Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Chương 12

Phiên bản Dịch · 9634 chữ

Đời sống của kẻ khác

1.

LÚC Y XUẤT HIỆN, mọi người đổ dồn mắt về phía anh. Rồi họ nhìn nhau. Lại đưa mắt quan sát xem thái độ của anh như thế nào. Liệu có một câu nói độc địa hay một quả đấm tồi tệ nào được tung ra giữa bàn tiệc trang trọng này hay không. Nhưng anh vẫn bình thản rót rượu Bordeaux vào ly rồi nhã nhặn: “Cảm ơn mọi người đã đến vui với tôi, à không, với đứa con èo uột của tôi...” Ở bàn bên kia, vợ anh thở phào. Sự lịch lãm và bặt thiệp của anh đã bước qua sai khiến của những xúc cảm thói thường cay độc. Anh nhấc ly rượu tiến vê góc phòng mời y với một thái độ trân trọng. Anh đi được vài bước thì y đã chủ động tiến lại gần, đón nhận ly rượu. Anh lịch lãm trong màu áo carô xanh dương trang nhã, phong thái ân cần và gần gũi như thể giữa anh và y chưa từng xảy ra một khúc mắc gì.Trong khi y vẫn thế. Mắt vẫn liên láo ngó nghía khắp phòng như thế luôn cảnh giác, xăm xoi. Khuôn mặt phì nộn và dáng đứng hơi gù vai, có cảm giác như cái trục cổ ngắn kia không đỡ được khuôn mặt phì nộn bị trĩu xuống bởi thượng đế đã đính lên đó một đôi mắt của con thú yếu luôn rình rập, vừa kiếm mồi vừa lo ngại bị tấn công. Y bắt được cái nhìn hòa nhã nhưng bắn đi một tín hiệu khắt khe của anh trong khi anh lại nhận được cái sụp mắt ái ngại của y. Rõ ràng đêm nay, trước y, trong mắt mọi người, anh là một kẻ mã thượng, một kẻ cố quyền tha thứ chứ không phải là một người cầu cạnh để được làm hòa. Anh đã đi một thế cờ cao. Thế cờ của bậc kỳ thủ khiến mọi người ngước lên kính trọng.

Nhưng hây giờ thì anh bật khóc. Anh khóc to tiếng. Như thể vở kịch mang tên lịch thiệp này đang đến lúc báo hiệu cái kết chẳng tốt lành chút nào, thậm chí có thể lộ tẩy.

Điều gì đang xảy ra? Anh dốc hết ly rượu Bordeaux đỏ và hít tràn lồng ngực. Anh chỉnh lại cravate và đi về phía quầy sách, đang trưng bày ba đầu tiểu thuyết mới của mình, cái thứ mà trước đây vài phút, anh đã gọi là “những đứa con èo uột”.

“Có chuyện gì vậy anh? Anh có sao không?” - vợ anh hốt hoảng. Mọi người dồn mắt về phía vợ chồng anh. Anh ngồi thừ xuống ghế. Chiếc ghế mây anh đã chọn từ trước buổi lễ ra mắt sách, anh rất vừa ý nhưng nay lại quá rộng đối với thân hình đang muốn co nhúm của anh. Anh thu mình nhỏ lại, phô bày vẻ khổ hạnh thường ngày. Anh lọt thỏm trong lòng ghế và muốn tan biến ngay tức thời. Y cùng bước lại ở góc bàn, ly Bordeaux vừa cạn. Y nhìn anh, ánh nhìn chao đảo. Anh cảm nhận được sự lo lắng thành thực hiện lên trong đôi mắt y lần đầu nhìn thẳng vào mình.

“Ảnh trúng gió?”

“Nhà văn có sao không?”

“Hay anh ấy uống nhiều mà chưa kịp ăn tối?” “Hoặc là bị lên huyết áp?”

“Hãy gọi bác sĩ...”

Anh vẫn ngồi thu mình trên chiếc ghế, gầy gò và khổ hạnh, đớnđau và quằn quại. Tiếng khóc bắt đầu bật ra khỏi miệng. Anh khóc gào lên như một đứa trẻ. Anh bứt đầu rút tóc như một kẻ đang tỉnh táo đột ngột phải chống lại cơn động kinh gửi về từ tiền kiếp. “Anh, anh đừng làm em sợ..” chị ghé sát tai anh “hãy nói em nghe, có chuyện gì xảy ra?. Anh lắc đầu và khóc một lúc, tiếng khóc vỡ ra như một khối mủ mung lâu ngày dưới lớp thịt chai lì. Rồi anh im bặt, đứng lên. Anh đi về phía y. Y trố mắt nhìn trân trối như đang chuẩn bị đối phó với hành động bất thường nhất từ một gã tâm thần. Những quý ông khỏe mạnh cô mặt cũng đang nắn lại cơ bắp để nhảy vào can thiệp một cuộc ẩu đả hoặc vật lộn của hai kẻ mà họ biết từ lâu chẳng bao giờ chịu đội chung vòm trời. Nhưng, anh làm họ chưng hửng một lần nữa. Anh lại rót rượu và cụng ly với y. Anh nâng ly cao lên mặt và cười rất buồn, trong nước mắt: “Không sao, tôi chỉ hơi choáng. Tôi thấy tóc anh bạc nhiều quá!” - anh phát ra những lời ấy ở một cung bậc trầm ấm nhất.

Y như một kẻ đứng trân mình sẵn sàng chịu trận bỗng cười giả lả: “Tui cũng già mẹ nó rồi!”

Mười tám cuốn tiểu thuyết của anh với hàng chục lần tái bán và dịch thuật, nếu xếp chồng lên nhau, các ấn bản có thể cao hơn chiều cao của con người y.

Vậy mà thật không thể ngờ được, một lúc nào đó, y đã ra sức làm những trò đồi bại đối với anh.

Và bây giờ, đám tóc bạc lại khiến anh thương cảm và nhắc anh nhớ những chuyện cũ, những chuyện mà từ lâu, anh cố gắng quên đi như những trò tầm phào để tập trung vào việc viết lách, sống với riêng mình một cõi.

“Chẳng phải một lúc nào đó của thời tuổi trẻ, mình với hắn từng cặp kè đi chơi gái chung, uống rượu chung và nói chuyện văn chương với tất cả say mê nông nổi. Chẳng phải một lúc nào đó, trước khi có cái sự cố khiến mình tuyệt giao, mình đã từng coi hắn là một người bạn thân. Chẳng phải lúc nào đó, hắn cũng từng làm thơ, những câu thơ rất mượt mà và tài hoa, và viết văn, những trang văn thật bay bổng. Văn chương ấy tưởng chừng chỉ có thể được sinh ra từ một tâm hồn đẹp, biết quý trọng ký ức và giá trị tinh thần nói chung (chứ không phì nộn và ăn nói bạt mạng hời hợt như chính con người ngoài đời của hắn). Ngẫm từ mình, mình vốn không tin những đứa lêu lổng văn chương cho lắm. Nhưng tin tín hiệu từ mạch nguồn nội tâm, cái thiện vẫn ẩn sâu trong con người hắn. Và mình tin hắn trong những ngày tháng cả hai cùng chưa có gì, chìm tên tuổi, chưa sự nghiệp, văn chương chỉ là một thứ ước vọng chói lói ở trên đầu, một khát vọng khiến con tim rạng rỡ, nhịp đập mạnh hơn, bơm nhiều sinh khí hơn cho cơ thể cường tráng.

