi mọi tội lỗi, lầm lạc họ đã phải gây ra, để linh hồn đồng đội có thể quay về với nước Trời. Lạy Đấng Tạo hóa là cha chúng con, lạy Mẹ đại dương là mẹ chúng con, những đứa con đi xa giờ đây đã quay về! Nguyện cho linh hồn anh em chúng con…!

- Nguyện cho linh hồn anh em chúng con…!

Như một đức linh mọc đáng kính, Martin đọc bài kinh cầu nguyện cho kinh hồn những thủy thủ đã ngã xuống trong trận đánh, còn những người khác, trong niềm tiếc thương vô hạn và sự thành kính với đồng đội đã khuất, đứng cầm mũ đầy trang nghiêm trước linh cữu bạn mình. Có những người, trước đó vài tiếng vẫn còn nói cười vui vẻ, còn hẹn tối nay uống rượu, khi về cảng sẽ đi đánh bạc,… vậy mà giờ thi thể đã lạnh ngắt, cứng đờ. Không mang quan tài, xác chỉ có thể được quấn trong lá cờ hải tặc, với hai đồng xu vàng để trên mắt, coi như “lộ phí” sang bên kia. Đồ đạc, tư trang cá nhân được liệm theo, gói thành bao trên ngực, trước khi cùng quấn vào lá cờ đen sọ trắng. Vũ khí để lại, vì sẽ cần dùng tới tiếp.

Lầm rầm cầu nguyện, boong tàu đã trở thành nhà thờ giữa biển khơi, nơi cử hành tang lễ cho những thủy thủ đã anh dũng ngã xuống. Không ai nói với nhau lời nào, duy chỉ có vài ba giọt nước mắt mặn chát hiếm hoi lăn trên bờ má đã chai sạn đi vì sóng gió. Họ đọc kinh, cởi mũ xuống để thể hiện sự tôn trọng. Chưa bao giờ, việc mất đi người mình gắn bó có thể dễ dàng vượt qua. Nhưng họ vẫn phải tiếp tục. Việc cuối cùng có thể làm lúc này chính là khấn, nói những lời cuối cùng với người chết, tiễn đưa họ về nấm mồ chung của kẻ đi biển.

Boong…! Boong…! Boong…! Boong…!

Từng hồi, từng hồi chuông dài, bi tráng gióng lên trên tàu. Giữa trưa, Mặt trời nắng gắt, nhưng El Draque lại mát mẻ lạ thường. Cùng tiếng chuông ngân, chiếc chuông vốn chỉ được dùng để báo hiệu tác chiến và các mối nguy hiểm khác, gió thổi. Từ nơi chân trời xa vời vợi, gió thổi đến, tạt qua mạn, vút lên cao những sào néo buồm, như thể mang theo nó lời khẩn cầu của kẻ còn sống đến nơi thiên đường cao xa trên kia. Sóng vỗ vách thuyền ì oạp, ì oạp từng hồi, làm chao đảo bà cô già vốn đã chẳng mấy khỏe khoắn này, khiến thủy thủ đoàn phải dang rộng chân mới trụ vững được.

Phần cuối cùng của lễ thủy táng đã đến. Hai thủy thủ sẽ giữ tấm ván dài, được hướng xuống biển, trong khi từng tốp bốn thành viên sẽ đến, nhẹ nhàng nâng thi thể lên đặt vào đó. Khác với người dự tang lễ, những thành viên này, được xem như “đội mai táng”, sẽ mặc lên mình bộ y phục đẹp nhất, lành lặn nhất, cùng mũ ba sừng đen, biểu thị cho sự chết đã đến. Họ phải ăn vận thật lịch sự, sạch sẽ, trang trọng nhất có thể, để các đồng bạn đã nhắm mắt xuôi tay kia biết được rằng kẻ ở lại kia vẫn luôn thực lòng tôn trọng mình. Tôn trọng người đã khuất, kể cả cướp biển cũng thế. Mỗi lần năm người sẽ ra đi, về với vòng tay âu yếm bao la của mẹ hiền biển cả.

