Tải App

Đăng Truyện

Liên Hệ QTV

Chi Tiết Bài Viết
trang1999
Nguyên Anh Sơ Kỳ (44%)
Các Bước Nhỏ Để Trở Thành 1 Tác Giả Thực Thụ

Ừm, một khoãng thời gian không dài, không ngắn, cỡ một năm viết truyện, mình xin share các kinh nghiệm (các bước nhỏ) viết truyện. * 0. Văn Phong.*

  • Chính tả, đặt dấu phẩy, ngắt, chấm hợp lệ, từ ngữ miêu tả nhân vật , nếu các bạn chấm phẩy lung tung thì sẽ làm mạch truyện bị đứt (câu chuyện bị đứt), khiến người đọc cảm thấy chán nản. Mình khuyên các bạn nên đọc nhiều, nhất là truyện của đại thần, ví dụ Đấu La Đại Lục được dịch, sau đó cố gắng tập viết ra, từ từ hoàn thiện!

1. Tả.: Đầu tiên, phải học tả, nếu mình không biết tả, hoặc tả kiểu thô ráp, dù có cốt truyện hay, ý tưởng hay, cũng không ai đọc.

-Tả cảnh, đồ vật...

-Tả cuộc nói chuyện của hai người : đoạn đối thoại vô cùng quan trọng, trong đó có :

-Tả phản ứng, cảm xúc, suy nghĩ, nét mặt... ví dụ như nghe đến người A nói tin người thân bị mất thì mình sẽ hiện lên cảm xúc, suy nghĩ gì?

-Tả đánh nhau : phần này thì trong đầu mình tưởng tượng ra khung cảnh, rồi bắt đầu viết ra, cái này phải viết nhiều mới lên tay.

1.2 Nhân Vật.

-Kế tiếp là nhân vật, phần này quan trọng không thể thiếu được.

-Chia ra làm hai vai, một phụ một chính.

-Vai chính : tham gia cốt truyện từ A-Z.

-Vai phụ : ít tham gia, hoặc chỉ xuất hiện, bổ trợ trong các tình huống đặc biệt ( ví dụ ông già A truyền thụ cho main skill rồi biến mất, đến mãi tận đến phần cuối cùng ổng mới xuất hiện...)

0-0 : liệt kê ra.

-Tính cách nhân vật : lạnh lùng, thiện, tình nghĩa, tàn ác, lợi ích, tham lam...

-Ngoại hình : cái này các bạn đọc mấy bộ đô thị nhiều nhé, có nhiều tả.

-Chiêu Thức : mỗi nhân vật ít nhiều gì đều có một hoặc nhiều chiêu thức, bạn phân ra nhân vật ABCXYZ nào đó chiêu thức gì...

-Độ Tuổi, cảnh giới nhân vật...

-Nhân vật đó có nhiệm vụ gì trong cốt truyện? (Kẻ thù Ám sát main? Người yêu? Sư đồ? bạn bè?)

-Về vai phụ nhỏ thì không cần nhấc, ví dụ côn đồ chỉ gặp 1 lần là xong thì khỏi kể, nhưng nếu nó xuất hiện từ 3 lần trở lên trong truyện thì bạn liệt kê vào

... 2. Cốt truyện. Phần này vô cùng khó, khó hơn cả hai phần trước, có thể nói vô cùng đau đầu.

-Suy nghĩ ra cốt truyện, các chi tiết nhỏ, cái này tùy tưởng tượng, đầu óc mỗi người rồi.

-Đầu tiên là bạn lựa chọn thể loại : Đô thị, huyền huyễn, tu tiên...

-Tiếp theo chính là diễn tả thế giới đó : thế giới đó là tận thế? VD: Thế giới đó là thượng cổ tu tiên nhưng bị Yêu Tộc trấn áp, tại thời đại đó nhân loại vô cùng yếu ớt hèn mòn.

-Thế giới đó chia làm nam tây đông bắc hay chia cửu châu gì? Vậy phía trên thế giới này còn có thế giới khác không?

-Thế giới đó tu gì ( tu ma? tu tiên? tu thể? tu yêu), phân chia ra đẳng cấp, cảnh giới, nghề nghiệp. Các bạn phân ra sức mạnh từng cấp, điều kiện để đột phá lên cấp mới . Khi đột phá lên rồi sức mạnh đó thay đổi như thế nào?...

-Phân chia thế lực : cái này như trên, phân chia đẳng cấp, rồi phân chia các nơi...

-Phân chia các bí cảnh, kỳ ngộ, nhân vật mà main gặp trong suốt hành trình của mình.