Nhưng dĩ nhiên, cũng không thế lường trước được những trận cao huyết áp bất thường mà hắn gây ra trước đó. Ví dụ cái sự kiện ấy. Đó là điều không mong muốn ấy, cho đến bây giờ, mình vẫn nghĩ rằng, là lỗi tại hắn, cái lỗi ấy làm cho hắn và mình đánh mất một tình bạn đẹp. Mình tự ình cái quyền xóa khỏi đầu hình ánh của hắn, xóa khỏi trí não cái quá khứ tình thân với hắn.

Vì thế, sự tuyệt giao như một cách kết án hắn. Nhìn vẻ mặt lạnh nhạt của mình, hắn sẽ biết rằng, hắn đã không còn hiện diện trong cái thế giới cuộc sống của mình. Hắn đã bị xóa trắng nhân diện và hình hài. Mặc cho hắn tiếp tục viết nhăng cuội và mặc sức lôi kéo dư luận, mình không hề đoái hoài và quan tám trả lời công khai. Mình khinh bỉ bắn như khinh bỉ một cục phân. Người ta không thể nhớ tới cục phân trong khi đi đứng, ăn uống hay làm tình. Mình tự đặt mình cao hơn hắn một bậc. Hắn cứ việc phịa chuyện bêu xấu tên tuổi và công việc của mình trên các báo, tạp chí và bới móc scandal lôi kéo dư luận tẩy chay, nghĩ xấu về mình nhưng đừng mong có thể nhận lấy một lời phản hồi. Sự tranh luận và đối chất chỉ xảy ra với những kẻ đồng đảng hoặc những kẻ để cho sự háo thắng làm mất đi khả năng tự chủ cảm xúc.

Mình không thể tha thứ cho những chuyện phịa mà hắn đã từng vận dụng hết trí tưởng tượng khiêm tốn để nặn ra, viết trong một bài báo, rằng có thời mình từng tìm đến và cầu cạnh hắn để mua danh (điều này dĩ nhiên là khó tin vì nếu ai biết được rằng, hắn với mình là người cùng thời, cùng xuất phát điểm, nếu mình thực là người đang tận dụng những mối quan hệ thì hắn không phải là một địa chỉ đó). Mình không thể nhìn vào cái bản mặt phì nộn của hắn mà nói rằng, này anh, tôi tha thứ cho anh vì những trò xấu mà anh vừa làm cho tôi, vì cái loạt bài đầy tình tiết bịa đặt để hạ nhục tôi trước vân giới vốn nhiễu sự, bây giờ xem nh không có gì nhé, chúng ta vẫn là bạn nhé, chúng ta cùng nhau đi chơi gái và nhậu nhẹt như xưa nhé? Không, mình chưa hao giờ là một kẻ tha thứ dễ dãi kiểu Đức Jesus (nếu ai đó tát má bên trái của con, hãy đưa thêm má bên phải cho người ta tát). Mình là một người phàm. Một người phàm có quyền xét xử một người phàm, ít ra trong cái cách mà mình nhìn về Rẻ ấy, trong cách mà mình nghĩ về người ấy. Kết án trong cách nhìn và cách nghĩ mới thật là cách kết án triệt để nhất mà con người dành cho nhau.

Và hắn biết điều đó. Một vài lần hắn vẫn xênh xang đến gần mình, gật đầu chào, chủ động đến cụng ly nhưng, mình khịt mũi ngửi thấy mùi ô nhiễm, bẩn tưởi và ngẩng mặt bước đi. Mình trở thành một kẻ dị ứng với tất cả những gì thuộc về hắn. Đối với mình, loại xe mà hắn đi, chiếc toyota không mui ấy trở thành biểu tượng gắn với những kẻ lưu manh. Tờ báo mà hắn viết, mình gọi đó là tờ báo lả cải nhất ở cái đất nước có đời sống báo chí chập chờn này. Những quán xá mà hắn lui tới, ngày xưa mình thích nhưng nay đang gọi đó là loại quán kém vệ sinh luôn đầy rẫy những bọn ruồi nhặng, thực khách văn nghệ rởm đời các kiểu bâu bám. Còn những người bạn vẫn thường ngồi với hắn, mình dán lên đầu họ hai chữ đần độn và bất tài (vì những kẻ đần độn, kém trí tuệ thưởng kết thành đám đông với nhau để thông đồng, bảo vệ nhau). Và nữa, mình còn nghĩ đến vợ của hắn, có lẽ đó là một phụ nữ bất hạnh nhất cuộc đời chỉ vì hàng đêm phải nằm dưới một đống thịt nhão và bốc mùi của chồng mà không cách nào giãy thoát ra được.

Hắn biến mất khỏi cuộc đời của mình theo cách đó. Dù thể xác của hắn vẫn đi lỏng vòng đâu đó, vẫn nói những câu bông đùa cù léc hời hợt như chính những bán tin mà hắn viết ra. Hắn thực sự biến khỏi não trạng của mình, tưởng không còn can dự. Nhưng mình biết, hắn vẫn thường hành hạ mình, gây ra một thứ cảm giác nhợn tanh lay động trí não mỗi khi nhìn thấy hắn, nghĩ về hắn.

Mình đã giết hắn trong ý nghĩ nhưng ở chỗ hắn chết, cũng trong vùng ý nghĩ của mình, hãy còn một đống tử thi mà mãi mãi mình chưa bao giờ dọn sạch được, luôn bốc mùi, tởm lợm.”

3.

Vợ anh nói rằng, đàn ông các anh bước ra đường là như thể bước vào chiến trường, mỗi ngày sống là một cuộc chiến đấu. Và những kẻ mất sức với các trận chiến thường nhật kia có khi chẳng bảo vệ được điều gì thiết thực cả, chẳng để làm gì với mấy cái mớ chữ nghĩa, quan niệm, tư tưởng không đâu vào đâu. Ấy là nàng muốn ám chỉ rằng mọi cuộc tranh luận ở các quán cà phê cóc về người A, người B, về cuốn sách X, Y, Z nào đó hay về một luận điểm, chủ đề triết học, tôn giáo, nhân sinh nào đó hoàn toàn là chuyện tầm phào. Mà đã là tầm phào thì sao lại vơ vào người như một thứ đau thương, như một sự dằn vặt lương tâm rồi vật vã bản thân?

Anh nói rằng, cũng chính nhờ suy nghĩ thực tế rõ ràng như vậy cho nên em mới là đàn bà. Đôi lúc sự đàn bà của em làm cho anh mệt. Có nói thì em cũng không thể nào hiểu được đâu. Đơn giản, vì đàn bà thì không phải là đàn ông và đàn ông thì cũng không thể là đàn bà. Mà ngay đàn ông cũng không thể hiểu nổi đàn ông nói gì chuyện đàn bà có thể hiểu được đàn ông.

Chuyện cứ thế mà lẩm cẩm kéo dài. Và đời sống hôn nhân, là chấp nhận những cái bất tri luận, những cái hết sức phi lí và lẩm cẩm đó. Biết cách kéo dài để nó trở nên vô tận như một bộ phim dài tập thì nhất thiết rằng phải lặp đi lặp lại những tình tiết vụng về ngớ ngấn mãi cho đến khi không còn cách nào khác, thì cũng là lúc ngỏm. Hết phim. Hạ màn.

Biết làm sao được.

“Vậy là anh tha thứ cho thằng cha đó?”

“Anh thấy tóc hắn bạc nhiều quá. Chẳng hiểu sao anh lại có thể khóc chỉ vì mái tóc của hắn!”