Bùm!

Đại bác mũi khai hỏa. Tấm ván chúc xuống, người thủy thủ quấn mình trong lá cờ kiêu hãnh lao mình thẳng vào mặt nước trong xanh mà sâu vô cùng tận ấy. Liên tiếp như thế, cứ khi pháo bắn một phát, không đạn, năm tử thi lại được trao về cho biển khơi, cho nhà mồ chung của tất cả. Mười một lần bắn, mười một lần tiễn biệt, năm mươi hai người đồng chí đã hoàn toàn mất hút dưới những con sóng dập dìu.

Lúc này, họ mới lại đội mũ lên.

Kết thúc rồi.

Quay trở lại làm việc, các thủy thủ mau chóng cất mấy tấm ván đi, không để chúng choán chỗ nữa. Nhóm lau dọn đem mấy xô nước lên, nhúng giẻ lau, bọt biển vô rồi cúi xuống hì hục chà boong, rửa cho sạch mấy vết máu dính khô. Số khác leo lên thang dây, căng buồm. Chiếc trục tời lớn trước mũi tàu, nơi có mấy thanh gỗ lớn tra vô, mỗi người một tay đòn thế, được mười hai ông cao to xoay từ từ. Kéo neo lên. Nắm chặt bánh lái, María gồng mình bẻ nó hết cỡ sang trái, đưa tàu rời xa khu vực này.

Đứng cạnh đó, Annatar’re nhoài người ra lan can, nhìn về phía nơi họ thả các thi thể xuống. Mấy đứa khác cũng làm theo. Ban nãy, khi thực hiện tang lễ, họ đứng nghiêm như mọi người, nhưng không cầu kinh. Trừ Annata’re đã học qua, còn lại đều không biết cách đọc. Nên họ chọn cách im lặng, chỉ đứng nghiêm nhìn. Lúc này mới thực sự nói lời chia tay.

Vẫy tay theo, Antariix nói bằng tiếng Y’iukatan:

- Mong mọi người bình an trên Caleuche!

Chắp tay trước ngực, Ku’inn cũng cầu theo:

- Nhân danh Pityiuh, Pinata và Pinĩya, yên nghỉ.

“Không phải là ba vị thần biển của Caleuche sao?”

Đang ở gần con gái, Martin vô tình nghe được lời cầu siêu của đám trẻ. Ông mỉm cười, dù ở đâu đi nữa, ngoại hình ra làm sao, thì vẫn luôn tồn tại sự tương đồng. Không ai lại có thể dửng dưng trước cái chết của người khác. Cầu nguyện, mong cho linh hồn được nghỉ ngơi trong bình an vĩnh cửu, âu cũng là chuyện lành.

Tiếp theo, là việc “bồi thường thiệt hại”.

Cướp biển từ lâu đã tồn tại một bộ quy tắc ứng xử chung, trong đó có quy định về “bảo hiểm lao động” đối với thuyền viên. Theo đó, với mỗi vết thương chịu trong chiến trận hay dông bão, những khi tàu gặp khó khăn, đều được đền bù tương xứng. Với mệnh giá trao đổi chính dùng đồng doubloon, loại xu vàng pha đồng rèn theo cách riêng của dân da đỏ, vốn thường được các thuộc địa sử dụng như đơn vị trung gian giữa các loại tiền tệ khác nhau, cướp biển đã biến nó thành tiền tệ riêng của mình. Có giá bằng tám đồng escudo của Iberia và năm pao vàng Angland, nhận được thứ này thì tha hồ sống sung túc.