-Và, main mục tiêu cuối là gì? (Ví dụ trong đế bá, anh 7 mục tiêu là cuộc chiến chung cực.... , cứu toàn bộ kỷ nguyên ở thế giới mình )

*P/s : cái này như Warcraft III bạn tạo mạp, khá phức tạp cùng nhức đầu, mình khuyên mấy bạn tập viết nên tạo ra 1 thế giới NHỎ thôi, ví dụ viết Đô Thị hiện tại, hoặc là viết đồng nhân đã có sẵn không cần viết rộng lớn thế giới tu tiên, huyền huyễn gì đó, bối cảnh càng lớn, càng khó viết. *

3. Sắp Xếp (bố cục).: Phần này chính là sau khi làm 1 cái cốt truyện sơ rồi, mình sắp xếp, cho các chi tiết nhỏ liên kết với nhau, tạo thành một chi tiết lớn (Ví dụ như nhiều âm mưu nhỏ phân ra, nhưng nếu hợp lại trở thành 1 âm mưu lớn - kinh thiên). Cái này còn nhức đầu hơn cái trước, đó chính là sắp xếp tất cả mảnh nhỏ nhất với nhau.

-Sau khi tạo ra một khung xương thế giới như ở phần 2 mình nói, nó chính là một đống lộn xộn, thì khi này tác giả là người cần phải liên kết cái đống lộn xộn đó với nhau.

-Sắp xếp tình tiết, sự kiện , diễn biến, cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật.

-Cái này mình không biết nói sao, nhưng là cố gắng làm nhiều là quen, chưa làm thấy khó khăn lắm.

*P/s : cái này phải do mỗi người rồi, cố gắng viết nhiều thôi, từ thô lên tinh phẩm * .

Tác giả, nói dễ không dễ, nói khó không khó, chỉ đặt bút lên và viết liền là thành công? Nếu như vậy trong số mấy trăm ngàn tác giả Trung Quốc tại sao qua hơn chục năm chỉ có vài người là được tôn xưng lên làm Đại Thần, Tác Phẩm Kinh Điển?

Đã sửa bởi trang1999 lúc 00:10 12/03/2020
tạo bởi
12 Tháng ba
mới trả lời
12 Tháng ba
8
trả lời
294
xem
8
thành viên
Thần.Tạo.Hóa
Thần.Tạo.Hóa
VIP 3
Kết Đan Hậu Kỳ (55%)

Rất có ích với những người sáng tác truyện, con ta suốt ngày đi đọc ké thui

Quỷ_Vương_Chi_Hồn
Quỷ_Vương_Chi_Hồn
VIP 1
Kết Đan Hậu Kỳ (104%)

Rất hữu ích a~

NgôVănhoan
NgôVănhoan
VIP 1
Luyện Khí Tầng Tám (92%)

Theo mình thấy thì mấy điều này rất quan trọng, nếu mà viết mà không học qua sẽ làm cho cốt truyện bị lộn xộn lên

Blood_Moon
Blood_Moon
VIP 4
Kết Đan Trung Kỳ (58%)

Cám ơn bạn @trang1999 đả tạo bài chia sẻ nhửng kiến thức và kinh nghiệm sáng tác. Củng tạo cho mọi người có bài nhân dịp để chia sẻ

Mình chỉ bổ sung thêm thôi.

À Phần đầu tiên, mình muốn nói với các bạnHãy từ bỏ cái gọi là "convert".Bạn sẻ đồng ý với tôi rằng "đọc" củng là một phần "viết". Vì thế bạn nên đọc một cách có ý thức. Vì bạn là người mới bắt đầu, củng đồng nghĩa với việc bạn là một cây bút còn "non", tôi không muốn bạn bị tiêm nhiễm cái văn phong không "thuần" đó, mà tiếng anh tôi gọi nó là shit. Để cho dể hình dung , bạn hãy tưởng tượng. Bạn là cành hoa đẹp đẻ, trắng muốt cắm vào một ly nước đục ngầu, bông hoa đó sẻ bị đốm bẩn do hiện tượng mao dẫn. Nhưng nếu đó là một ly nước cực kỳ tinh khiết thì bông hoa đó sẻ luôn tươi sắc và thuần khiết. Một điểm nửa "convert làm hư hại Tiếng Việt nhửng ai đọc convert sẻ hiểu ý mình.Convert không đúng cấu trúc câu trong Tiếng Việt nhiều câu gảy chử. Nó làm sói mòn đi tinh tuý mà ông bà ta đả tích luỹ mài dũa Tiếng Việt hàng ngàn năm nay. Xin các bạn hảy tôn trọng Tiếng Việt.Thế nên nếu bạn muốn viết lách hãy từ bỏ convert ngay từ bây giờ.