“Nhưng tóc bạc không có nghĩa là nó bớt xấu tính, Em vẫn còn nghe thiên hạ nói rằng, thằng chả vẫn hay đưa lên báo những mẩu vu oan bôi nhọ bới móclá cải, coi thường danh dự người khác. Đừng nói là anh đang muốn trở thành nạn nhân của hắn thêm một lần nữa nhé?” “Không. Chuyện qua rồi. Anh cũng quên rồi. Anh nghĩ nó có bệnh. Không dưng sao tóc nó bạc nhiều vậy,,.”

“Mắt anh có bị gì không? Em thì chả thấy bạc gì nhiều. Chính ra tóc anh mới bạc nhiều. Anh còn ốm yếu hơn cả hắn ta. Anh làm gì mà nhận cái quyền được tha thứ? Bấy lâu nay anh tưởng mình là kẻ mã thượng và có thể xử tội hắn à? Giả sử hắn cũng nghĩ vậy thì sao?” “Ừm...”

“Em nói cho anh biết, ngay từ khi nghĩ đến chuyện viết bài báo bôi nhọ anh vô cớ là hắn đã cố ý giết chết anh trong đầu của hắn rồi. Hắn làm cái công việc đó một cách táng tận lương tâm như cách một người bạn đẩy một người bạn xuống hố cứt cho thiên hạ vỗ tay reo mừng và màn diễn ấy đến nay vẫn còn đầy dấu ấn trong óc mọi người. Có hôm em còn nghe lén được câu chuyện đám phóng viên nhắc lại bài báo của hắn viết về anh như là một giai thoại trong làng văn, làm rôm trò cho những cuộc nhậu! Rõ ràng, hắn đã tự tạo ra điều tiếng muôn đời cho anh. Hắn đã nắm bắt rất tài tình cái đặc tính yêu thương giai thoại và chuyện bếp núc của làng văn để tấn công anh. Hắn tính rất kỹ. Anh chỉ là một nhân vật tệ hại, cơ hội và hèn kém mà hắn tạo ra, sống động và hết sức dễ nhớ...”

“Nhưng anh không cần biết người ta sẽ nhìn anh thế nào. Vì anh tin rằng người ta sẽ nhận ra anh trong tác phẩm của anh và quên hết anh trong bài viết của hắn. Qua tiểu thuyết, qua tác phẩm và những tiểu luận sâu sắc của anh, họ sẽ nhận ra hắn ]à một kẻ bịa đặt bố láo, một kẻ xấu tính vu vạ bạn bè. Họ sẽ tẩy chay hắn. Và rõ ràng, sau bấy nhiêu năm làm một nhà thơ, một nhà báo, hắn đâu để lại dấu ấn gì?”

“Làm sao anh đo được điều đó. Cuộc sống là cuộc sống. Hán đã chọn đúng cái chìa khóa để tạo ra dư luận, đó là bắt đầu từ nhân cách một con người đang được chú ý, một triển vọng văn chương mọi người đang dồn mắt chú ý. Hắn ta cầm tù anh, kết án anh ngay trong khi anh tưởng mình đứng vững. Vậy mà anh còn ngây thơ tin rằng, anh không phải là cuộc sống của anh chính là tiểu thuyết của anh. Anh có tưởng tượng được tâm trạng của em thế nào không trong những ngày anh suy sụp chỉ vì bài báo của hắn và tiếp theo sau là những phản hồi té nước theo mưa của bầy đàn hắn? Anh có tưởng tượng được rằng, khi anh đóng sập cánh cửa một mình thui thủi với trang viết, cắt đứt mọi mối quan hệ đời sống, ngày càng cảnh giác và hoài nghi với bạn bè, hoài nghi cả tình yêu vợ chồng bao năm nay thì ngay chính anh cũng đã thiệt thòi và mất mát không gì bù đắp lại hay không? Chúng ta đã mất mát quá lớn sau sự cố mà hắn và bầy đàn, đồng bọn gây ra cho anh. Hôm thấy hắn xuất hiện ở chỗ ra mắt sách, em định đến và hất cả chiếc bánh kem vào cái bản mặt giả tạo và phì nộn ươn tởm của hắn. Em không hiểu sao hắn lại có thể lê cái xác thối đến đó...”

Anh lặng im và rít một hơi thuốc dài. Khói thuốc ứ trong lồng ngực. Một cảm giác ghi nặng trì níu toàn thân khiến đầu óc, mất tháng hằng. Anh ho sặc sụa và đưa tay vịn chặt vào giá sách. Nàng vẫn đứng đó với sự bực tức được giải tỏa xối xả sau nhiều ngày dồn nén.

Nàng bước đến sau lưng và ôm lấy bụng, tựa mặt vào lưng anh như một con mèo. Anh còn nghe nhịp tim nàng đập mạnh và hơi nóng ấm từ hai đầu vú lan nhẹ sang mình. Rõ ràng, những ngày tháng qua anh chỉ nghĩ rằng sự cố ấy chỉ tổn hại đến anh nhưng không hình dung được rằng, dư chấn mà nó tạo ra cho vợ anh là quá lớn, những vết thương mà cô ấy phải mang lấy đã tạo thành những lằn sẹo không gì có thể gọi là lành lặn được.

Anh nắm lấy hai bàn tay của vợ và nghe nước mắt ướt trên bờ lung mình.

“Em nói đúng, có lẽ cuộc sống là cuộc sống. Không phải là tiểu thuyết. Tiểu thuyết không làm nên, càng không thay thế được đời sống chúng ta...”

“Em sẽ ra đi. Em không thể hình dung được một ngày thằng cha tanh rình ấy lại có thể bước vào ngôi nhà chúng ta và hiện diện trong suy nghĩ, can dự vào cuộc đời của chúng ta. Em không thể tha thứ cho hắn, anh hiểu không? Thậm chí, sự căm thù trong em ngày càng lớn dần lên đến độ đã có lúc nhìn thấy hắn, em nghĩ tới chuyện mình sẽ cầm dao và chọc vào da thịt hắn để lũ dòi bọ bên trong nhung nhúc đổ ra lũ lượt. Lúc đó, em sẽ gọi mọi người đến chứng kiến: này đây, hắn không phải là một con người, hắn chỉ là một con dòi lớn chứa ti tỉ con dòi nhỏ, này, đây, hãy xem, cuộc sống hắn là một quá trình phân rã và sinh sôi, bốc mùi ghê nhợn. Rồi lúc nào đó, hắn sẽ bắn vô vàn tin xấu cho người khác, cho đồng loại, những kẻ thân tín và gần gũi hắn. Mỗi tin xấu sẽ như một con dòi rúc rỉa tận xương tủy và tâm hổn con người khiến cho kẻ ấy sống trong đau đớn và tê liệt. Vả những tin xấu ấy không ngửng nảy nở để rồi biến kẻ xấu số kia trở thành như hắn, một con người là hóa thân của một con dòi vĩ đại, bên trong sản sinh vô số những con dòi nhỏ. Rồi mùi hôi sẽ tỏa ra. Và kẻ ấy sẽ đi tấn công kẻ khác theo cái dây chuyền lây lan khủng khiếp. Cuộc sống sẽ là một chuỗi những cuộc dòi hóa, nhiễm bẩn bất tận, đẩy dạt nhân tính về phía triệt tiêu.

Cho đến bây giờ anh vẫn chưa biết rằng, việc hắn tấn công anh trước đây đã để lại rất nhiều những mất mát. Mất mát lớn lao nhất không chỉ là cuộc khủng hoảng tinh thần mà chúng ta phải gánh chịu, mà bằng một sự mất mát hữu hình khác. Anh có từng xâu chuỗi các biến cố, sự kiện rất gần nhau trong cùng thời điểm ấy để tìm ra mối liên hệ domino giữa chúng? Chỉ một tuần sau khi hắn cùng bọn trong bầy đàn bêu xấu anh trên các mặt báo và diễn đàn mạng, em đã bị sẩy thai. Em còn nhớ đứa con của chúng ta lúc ấy đã bảy tháng tuổi. Một bào thai khỏe mạnh bỗng tuột khỏi cơ thế em chỉ sau một tuần mất ngủ, trằn trọc, dày vò.