Nhưng không ai lại muốn “nhận” tiền theo cách này. Mất mắt thuận bồi thường năm đồng vàng, mắt còn lại sáu đồng. Cái giá cho bàn tay thuận là mười đồng, bên không thuận tám đồng, tương tự với chân. Mỗi đốt ngón tay có giá một phần tám doubloon, tức một escudo. Mất cánh tay, tùy theo khu vực, sẽ được cho khác nhau. Nếu đi mất đến cùi chỏ sẽ là ba mươi đồng rưỡi, mất toàn bộ - lên tận vai – sẽ là năm mươi xu chẵn. Mức thương tật đánh giá trên từng người sẽ tương ứng với số tiền bảo hiểm họ được nhận. Cưa chân sẽ được thêm chân giả và nạng, tuy nhiên chúng thường không có sẵn nhiều nên ít người có liền. Bị đâm, bắn sẽ tùy theo độ nguy hiểm của vết thương để xác nhận, nếu hoàn toàn không còn khả năng đi biển sẽ được trợ cấp hẳn một trăm doubloon, cùng với sự giới thiệu việc làm mới phù hợp với thể trạng hiện tại.

Hệ thống bảo hiểm này được đặt ra bởi các trùm cướp biển thời xưa, những người cho rằng cuộc đời họ đã quá bạc bẽo, thì ít ra cũng nên có cái gì đó động viên tinh thần anh em lỡ khi hoạn nạn. Dần dà về sau, nó trở thành thứ bắt buộc trên mọi con tàu xưng danh “hải tặc”, nơi điều kiện sống đôi khi khiến thủy thủ hải quân thèm nhỏ dãi. Họ cũng dùng các phúc lợi này để chiêu mộ thêm thành viên, và tuy không đẹp lắm, lại rất có hiệu quả. Dù sao thì, chính quyền cũng hầu như có quan tâm gì tới dân đen đâu?

Nghe qua thì rất tuyệt vời. Đúng, rất tuyệt, tuy nhiên chỉ khi người phải trả tiền không phải mình! Mấy việc thế này. Martin đẩy tất cho Silvers, còn mình đứng xem. Thực ra ông tự làm cũng không sao, thời gian sẽ chỉ chậm hơn, ì nói về khả năng đếm tiền, quản lý tài chính với làm toán, trên cái tàu cũ nát này thuyền phó thứ hai thì không ai dám xưng nhất.

Vả lại, giờ Martin có việc quan trọng hơn. Gọi chàng trai da đen cao lớn, đầu cạo trọc lốc như quả đạn thần công lại, ông bảo:

- Gwanbi, cậu gọi thêm Póg với Baqwe rồi theo tôi xuống dưới! Annatar’re, kêu ba người kia luôn! Chúng ta phải chào hỏi “khách” cái đã!

- Rõ!

- Rõ!

Dứt lời, Martin dặn con và đám thủy thủ còn ở lại tiếp tục canh gác, coi chừng cái bánh lái có vấn đề. Giữ nguyên hướng đi về Tartaruga, họ đã chậm lại khá nhiều rồi. Con tàu vốn đã nặng trĩu châu báu từ các chuyến đánh cướp trước đó, giờ có muốn nhanh hơn cũng khó. Đôi khi María lại thấy ghen tỵ với bọn galley và galleass, những chiếc có nhiều mái chèo, ít phụ thuộc vào sức gió. Nhưng giờ có muốn thì cũng thay đổi được gì đâu? Cô vẫn phải giữ tay lái, còn ông già Giusepp vừa lên boong đã cầm ống nhòm lên, xem xung quanh có gì bất thường không.

~oOo~

Lõm bõm… Lõm bõm…

Lội bộ trên lớp sàn gỗ ngập nước tới mắt cá, ướt hết ủng, thiếu hẳn ánh Mặt trời, bốn ông chú cao to và hội mèo con rảo nhanh qua những chiếc lồng kim loại lớn gỉ sét nằm hai bên tàu. Chừa ra một hành lang nhỏ hẹp vừa đủ cho hai đứa bé con đi ngang nhau, chứ người lớn chỉ có thể qua lần lượt, họ đang ở khu vực “xà lim” của El Draque. Bất cứ con tàu nào cũng phải có phòng giam dành cho đám nổi loạn bị đàn áp hay tù binh vớt lên được, chưa kể vì vốn là tàu nô lệ, El Draque không thiếu những nơi thế này.