Về Cốt truyệnsắp xếp bố cục theo quan điểm chủ quan của mình thì phần nầy nó dể thôi, quan trọng là trí tưởng tượng bay cao bay xa của các bạn. Cái nầy rất quan trọng mà thời gian làm nó khá lâu nên có nhiều bạn thấy khó

Sau khi tưởng tượng ra câu truyện mình sẻ viết và liệt kê hết các ý của Trang ra. Bạn có cần định trước một kết cục cho các nhân vật của mình hay không?

Trên thực tế, có hai kiểu sáng tác:

– Một là sáng tác dựa trên một cái xương cá. Bạn vẽ sẵn cái xương cá, từ đầu cá cho đến đuôi cá và để đó. Sau đó bạn mới bắt đầu quá trình “gia công” hoàn thiện đắp thịt thà, vảy viếc vào cho con cá trở thành toàn vẹn.

– Hai là sáng tác dựa trên việc xâu chuỗi hạt. Bạn tỉ mỉ xâu từng hạt châu một, khi xâu đến hạt cuối cùng thì chuỗi hạt cũng hoàn thành.

Hai ví dụ cụ thể bên trên để giúp các bạn hình dung về hai kiểu sáng tác: loại thứ nhất các bạn lên “layout” sẵn, sáng tác dựa trên một dàn ý (sơ lược hay chi tiết tùy mức độ) hoàn thiện mà các bạn vẽ ra ngay từ lúc manh nha tác phẩm. Loại thứ hai bạn cứ cầm bút lên mà không có ý định gì cụ thể, viết đến đâu thì nghĩ đến đó. Có người thích hợp với phương pháp 1, nó cho thấy một cách làm việc khoa học, logic, có chuẩn bị và do đó công việc viết lách sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn có thể “quản lý” câu chuyện của mình ở tầm vĩ mô. Ví dụ khi bạn viết lên tới 150 ngàn chữ, một số lượng chữ khổng lồ với các tình tiết ngồn ngộn và viết trong vòng 2 năm trời, thử hỏi nếu không có cái “xương cá” ban đầu thì mìnhcá là bạn sẽ bị loạn hết cả lên, chẳng biết đâu mà lần.

Tuy nhiên, có một số người lại thực sự thích (thậm chí chỉ viết được) khi áp dụng phương pháp 2. Phương pháp 2 đề cao sự ngẫu hứng, tính tức thời trong sáng tác (mà thường cho ra những kết quả rất ấn tượng) và sự mới mẻ trong sáng tạo.

Về phần nhân vật nếu bạn viết truyện cở dưới 500 chương cứ theo trang là được. Tại sao nó quan trọng? đơn giản có nó và cái xương cá thì bạn sẻ dể dàng nắm toàn bộ câu truyện. Phần lý lịch nhật vật giúp bạn khắc hoạ tính cách nhân vật rỏ nét hơn tránh tính cách bị loãng.

phần tả ở đây trang nói hơi thiếu. Đối với mình đây là cái khó nhất trong khi viết văn. Nó khiến không chỉ riêng chánh bản thân mình mà nhiều người khác phải "Treo bút". Đó là xây dựng giọng văn hay phong cách kể truyện.

Bây giờ chúng ta cùng xem xét một vài đặc điểm của “Giọng văn”

– Giọng văn là thiên tính?

Cũng có thể nói như vậy. Bởi theo tớ, giọng văn có bị ảnh hưởng, thậm chí phần nhiều bị ảnh hưởng bởi tính cách của người viết. Trên thực tế, viết tiểu thuyết chính là quá trình bạn “kể” chuyện trên trang giấy. Người có tính cách vui vẻ sẽ kể câu chuyện của mình theo chiều hướng hài hước. Người sâu sắc sẽ kể với giọng điệu triết lý. Người cay độc sẽ kể với phần nhiều ý châm chọc, bè dỉu. Người hiền hòa sẽ kể với giọng nhỏ nhẹ. Người lãng mạn sẽ kể những câu chuyện với giọng điệu ngọt ngào… Đổi lại, nếu bạn là người hài hước, vui vẻ thì khó có thể tạo nên một câu chuyện sầu bi, ướt át. Đó là thực tế.

– Giọng văn là năng khiếu?

Cái này cũng đúng. Năng khiếu ở đây có thể diễn đạt theo cách khác đó là cái “duyên”. Bạn có đồng ý với tớ không, nhiều người kể chuyện bạn chỉ muốn lao tới khâu mồm anh ta lại vì quá dở. Nhưng có những người thì khi họ cất tiếng, bạn cứ phải há hốc mồm ra mà nghe. Ngày xưa gần nhà tớ có một chú kể chuyện rất siêu. Tối đến là đám con nít bu lại nghe ổng kể chuyện ma. Cũng là một câu chuyện thôi nhưng người khác kể nghe không thấy sợ gì hết mà đến phiên ổng là mình muốn nổi da gà.