Em nhớ mình đã luôn ở bên anh mọi nơi mọi lúc, trong khi anh suy sụp nhất, tuyệt vọng nhất. Em luôn có anh buông một tiếng thở dài. Em luôn đến ve vuốt và đặt bàn tay anh lên bụng mình, như một nỗ lực lực kéo ý thức anh rời xa khỏi vùng trời u ám phi thực kia. Em đã muốn anh hiểu rằng, đây mới thực là mầm sống chúng ta, sự hiện diện của chúng ta, tình yêu và hạnh phúc của chúng ta. Còn tất cả, văn chương, danh tiếng hay điều tiếng ngoài kia chỉ là hư ảo. Nhưng em cũng cảm nhận được rằng, đối với anh, những câu chữ bôi nhọ nhân phẩm trên các mặt báo kia đã làm cho anh bận tâm hơn, dằn vặt hơn. Thậm chí chúng đủ sức khiến cho hồn anh thoát xác, nhưng suy nghĩ điên cuồng không trọng lượng hay vẩn vơ vật vờ. Rõ ràng anh đã rất đau đớn, bi phẫn. Anh thẫn thờ và ngây dại vì cảm giác bị phản bội và anh đau đớn nhìn uy tín tiếng tăm bấy lâu mình gây dựng đã bị dập tắt ngúm trong chốc lát bởi những con chữ hiềm tị hết sức tầm thường, bất chấp của kẻ khác.

Anh đặt bàn tay lên bụng em, lên đầu của đứa con trai và nghe hơi thở nhẹ của nó nhưng tâm trí lại không ở đây. Anh đang tập trung đau cơn đau của mình, một cơn đau dai dẳng tưởng chừng không thể nào chấm dứt hay phôi phai được. Em đã bảo rằng, chữ nghĩa rồi cũng sẽ phai nhạt đi theo thời gian, đặc biệt là những trò bôi nhọ vì hiềm thù, ganh ghét. Trong thời đại thông tin này, người ta đọc đó, giật mình đó rồi sẽ quên ngay thôi. Và sẽ quên nhanh nếu đó là những tin tức liên quan đến văn chương. Nhưng anh chỉ lắc đầu khe khẽ, vẻ mặt u ám. Rồi cũng đến lúc sự kiên nhẫn của em không vượt quá được giới hạn có thể, em đã muốn lánh xa anh. Em sợ con chúng ta sẽ được truyền hơi thở đau đớn từ bàn tay anh, từ ý nghĩ của anh, em sợ con chúng ta nhìn thấy đôi mắt âu sầu hoang dại của cha nó và nó sẽ hình dung bi đát về thế giới mà nó sắp dự phần. Em sợ...

Và em đã cần một nơi an trú. Chỉ có em và con. Chỉ có em trò chuyên và hát cho con nghe. Chỉ có em nuôi nấng và dạy cho nó về sự tha thứ, lạc quan và đôi khi cần đến cả sự lạnh lùng để băng qua những mất mát, khủng hoảng trong cuộc đời.

Nhưng em đã không thể. Anh đã truyền đám mây u ám ấy vào em. Em đã trở nên hận thù và suy. Cả lời hát của em cũng chỉ là những lời oán thán buồn thương và đôi khi đẫm màu bi phẫn. Em phải làm sao?

Lần đầu tiên em nảy ra ý định sẽ tìm và hạ nhục hắn là vào một buổi sáng trời mưa. Cả thành phố còn ẩm ướt và giá lạnh. Mình sẽ tấn công hắn.

Lúc ấy, anh đang nằm thiếp đi trên võng xếp. Đêm qua anh đã thức quá khuya để suy nghĩ bên chiếc đèn bàn. Anh trở nên xa lạ và dễ cáu gắt. Anh cô độc và lặng câm. Em không thể tiếp tục thuyết phục anh về việc hãy lãng quên. Em càng không thể giúp anh nguôi ngoai và hướng sự tập trung anh đến một sự việc khác. Cả công việc - cuốn tiểu thuyết trên bàn đang viết dở kia - cũng không còn sức lôi cuốn sự cố ý của anh nữa.

Mình sẽ hạ nhục hắn. Em lại củng cố ý nghĩ lúc cuốn mình trong chăn và nhìn ra khung cửa sổ khướt mưa. Mình sẽ đến tận cơ quan của hắn và nói cho ra chuyện. Mình sẽ chờ lúc hắn đong đưa giả lả (hắn vẫn có tính này từ trước tới nay khi đứng trước mặt phụ nữ), sẽ nhảy vào nắm tóc hắn và giật trước đám đông như cách người ta nhổ lông một con vịt bầu trước khi cho vào nồi nước sôi sùng sục. Người ta sẽ ồ lên trước một màn bạo lực “Kìa, thằng ấy viết bậy, lại khai thác đời tư để người ta đến xử nữa rồi!”, “Thấy chưa, tên bổi bút kia đã bị thiên hạ dạy ột trận thích đáng!”. Những ý nghĩ ấy làm em cảm thấy phấn hứng. Em bắt đầu nghe cơ thể mình rộn ràng và như có một ý chí cộng hưởng, thôi thúc mình hành động. Rồi anh sẽ mãn nguyện vỉ vợ anh đã làm một việc rất xứng đáng, theo cách của đàn bà, một việc mà đàn ông các anh, tuy lời lẽ đanh thép, sức mạnh khuynh trời cũng không làm được (vì các anh luôn tâm niệm rằng, mọi việc phải được giải quyết bằng một tương giao bất bạo động và bất bạo động trong ức chế!).

Và khi đến cao trào của ý định trả thù trong ý nghĩ, em trở mình, em nghe thấy vòm bụng mình đội lên cao. Thằng bé dường đang cựa quậy dữ dội. Nó cũng đang phấn hứng với màn bạo lực này? Chắc hẳn nó đã cùng em là một sức sống, một ý chí và xúc cảm, dấy màu trả thù trong tưởng tượng trở nên rõ ràng, tạo ra sức mạnh mãnh liệt. Bây giờ có lẽ nó đang vui mừng nhảy nhót và reo vang, nó đang kiếm một thứ vũ khí nào đó để cùng em chiến đấu.

Nhưng không. Bụng em lại quặn thắt. Em nằm ngửa và nhận thấy hai bầu vú căng cứng, toàn thân bắt đầu lạnh toát và nhẫy mồ hôi nhớt. Mặt mũi em xâm xoàng. Em bám tay vào thành giường và gọi anh: “Anh ơi, cứu em... Hình như em trúng gió?”. Anh mắt nhắm mắt mở bước về phía vợ như một kẻ mộng du: “Đêm qua nó đã lột bài xuống khỏi trang web vì anh đã dọa sẽ kiện nó ra tòa...”. “Nhưng em đang đau đớn vô cùng. Anh chở em tới nhà thương đi...”. “Chắc không sao đâu em. Một lúc sẽ khỏi. Sáng nay tinh thần anh có khá hơn. Chúng ta ra phía trước ăn phở rồi sẽ anh sẽ vào ngồi viết chương tiếp theo của cuốn sách. Xong chương này, anh sẽ viết hẳn một cái truyện để trả thù hắn. Anh sẽ đăng báo và mọi người biết tới hắn là một kẻ xấu xa”. “Nhưng anh sờ tay lên bụng em thử xem. Con mình đạp mạnh quá. Em sợ... Sáng nay nó rất bất thường...”. “Không sao đâu em. Tháng thứ bảy chắc là nó đã cứng cáp rồi. Giá nó có thể thấy được cha mình đã anh hùng như thế nào, bao dung như thế nào với một kẻ đã có lòng hối cải...”