Tổng cộng hai chục buồng giam có kích thước chỉ hai mét rộng, dôi ra cũng tầm ấy và cao tầm ba mét, xây sát rạt vô nhau và ngăn ra chỉ bởi tấm gỗ dày phết nhựa đường nhớp nháp, dính dầy hơi nước, đây là nơi họ nhét những “hành khách không mong muốn” vào. Và khi nói thế, tức là thủy thủ tàu địch bắt được, những con tin hay thậm chí là cướp biển khác. Tối tăm, ẩm thấp, ngột ngạt đến tột cùng, chẳng có lấy nổi ô cửa sổ nào, và mấy tấm gỗ cứ thế ngăn nơi này thành những khu vực hai phòng tù đối diện nhau, nó tệ hơn bất cứ cái nhà đá nào từng được biết tới.

Ở nơi tối tăm ấy, ánh vàng vọt leo lét của chiếc đèn dầu là nguồn sáng duy nhất. Vừa đủ soi vào, có thể tạm thấy được mấy người họ. Martin đi đầu, thanh kiếm lớn và mấy khẩu súng vẫn đeo trên người. Phía sau là bầy mèo, còn ba thủy thủ đứng cuối. Họ mang hai chiếc đèn, đủ nhìn đường từ hai phía. Gwanbi, gã thanh niên người da đen, để ngực trần, khoe cơ thể sáu múi ra. Chỉ đeo mấy sợi đai giắt súng, mặc quần lửng dài ngang cẳng chân và đi đôi giày da rẻ tiền, y thuộc dạng “cận vệ riêng” của thuyền trưởng. Mang theo bên hông cây rìu chiến thay vì kiếm, y biết mình phải làm gì.

Phía sau cùng, hai anh em sinh đôi Póg và Baqwe cầm rìu và súng lục cảnh giới. Đến từ cùng châu lục với Gwanbi, dĩ nhiên da họ đen hệt như màu sơn ngoài vỏ tàu, nhưng lại phân biệt được bằng quần áo và kiểu tóc. Póg cạo trọc lốc, trong khi anh trai Baqwe để dài và cột mái tóc đen đó ra sau, giống kiểu quý tộc hay làm. Cách ăn mặc cũng khác: Người anh bận đồ đàng hoàng, áo sơ mi vàng ố màu với áo khoác màu be dài ngang đầu gối, quần dài và ủng cao cổ, nai nịt gọn gàng, trong khi gã em lại mặc sơ mi phanh cúc, quần lửng xanh thấy cả bắp chân cùng đôi giày gần như mới vớt từ cái tàu chìm nào lên. Điểm giống nhau duy nhất có lẽ là khuôn mặt, đôi mắt nâu sáng ngời ngời và kiểu đeo đai chéo cả hai bên vai, mang hơn chục khẩu súng lục trên mình.

Dừng trước một buồng, Martin nhổ bãi nước bọt, rồi dùng tiếng Y’iukatan nói với bọn nhỏ:

- Nhìn vô đi mấy đứa, cảnh đẹp lắm!

- Vâng?

Không suy nghĩ gì, Antariix đã lao đến ghì chặt lấy cửa thép, ép mặt sát vào mà nhìn. Ku’inn làm theo, rồi tới Annatar’re và Ixhiucoalt. Thị lực họ tốt, nên trong bóng tối cũng không thành vấn đề. Chỉ vài giây để quen. Và…

- Ố là la, cảnh đẹp! Cảnh đẹp! Thuyền trưởng, con thú trong ông vẫn còn nhạy lắm!

- Hà hà, chú quá khen!

- Sự thật nó thế, hô hô hô!