Hoặc là cùng một câu chuyện buồn nhưng nghe người này ta thấy bình thường, nghe người kia kể thì ta lại rớt nước mắt. Năng khiếu nó là như vậy.

– Giọng văn là rất quan trọng?

Vâng, cực kỳ quan trọng. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm. Ngoài ra, giọng điệu còn phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật”.chắc hẳn bạn đã hình thành cho mình một cốt truyện cụ thể, nhân vật đã có, các tình tiết đã sẵn sàng, thậm chí kết cục đã được định sẵn, tất cả chỉ cần bạn cầm bút và viết ra. Thế nhưng… bạn lại không tài nào đặt bút viết xuống được. Vậy thì, đúng là bạn đang thiếu một giọng-văn-phù-hợp để định hướng ngòi bút của bạn đấy.

Câu hỏi đặt ra ở đây là, làm thế nào để xây dựng một giọng văn cho riêng bạn?

– Trước tiên, bạn phải tự hỏi mình, bạn thích cái gì? Bạn thích hài hước hay u sầu, bạn thích lãng mạn hay hiện thực, bạn thích tỉnh táo hay mơ mộng… Tất nhiên, tất cả những phong cách mà bạn muốn hướng đến phải phù hợp với cốt truyện mà bạn đã đặt ra.

– Thứ hai là bạn phải xem bạn hợp với cái gì. Sau khi đọc Agatha Christie, bạn mê quá nên quyết định “nhại” theo phong cách viết tinh gọn, giọng văn chậm rãi của bà không cố gắng đẩy mọi thứ lên cao trào, nhưng chất rùng rợn và gay cấn vẫn hiện rõ trong từng lớp câu chuyện, cách giăng bẫy tinh vi, sắc sảo. Câu chuyện bà viết luôn đi đến tận cùng của công lý, việc đền tội, trả giá sòng phẳng. Thế nhưng bạn lại không hợp với giọng văn này, cứ gồng mình theo thì quá trình sáng tác sẽ rất mệt mỏi, bạn có nguy cơ “treo bút” và “ngâm tôm tác phẩm” của mình đến vĩnh viễn.

Tìm ra được một giọng văn hợp với bạn là điều hết sức hệ trọng. Khi đó, ngòi bút của bạn sẽ như được tiếp thêm dầu bôi trơn, việc viết lách sẽ dễ dàng hơn và bạn sẽ thấy hứng thú mỗi khi đặt bút. Đôi khi cái bạn thích lại không hợp với bạn. Hãy nhớ điều đó để thận trọng hơn trong sáng tác.

– Giọng văn có thể biến hóa nhưng phải giữ tính nhất quán.

Trong một tác phẩm, giọng văn phải giữ được tính nhất quán. Hay nói cách khác là bạn nên chỉ dùng giọng kể của một người cho toàn bộ câu chuyện. Tuy nhiên, bạn có thể biến hóa (tớ không dùng từ thay đổi nhé) giọng văn của mình cho phù hợp với diễn biến của chuyện. Ví dụ, với những chỗ cao trào, bạn có thể để cho giọng văn trở nên kịch tính hơn. Hoặc những lúc nhân vật suy tư, bạn có thể để cho giọng điệu sâu lắng và da diết hơn. Người kể mà, cũng có lúc vui lúc buồn, lúc tức giận, lúc xúc động, giọng văn vì vậy cũng cần phải điều chỉnh cho phù hợp, nhưng vẫn trong khuôn khổ nền tảng của tính nhất quán.

Đến đây là hết rồi Bai!!!!

Đã sửa bởi Blood_Moon lúc 01:42 12/03/2020
Vô_tình_đại_đạo
Vô_tình_đại_đạo
VIP 2
Nguyên Anh Sơ Kỳ (50%)

thanks đh nhiều, bài viết vô cùng tâm huyết ak

Tulipcam
Tulipcam
VIP 2
Nguyên Anh Trung Kỳ (1%)

Thks đh, bài viết rất hữu ích a~

vanquyton
vanquyton
VIP 2
Nguyên Anh Sơ Kỳ (16%)

Rất hữu ích cho một cáo non như ta. Thank đạo hữu nhìu

trang1999
trang1999
Nguyên Anh Sơ Kỳ (44%)

Cảm ơn mọi người nhé, dạo này công ti khá nhiều việc nên mình không update bài thường xuyên được

Bạn đang đọc bài Các Bước Nhỏ Để Trở Thành 1 Tác Giả Thực Thụ tạo bởi trang1999 trong Sáng Tác Truyện.