Trong khi anh viết chương thứ hai mươi ba của cuốn tiểu thuyết thì con chúng ta lìa đời khi chưa kịp chào đời.

Em vẫn hình dung nó là thằng con trai trắng trẻo, vầng trán rộng và đói mắt sâu giống anh. Riêng sự bộc trực lại giống em. Em đã thấy nó nằm rất ngoan trên màn hình máy chụp thai. Em thấy nó vẫn nằm ngoan ở tư thế ấy mà bay vào thế giới bên kia, nơi không có những âm mun, hận thù không có những tính toán trả đũa và những dằn vặt lẫn hoang tưởng chiến thẳng, nhưng sụp đổ và đau đớn mà cha mẹ nó đang trải qua ở trần gian này.

“Nó sẽ vẫn ở đâu đó “? anh nói trong nước mắt, và chúng ta còn trẻ. Chúng ta sẽ tìm thấy nó trở lại, không nhiễm phải cảm giác phiền giận của chúng ta...”

Sự ra đi của thằng bé làm cho em càng căm thù hắn thêm. Chính hắn là nguyên nhân của tất cả - sự bất an, rồi từ bất an kéo dài sang một tình trạng sụp đổ và mất mát khác. Chính hắn đã làm cho vợ chồng mình điêu đứng mọi thứ. Nhưng lần này, cái ý nghĩ sẽ hạ nhục hắn trước mọi người đã đi theo cái bào thai đáng thương ra khỏi cơ thể em. Chỉ còn lại nỗi trống rỗng và câm lặng. Em đã tìm thấy một màn trả đũa kỉnh khủng hơn cả sự hạ nhục bằng cách giật tóc trước đám đông hay theo cách của anh, là ra tòa án phân xử, vạch mặt hắn để tìm lại danh dự. Sự căm thù làm cho em không còn tin được rằng những màn cấu xé hay những bản án bù đắp (nếu có) ở tòa có thế khỏa lấp được những mất mát mà hắn gây ra cho chúng ta. Hắn sẽ phải bị một sự trả đũa khủng khiếp hơn.

Em đã ngất đi sau khi anh đặt chiếc chậu gốm nhỏ xuống vùng tối khoét sâu trong lòng đất ở nghĩa trang sát bìa rừng. Cái hốc đất khoét sâu kia dường như vô đáy, tối tăm khiến em nghĩ rằng thằng bé sẽ bay mãi trong lòng đất mà không tìm thấy một điểm dừng nào. Em đã mê man và nghe tiếng gọi con vọng lên trong đầu mình: “Mẹ ơi, cứu con. Mẹ ơi, con đau lắm!”.

Mười lăm năm, thi thoảng tiếng kêu ấy vẫn vọng lên giữa những giấc mơ đầy u ám. Nhưng, nước mắt đã không thể cứu vãn được gì. Ngay lúc này đây, em nhận ra, mình chỉ là một cái xác sống lạnh lùng, một phần cuộc đời mình đã được mai táng dưới lòng huyệt trong cái buổi chiều tối tăm giữa tiếng lá rừng lao xao ấy. Một phần cuộc sống của mình đã hay đi cãm lặng trong lòng đất.

Em đi hỏi câu trả lời: điều gì, nguyên do nào mà em đã đánh mất phần cơ thể thiêng liêng ấy của mình? Điều gì đã tác động khiến những mất mát diễn ra? Em chỉ có thể tìm thấy nguyên nhân ở sự suy sụp của một tuần trời mất ngủ và dằn vặt cùng anh, chia sẻ cùng anh cơn khủng hoảng ấy.

Vậy, hắn là nguyên nhân.

Em dành sự tập trung của mình về hắn.

Em dành cái phần bị khoét rỗng, mất mát bên trong mình để chất chứa một thực thể mới, thực thể của hận thù. Và nỗi hận thù sẽ được nhốt vào đây, kết đọng ở đây, co giãn ở đây. Một tháng, hai tháng trời, em đã hình dung vòm bụng mình là một chiếc tủ cất vào đó hồ sơ và bản án của hắn. Bản án sẽ phải tiếp tục giữ ở đó và luôn luôn có hiệu lực, cho đến khi em chết đi thì mới mân hạn. Bản án đó ghi rằng: hắn không phải là một con người, hắn là một kẻ nhẫn tâm, một loài súc sinh. Hắn đã tính toán rất kỹ khoảng thời gian để trùdập anh, hắn đã nhằm trúng cái mốc thời điểm mà ở đó, anh dễ rơi vào tổn thương nhất. Và dường như biết em đang mang thai, mũi tên độc hắn bắn ra có thể gây sát thương lớn nhất, ừ, có thể lắm, cái dạ thai của em cũng nằm trong tầm ngắm đầy mưu mô đen tối, xấu xa của hắn. Cuối cũng, hắn đã hạ được mục tiêu, chất độc được tẩm bên mũi tên phát tán trên cơ thể anh, rồi truyền sang em, sang con chúng ta.

Chỉ nghĩ đến đó, em đã có thể ghi thêm vào bản án vĩnh viễn kia một cái gạch đầu dòng nữa: - Hắn, một kẻ hủy diệt vì lòng ganh tị, một con quái vật sẵn sàng gieo rắc hung tin, tai họa cho loài người.

Và, như cơ hội chỉ đến một lần, lời hứa của anh đã không trở thành hiện thực. Em đã không thể mang thai lại một lần nào nữa. Lòng bụng em luôn bất ổn vì cái bản án ấy cứ lớn dần lên, động cựa và làm em đau đớn, bóp chết không gian của mọi mầm sống.

Đến bây giờ thì anh đã hiểu em căm thù hắn ra sao. Sự căm thù và kết án trong câm lặng còn thích đáng và man rợ hơn bất kì một hành vi trả đũa nào. Và chỉ có em mới có thể sáng chế ra một bản án như thế đối với hắn. Mỗi lần hắn cúi đầu bước lần qua trước mặt anh trong đám đông, em nhìn hắn với cái nhìn của sự kinh tởm đáng phỉ nhổ, mỗi lần tình cờ ánh mắt hắn liếc dọc và bắt gặp ánh mắt của em, môi phải em tự dưng giật lên, cao ngạo như một bà hoàng cao sang nhìn con lừa đói đang giãy chết của một gã nông phu nghèo hèn trong xứ sở. Hắn vẫn thường ái ngại lẩn đi. Cổ hắn ngày càng ngắn lại và gập xuống, chiếc cổ ngắn cũn cỡn không đỡ nổi khuôn mặt phì nộn và tối tăm của hắn. Kìa, hai má thịt núng nính, hắn làm em nhớ đến những con lợn ngu ngốc đi bằng hai chân không còn phân biệt được người hay súc vật trong Trại súc vật của George OrWell. Và có lẽ hắn cũng hình dung được điều đó. Có lẽ cái chức năng cảm nhận sót lại trong tủy sống (chứ không phải não bộ) sẽ làm cho hắn nhận ra điều đó. Điều đó chẳng phải cao siêu gì đâu, Vì một con bò hay một con chó cũng lờ mờ nhận biết rằng, cái con người đang đối diện chúng kia đang ác cảm hay yêu thương chúng.