Vừa kéo quần lên, Póg cười cười nói nói nham nhở, khi ánh đèn soi đến bên trong. Nằm dài trên sàn ngập nước, cơ thể ướt sũng, bóng loáng mấy giọt nước lấp lánh, năm cô gái bị trói quặt đôi tay ra sau lưng đương co ro người lại, giãy giụa như thể cố gắng cởi dây ghê lắm. Cột lại bằng thứ dây chão phủ hắc ín chuyên dùng kéo buồm, nên dù có giãy đến đỏ rát hết cổ tay, họ cũng không cách nào thoát ra được.

Năm người đẹp bị trói tay thúc ké, bộ ngực đồ sộ bất đắc dĩ phải ưỡn ra trước, nằm chìm phần nào cơ thể nuột nà dưới làn nước lạnh giá khiến ba thanh niên còn chưa tới “băm” kia phải cố kìm xuống, không được phép “thức tỉnh” trước mặt con nít, còn Martin thì chắc già quá rồi. Nhan sắc hoàn toàn không tầm thường, người nào người nấy da trắng như tuyết, vòng eo con kiến, ngực nở mông căng, chân dài thướt tha.

Trên người họ chỉ còn quần áo lót – đồ mặc sang trọng lúc được cứu lên đã bị María và Antonio lột sạch. Đôi khi Martin cũng phải bất ngờ trước sự bạo của thằng bé đó. Chắc vì đã đi cùng con gái ông từ bé nên chai luôn rồi? Nhìn thân xác phụ nữ khác mà không phản ứng, chẳng biết nên lo hay nên mừng đây. Đồ lót mặc trong lại trắng tinh khôi, giờ dính nước ướt nhẹp nên bó lại càng sát hơn, ôm ghì vào thân xác tuyệt đẹp ấy, làm da thịt nổi rõ như chẳng mặc gì. Mấy nàng ấy bị trói gô, giãy giụa thì nhô ngực căng mông, đến cả đôi chân khép sát như cái đuôi tiên cá cứ chòi qua đạp lại làm đám thanh niên chịu không nổi mà quay ra chỗ khác.

Annatar’re thấy vậy nhếch mép cười mỉa, trong khi Ku’inn sợ ra mặt, không còn giọt máu. Antarix với Ixhiucoalt nhỏ tuổi hơn đã trốn biến ra sau lưng chị lớn, chúng nó vẫn chưa quên được mấy ngày kinh khủng đó. Và bây giờ, nhìn tụi đàn ông đang lên cơn hứng kia, nỗi sợ tột độ bất giác ùa về.

Thấy có bóng người, một cô gái, để kiểu tóc làm cao theo lối quý tộc, gượng mình chồm dậy mà cố hết sức quát:

- Đám… Đám cướp biển các ngươi! Định làm gì… bọn ta?

- Đứng coi thôi, ha ha!

Đáp lời với cái mặt không cảm xúc, dường như Martin đã nghiền nát những ảo mộng đen tối, sâu kín của ba thanh niên cao to đen hôi kia rồi! Mặt họ thất thần thấy rõ, nhăn như khỉ phải ớt, tỏ rõ ý không chịu. Chỉ khi thuyền trưởng bảo họ ráng nhịn, về tới đảo sẽ tìm mấy em xinh tươi cho mới lại tươi roi rói cái mặt lên. Quay lại với tù binh, thuyền trưởng đưa đèn cho Antariix cầm, rồi nói:

- Ờm… Chào?

- “Chào”? “Chào” á? Sau khi… đánh chìm tàu của bọn ta? Hụ! Hụ!

- Ây, bình tĩnh nào. Từ từ nói chuyện cũng được mà.

Thế là cuộc “chém gió” quái đản bắt đầu.

Bạn đang đọc Quỷ biển - Cộng hòa Tự do sáng tác bởi IvanDFakkov
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi IvanDFakkov
Thời gian
Lượt đọc 16

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.