Chúng ta đã mất quá nhiều.

Và dù hắn có lủi nhủi như một con giòi rúc dưới gót giày thì cái bản án ấy vẫn không hề được chỉnh sửa.

Anh có hiểu không?”

5.

Anh đặt trên bàn vợ một cuốn kinh Thiền Môn Nhật Tụng của một thiền sư. Sách được chặn ở đúng trang của bản Kinh diệt trừ phiền não, Dạy con người phải biết thực hành quán chiếu.

“Quán chiếu? Anh muốn tôi phải trở thành như đức Phật? Và anh mang cõi lòng vô chấp quay lại quở trách tôi là một con đàn bà chất đầy sân si, một kẻ ôm đầy những hận thù nhỏ nhen?

Cuối cùng, điều đầu tiên trong kinh Duy Ma Cật nói rằng muốn độ chúng sinh thì phải diệt trừ phiền não. Nhưng tôi nào phải là kẻ tham vọng độ chúng sinh? Tôi chỉ là một người muốn sống với cuộc đời tôi, với những ý nghĩ do tôi làm chủ như một người làm chủ ngôi nhà mình, có quyền chăm chút hay đốt cháy ngôi nhà mình. Và đến tro tàn đi nữa thì không thể không mang một ý nghĩa nào.

Tôi không chấp nhận được ý nghĩ anh đã buông bỏ lập trường, buông bỏ một phần con người của mình trong mười lăm năm qua. Anh đã nhận ra mình sai lầm vì căm thù hắn và tìm mọi cách vớt vát, cải tạo những ấu trĩ nội tâm trong quãng đời còn lại? Hoặc là anh quá dễ dàng mủi lòng (Ai lại có thể chỉ mủi lòng vì mấy cọng tóc bạc trên đầu kẻ thù không đội trời chung!). Và hắn sẽ sung sướng đón nhận sự ân hận của anh. Hắn từ một tội đồ thành một vị thánh có quyền xá tội cho anh, tha tội cho cái kẻ lẽ ra được quyền xét đoán và trừng phạt hắn.”- chị nghĩ.

Hôm ấy anh về, khướt rượu. Anh nói với tôi rằng, chúng ta phải bỏ những hiềm thù trong quá khứ. Hắn đã gặp anh trong cuộc nhậu hôm nay. Hắn đã với anh và anh hiểu hơn về bi kịch gia đình hắn. Vợ chồng hắn cũng đã lục đục, li dị sau loạt bài báo bôi nhọ danh dự anh. Vợ hắn đã bỏ ra đi khi đang có mang bốn tháng trong bụng. Cô ấy không chấp nhận sống chung với trạng thái căng thẳng của người chồng bẳn tính- Cô ấy nhìn thấy ở hắn là cái ổ bùng phát những điều tiếng xấu về sau. Và ra đi, đó là cách để tránh cho đứa con trai trong bụng ảnh hưởng bởi cái môi trường tính cách hiềm thù nhỏ nhen mà người cha nó sẽ mang lại.

Đứa con trai cô ấy sinh ra đã không nhìn hắn là cha.

Vậy đó. Hắn cũng phải trả giá.

Nếu thằng bé không bỏ chúng ta ra đi thì con chúng ta có thể cũng bằng tuổi con trai hắn, à không, con trai của vợ hắn. Anh sẽ rất đau khổ nếu giọt máu của mình không nhìn nhận mình. Hắn là một kẻ bất hạnh. Hôm nay tóc hắn còn bạc hơn hôm trước. Em biết không, bạc trắng cả đầu. Hắn đã không cất đầu lên để nhìn thẳng vào mắt những người tử tế chỉ vì những việc ngòi bút hắn đã vấy mực lên danh dự chúng ta và bao người khác. Và như thế đã đủ. Chúng ta không nên nuôi thêm hận thù. Hắn cần được sống thanh thản để nghĩ về tuổi trẻ, về ngày hôm qua, chí ít là thế.

Tôi ngồi lặng người trong giây phút. Tôi hiểu đây không phải là một sự tĩnh lặng tâm thức để quán chiếu tránh cơn phiền giận như trong lời kinh mà là một cảm xúc thương hại nhất thời dành cho kẻđã làm hại mình và đang bị kết án bởi luật nhân quả

Anh bật khóc và lay mạnh vào vai tôi: “Ngày mai anh sẽ xé tất cả các bản thảo còn lại. Anh đã thấy chữ nghĩa nó khiến con người ta điên loạn đến thế nào. Tất cả chỉ là một trò ngu ngốc và vô nghĩa. Em có hiểu không?”

Nhưng tôi biết rằng, anh sẽ không xé những bản thảo còn lại. Ngày mai có thể như mọi ngày, anh quên cơn say đêm nay và lại ngồi vào bàn những chữ, những câu và những trang viết đầy rối ren về cái đời sống này, cõi thiên hạ rối loạn này.

Và biết đâu, tối mai, trước khi đi nhậu với hắn, anh sẽ lại đặt lên bàn tôi một câu không phải của đức Phật mà là của Đức Jesus: “Hãy yêu thương kẻ thù ngươi như chính mình ngươi!” hay đại loại: “Phải biết thứ tha cho kẻ khác không chỉ bảy lần mà bảy mươi lần bảy” để dạy cho tôi thêm một bài học tha thứ?

  • Anh vẫn đó. Nhưng dường như tối đang tuột mất anh. Anh đang không còn là anh. Anh đang trôi về một phía khác, phía mà những ý nghĩ của tôi bấy lâu đông cứng, không kịp tan chảy để hòa vào một nhịp tuôn chảy trên một chiếc rãnh xước chật hẹp của đời sống. Cho đến hãy giờ hắn vẫn không chịu buông tha cho chúng tôi.

6.

Anh bước vào quán rượu và hắn đã ngồi sẵn ở đó. Dưới ánh đèn xanh mờ. Không gian vắng lặng. Hắn đã chọn một nơi đàng hoàng cho cuộc gặp này. Bây giờ thì hắn cúi đầu sau cái bắt tay hờ hững với anh. Anh thấy tay hắn lạnh ngắt như một kẻ sắp thoát linh hồn. Hắn gọi ly Chivas còn anh thì một lon bia. Hắn bắt đầu câu chuyện bàng một câu bâng quơ về thời tiết khiến anh thấy buồn cười. Bởi vì anh chưa bao giờ nghĩ rằng hai thằng đàn ông nên bắt đầu một câu chuyện dàn hòa bằng đề tài thời tiết vu vơ. “Trời hôm nay nóng quá ông ạ. Tôi chạy từ nhà ra đây cũng mất nửa tiếng. Nghe mồ hôi chảy trong sống lưng!” - hắn nói. Anh cười khẩy. Rồi chậm chạp ột hạt đậu phụng vừa tách vỏ vào miệng, bật nắp lon bia và ngửa cổ uống. Hắn cũng nâng ly Chivas. Giữa anh và hắn là một quãng lặng kéo dài chừng năm phút. Anh thấy mồ hôi bắt đầu nhẫy trên trán của hắn. Nhưng, là một kẻ bộc trực và bộp chộp, hắn không khỏi bật ra khỏi miệng một câu hỏi bằng cái giọng hơi rụt rè: “Vì sao... ông đến đây nhậu với tui?”. Anh lại cười nhếch mép và nhìn lên đầu tóc của hắn: “Tóc ông đã bạc nhiều!”. “Chỉ vì điều đó?” - hắn hỏi. “ừ!” - anh nói và uống. “Chẳng lẽ ông không tự thấy tóc ông cũng bạc nhiều sao?” - hắn hỏi ngược lại. Anh cười: “Nhưng tôi lại nghĩ tóc ông chẳng bao giờ bạc. Tôi đã sai lầm!”. “Sao vậy? Tôi cũng là người mà?” - hắn nói. “Nhưng những kẻ như ông thì thường trẻ mãi...”. Anh nhấn mạnh từ “những kẻ như ông”, mang một ngụ ý hằn học đủ để hắn ngầm hiểu. San đó, anh lại nghĩ, sao mình lại dồn sự hằn học lên những lời nói, trong khi chính mình đã tỏ ra xót thương và muốn dàn hòa?

Rõ ràng anh đã nghĩ rằng đến đây nghĩa là với một mục đích tìm kế hoãn binh, không nên gây thêm căng thẳng. Hắn cúi đầu và có vẻ hiểu cảm xúc của anh lúc này. Hắn uống hết chỗ rượu trong ly và gọi thêm một ly nữa. Lúc này quán có một vài bàn kín khách. Người vào quán cũng nhã nhặn, ít ai to tiếng, cũng không bàn nào quá im lặng căng thẳng.

Đến lon bia thứ ba thì anh đã trò chuyện với hắn khá nhiều. Đến độ, đôi lúc anh lại sực nhớ rằng chẳng hiểu sao mình lại tâm sự với cái kẻ mình không đội trời chung suốt mười lăm năm trời quá nhiều chuyện như vậy. Chuyện đứa con trai hắn không nhìn mặt cha, chuyện vợ hắn bỏ đi khi một vài tờ báo đăng tin anh sắp lôi hắn ra tòa vì vấn đề chữ nghĩa, chuyện hắn mất hình ảnh trong đầu vợ chỉ vì dùng ngòi bút săm soi hết đời tư người này đến kẻ khác, thường xuyên đánh đấm những kẻ thực tài cùng thời để kiếm những đồng tiền vặt vãnh và... Hắn nói với anh: “Tôi tưởng mình đã được rất nhiều nhưng hóa ra lại mất quá nhiều. Nhưng ở chỗ bạn bè (nếu ông còn coi tôi là bạn vì thương tóc tôi bạc) thì tôi xin nói thật, tôi có cách làm thông tin của tôi, tôi có quan niệm làm chữ nghĩa của tôi, tôi chẳng bao giờ bị lụy bôi những điều mình viết ra rồi sau đó phải gồng mình lên sống theo những huyễn tưởng trong mớ chữ nghĩa đó. Ông hãy nghĩ kỹ lại xem, nếu coi chữ nghĩa là thứ bình đẳng thì chắc gì mười tám cuốn Tiểu thuyết của ông có sức thuyết phục hơn mấy vốc chữ kiếm ăn sòng phẳng của tôi?”. Anh thấy dường như hắn chơi sốc mình, nên cười nhạt: “Lẽ ra lúc này ông nên biết rằng, sự kém cỏi trong hành xử ngòi bút của ông cũng gây cho tôi sự mất mát thế nào. Tôi và ông đã mất một người bạn suốt mười lăm năm trôi chỉ vì mấy cái vốc chữ bẩn thỉu xuất phát từ sự ganh tị và nhỏ nhen đặt điều của ông. Mà nếu hôm xưa ông không gỡ những bài vở trên mạng, không ngưng lại chuyên đề bôi xấu tôi trên tờ báo và tôi mạnh dạn thuê luật sư kéo nhau ra tòa thật thì không biết hôm nay tóc của ông bạc có làm cho tôi mảy may nghĩ lại không? Lúc đó tôi biết ông sẽ thua kiện vì không có một điều luật nào cấm đoán tôi viết những điều đó, không ai chứng minh được tôi sai, không ai đo được mức độ danh dự ông bị mất khi đọc những bài viết đó cho nên tôi sẽ không sao cả. Tôi có lí lẽ của tôi. Chỉ thiệt hại là danh dự của ông bị phơi bày cho cả dư luận biết. Cái thứ danh dự hão huyền và rỏm đời. Và nếu cần tôi sẽ gói thêm những bức ảnh dạo tôi với ông đi bia ôm lên báo để mọi người cùng biết”. “Ông chưa xóa những tấm ảnh đó à?” - anh hỏi với giọng hơi mất bình tĩnh. “Tôi là người làm tư liệu đời tư rất tốt. Tôi nhớ có lần ông say xỉn bí tỉ. Tôi với ông mỗi thằng một em và ở cùng phòng. Sau một đêm ở nhà thổ X, ông đã thức dậy rất sớm và gọi cho tôi bảo rằng nhớ xóa những bức ảnh mà tôi đã dùng điện thoại chụp lại lúc cả bốn đứa đang sung sướng khoái lạc. Ô hô! Đâu dễ gì chụp được những bức ảnh như vậy. Tôi nghe giọng ông đầy hốt hoảng lo sợ. Tôi chỉ OK mà không xóa. Đến nay tối vẫn còn giữ làm kỷ niệm một thời...”. “Hả? Kỷ niệm cái con khỉ gì? Rồi ông tính làm gì với nó?”. “Tôi định lúc nào đó sẽ xóa. Nhưng chưa phải lúc này. Ông thấy đó, tóc tôi cũng bạc rồi. Những trò vui này không còn kéo dài bao lâu nữa...”. “Tôi nói trước với ông, nếu công chúng biết những bức ảnh đó...”. “Ấy, ông an tâm đi. Chẳng ai biết đâu. Tôi hiểu chỗ riêng tư mà. Tôi biết ông là người của công chúng mà!”

Hắn đứng dậy lấy những ngón tay ngắn cũn cỡn nâng ly rượu rồi lục khục bước về phía quầy. Một lúc sau lại trở về, cúi xuống trên khuôn mặt lo âu đờ đẫn như cá mắc quai của anh với một giọng ngà ngà: “Đừng lo ông bạn. Chỗ thân tình tôi nói với ông rằng, tóc ông cũng bạc rồi, ông lại là nhà văn có nhiều bạn đọc, thời của ông đang lên nếu chẳng may vướng vào những scandal tình ái nhố nhăng này thì thật tệ hại. Mình đâu còn trẻ nữa. ông phải nhớ là tôi bao nhiêu năm làm nghề chữ nghĩa, qua bao mất mát của bản thân, tôi rất ý thức chuyện danh dự con người... Cảm ơn ông đã thương mái tóc bạc của tôi. Mái tóc bạc là danh dự của tôi. Là chỗ bạn bè lâu ngày gặp lại, tôi biết ơn ông!”

Giọng nói lè nhè của hắn bắt đầu khiến anh buồn nôn trước sự đểu giả. Quá nhiều năm anh không rượu chè bạn bè, quá nhiều năm anh gắn với căn phòng riêng của mình và làm việc cật lực. Cũng quá nhiều năm anh mới thật sự nghe lại những tiếng lè nhè “ở chỗ bạn bè” từ miệng lưỡi hắn.

Hắn thực sự muốn gì đây? Hắn gọi anh đến đây để chỉ cảm ơn vì những giọt nước mắt anh thương xót mái tóc bạc hay khoe một mũi tên tẩm độc tinh vi hơn, mới sáng chế ra sẽ sẵn sàng bắn vào danh dự của anh, hạnh phúc gia đình anh bất cứ lúc nào? Hắn hiện thân là một tay khủng bố có hạng với sự nghiệp của anh. Anh phải cầu xin hắn, mềm mỏng với hắn ư? Có nên như thế không? Hay là nện cho hắn một trận toe mồm rồi ngày mai, tất cả sẽ một lần nữa tiêu ma trước mắt anh. Anh sẽ lại vò đầu bút tóc vì những bức ảnh năm xưa ở nhà thổ X. Và những em gái ấy sẽ xuất hiện sau đó, gào thét xác nhận rằng đích xác hắn, hắn, hai thằng này từng chơi tụi tôi suốt một đêm với đầy đủ tư thế, đầy đủ trò dã man nhất trần gian, đưa chúng tôi lên tận chín tầng trời, rằng chúng tôi còn nhớ giữa những trận chơi là những màn bia bọt, đọc thơ và hát hò, phóng đãng. Thằng bụng phệ mặt búng kia. à đúng rồi, chính y là người đã từng nhét vào nịt ngực tôi mấy tờ bạc màu xanh và không quên đọc một bài thơ tình sướt mướt về thân phận đàn bà. Còn kia, anh văn sĩ đã từng thỏ thẻ vào tai chúng tôi những lời đường mật đạo đức, khuyên nhủ chúng tôi tìm thấy đường ngay néo chính, chính anh ta đã bật khóc trù trù như một đứa con nít sau khi quất chúng tôi, và thật tội nghiệp, vì khóc nhiều quá mà quên cả tiền boa! Ô hô, hắn sẽ phá lên cười khi cái kỷ niệm chó chết khốn nạn đó được lật về trên mặt báo chính thức và trên các trang mạng buôn chuyện, làm mồi cho thiên hạ rỗi hơi nhảy vào phanh thây đàm tiếu. Liệu khi điều đó xảy ra, anh và vợ anh có còn sức đề kháng để vượt qua mọi phiền toái điều tiếng nữa hay không? Nền móng danh tiếng anh sẽ đổ sập. Kéo t ngôi nhà hôn nhân. Sau đó nữa là những dự định cho công việc sáng tạo của một nhà văn phải bỏ dở. Cõng chúng sẽ quay lưng với trang viết của anh. Các nhà xuất bản sẽ tránh né tên tuổi anh. Họ sẽ không còn tin được một thằng nhà văn viết ra những trang đẹp như thế mà lại là một kẻ vô đạo. Anh sẽ nới gì với họ? Anh sẽ bỏ tiền mua những trang quảng cáo rồi thuê bọn phóng viên ngồi quây quần mà tuyên ngôn để năn nỉ chúng sàng lọc, lên tiếng cứu vớt sinh mệnh của mình, một thứ sinh mệnh phù phiếm và nhẹ hẫng lửng lơ...

Anh phải làm gì với hắn? Rõ ràng hắn không cần tiền để có thể bán đi bí mật ấy. Rõ ràng anh không thể mở giọng thở than và van xin hắn hãy tha cho anh hãy vì “chỗ bạn hè” mà bỏ qua những gì căng thẳng không đáng có trước đây. Rằng tôi đã rất đau đớn khi thấy mày bạc tóc mày có biết không? Rằng...

Rằng bây giờ hắn dừng lại trước mặt anh và ngước lên nhìn anh bằng một đôi mắt lừ lừ đắc thắng, mũi hắn thở ra đầy mủi Chivas và tay hắn vuốt vuốt cravate của anh như chỉ cần một chút bất cẩn, có thể dùng bàn tay những ngón ngắn bậm bạp ấy để siết một cái thật mạnh và anh sẽ rớt như một con kì nhông dính bẫy. Nhưng không, bây giờ hắn nói anh hãy tính tiền “sô” này, hôm sau đi nhậu, có nhuận bút, hắn sẽ tính.

Anh thở phào nhẹ nhõm và bước ra đường. Anh dìu hắn lên taxi và dập cửa.

Trời đổ mưa. Hình như hắn còn với tay lên cửa taxi chào anh bằng một nụ cười sung sướng mãn nguyện và đểu giả.

Đường phố ướt và màu đèn nhòe nhoẹt loang ra như một đám lửa lạnh.

7.

a. người chồng

Bạn có giật mình không khi một hôm bước ngang qua kẻ thù và phát hiện ra mái đầu của hắn đã trô màu bạc trắng.

Năm năm.

Mười năm.

Hay mười lăm năm.

Mỗi sợi tóc bạc như ánh sáng của một lưỡi gươm vung ra soi chiếu vào trong vùng tối đáy mắt khiến bạn bật khóc.

Hạnh phúc và thỏa mãn khi trời đã thay mặt bạn trừng phạt hắn bằng cái án thời gian?

Đau đớn khi nhận ra bán án mà bạn tuyên phạt hắn bao nhiêu năm nay đã đến lúc mãn hạn?

Thời gian đang trêu ngươi bạn bằng một sự lập lờ, một cảm giác mất mát muộn phiền xen lẫn phấn hứng.

Bạn sẽ nói gì với hắn? Rằng tóc mi đang bạc kia? Và lúc ấy hắn cũng lại sẽ nhìn lên mái tóc bạn và mỉm cười. Kẻ thù bao giờ cũng mang một nụ cười nham hiểm và đầy bóng tối.

Bạn chẳng bao giờ hiểu những ẩn ngữ trong nụ cười ấy cũng như không bao giờ hiểu vì sao mình lại bật khóc như lúc này.

b. người vợ

Tôi muốn kể một câu chuyện.

Rằng hắn đã trở lại trong căn nhà của tôi. Hắn đã cướp mất linh hồn của anh ấy. Hắn đã giằng khỏi đời sống quen thuộc này bằng cách lật đổ những suy nghĩ của anh ấy. Anh ấy trở nên lệ thuộc bởi hắn. Anh ấy tuân theo lệnh hắn như một con chó săn vâng mệnh chủ. Anh ấy tin lời hắn như tín đồ bị thần phục trước những tín điều của vị giáo chủ.

Anh bị đẩy đi quá xa vì những thương xót. Những trang viết dẹp đã không còn. Bởi vì hận thù đã không còn. Khi đứng trên bờ vực hận thù người ta tìm kiếm suy tư và khát khao những điều thiện hảo. Và khi từ giã nó, trong cõi lòng hoang trống ngụy trang bằng hoa lá tuyệt diệu nhân bản kia, cuộc sống không còn hơi thở, sự va đập và những giằng xé làm nên chất liệu đời sống. Trang viết của anh nhạt nhẽo vì những cuộc giết chóc và mưu phản vô nghĩa lý.

Anh trở thành một kẻ vô đạo đức trước trang viết vì đơn giản, chẳng còn có thể sáng tạo ra điều gì mới mẻ. Anh lấy tinh thần hòa bình để bắt đầu xây dựng những trang viết ca ngợi hận thù và giết chóc. Anh tái hiện cảnh những người đàn bà điên loạn tìm đến và thảm sát kẻ thù bằng cách lột da đầu sau đó chôn vùi mớ tóc nhặm nhịt ấy xuống những cống nước. Anh viết về cái chết thảm của người đàn ông quá khổ khi bị kẻ thù băm vằm và nhồi nhét những súc thịt tươi vào trong ngăn đá tủ lạnh.

Và anh say khướt khi đêm về. Say như một cách tụ si vả mình. Anh đã có một đời sống khác sau buổi ra mắt cuốn tiểu thuyết cuối cùng được độc giả đón nhận, sau cái lần nhận ra mái tóc bạc trên đầu kẻ thù. Anh thất bại như một vị tướng già xung phong trận mạc và giết chính quân sĩ của mình để giải tỏa cơn khát máu.

< style=&quo

Bạn đang đọc Ở Lưng Chừng Nhìn Xuống Đám Đông của Nguyễn Vĩnh Nguyên
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Mr. Robot
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt đọc 19

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.