Tải App

Đăng Truyện

Liên Hệ QTV

Chi Tiết Bài Viết
trang1999
Nguyên Anh Sơ Kỳ (44%)
Viết Tiểu Thuyết Như Thế Nào?

“Tôi muốn viết một cuốn tiểu thuyết”, đó hẳn là những lời đầy mơ mộng luôn bị chìm lẫn giữa hàng đống các dự định và trì hoãn tốt đẹp của bạn. Bạn có muốn vượt qua cấp độ ý định để có thể bắt đầu với trang giấy? Nếu vậy, bài viết này dành cho bạn.

1. Lấy cảm hứng

Một cuốn tiểu thuyết được phát khởi từ cảm hứng. Các tiểu thuyết trường thiên (mà ta gọi tắt ở đây là “tiểu thuyết”) khác với những tiểu thuyết đoản thiên và những truyện ngắn vì chúng có dung lượng lớn hơn và cũng phức tạp hơn. Tiểu thuyết là một trường ca có tính bao quát, liên tục, với hàng ngàn khoảnh khắc được phát triển thành một năm, mười năm hoặc thậm chí, một thế kỷ. Bạn sẽ phải tiên quyết trước việc mình sẽ đảm trách nhiệm vụ này hoàn hảo như thế nào. Hãy dành thật nhiều thời gian để nghĩ về điều đó. Hãy lập kế hoạch, nhưng đừng quá nhiều. Việc mơ mộng thậm chí còn cần thiết hơn. Và hãy luôn nhớ về những chia sẻ thông minh của giáo sư Bhaer trong cuốn Little Women, “Bạn nên viết ra từ cuộc đời. Từ những gì sâu thẳm nhất trong tâm hồn bạn... Còn một điều nữa, quan trọng hơn tất thảy những điều này, là bạn có đủ dũng cảm để viết”.

2. Hãy nhớ rằng

Viết không phải lúc nào cũng là một quá trình hoàn hảo. Nó tiếp diễn liên tục, hướng về phía sau, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, hơn là chỉ tiến về phía trước. Một số nhà văn có sở thích sơ đồ hóa câu chuyện của họ trước khi viết. Lại có những nhà văn bắt tay ngay vào phần đầu câu chuyện. Hãy bỏ qua ba bước đầu tiên này hoặc thêm vào những bước cụ thể khác của chính bạn. Là một người viết, quyết định là của bạn.

3. Quyết định bối cảnh tiểu thuyết

Bối cảnh diễn ra câu chuyện cũng quan trọng như toàn bộ tác phẩm. Nó quan trọng như cao trào của cốt truyện, vì môi trường sống kiến tạo nên chúng ta, tương tự thế, kiến tạo nên các nhân vật theo cách ta muốn họ trở thành như vậy. Bối cảnh truyện cần phải chính xác, cụ thể và cần được xem xét và lập kế hoạch cẩn thận. Bạn cần nghĩ về cả không gian và thời gian. Nếu bối cảnh bạn đặt ra là một biệt thự trong khu trung tâm Ottawa, thì kiểu nhà đó sẽ như thế nào? Nó có màu sắc ra sao? Ai sẽ là hàng xóm của nhân vật bạn tạo ra? Ai sẽ bán cho họ cá vào lúc 5 giờ sáng ngày thứ bảy? Ai chuyển thư từ cho họ? Những loại cây nào sẽ có ở khoảng sân trước nhà? Bạn phải tìm cách để hình dung ra toàn bộ bối cảnh, và càng làm việc này chi tiết, bạn càng phát hiện ra, một bối cảnh có liên quan tới tác phẩm nhiều như thế nào. Nếu tiểu thuyết của bạn diễn ra một khoảng thời gian cụ thể, nhất định bạn phải tìm hiểu về mọi điều đã xảy ra, từ việc ai đã là thủ tướng trong thời gian đó, kế nữa là những gì sẽ được nói trong phần tin tức, v.v..

4. Tìm ra hướng đi của câu chuyện sẽ kể

Cái này gọi là cốt truyện. Để bắt đầu, bạn cần quyết định xem tác phẩm của mình sẽ viết về vấn đề gì. Đó có thể là về một thuyền trưởng cướp biển, người đã vượt qua bảy đại dương hay một người anh hùng đã bảo vệ cứ điểm trọng yếu khỏi đám quân xâm lược hung dữ, hay một người đã trốn thoát khỏi trại tập trung. Khi đã có một ý tưởng tập trung, nó sẽ giúp bạn phát triển thành một cốt truyện được chắp nối hoàn chỉnh. Một cốt truyện cần điểm khởi đầu, điểm trung gian và điểm kết thúc. Nó cũng cần phải có xung đột và một giải pháp xuất phát từ một nguyên do hợp lý, và điều này có thể làm choviệc viết của bạn bị trì trệ.

5. Kiến tạo các nhân vật chính

Thường thì có một nhân vật chính tích cực (protagonist – chính diện) mà một nhân vật chính tiêu cực (antagonist – phản diện). Có rất nhiều cách để làm điều này. Một trong những cách đó là vẽ ra các phác thảo sơ lược về họ. Cách khác nữa, bạn có thể viết ra một loạt những câu hỏi như tên tổi của họ, sở thích, đam mê đặc biệt, khuyết điểm, mong muốn, v.v… rồi hãy trả lời tất cả những câu hỏi ấy. Hoặc bạn có thể bắt đầu viết và vừa viết vừa kiến tạo. Nhưng nhất thiết các nhân vật của bạn phải hợp lý và tự nhiên.

Đừng biến nhân vật chính diện của bạn thành một người quá hoàn hảo. Nếu nhân vật của bạn không có bất cứ tì vết nào thì độc giả cũng chẳng có cách nào để gắn kết với họ. Xét đến cùng, có ai hoàn hào đâu. Sự phát triển của cá tính nhân vật chính mới là điều quan trọng nhất. Đây chính là những cảnh huống để nói với độc giả điều gì đó về nhân vật. Điều này cũng sẽ giúp độc giả cảm nhận tốt hơn về chính bản thân họ. Quy tắc này cũng nên áp dụng với các nhân vật phản diện, họ không nên là những người tồi tệ hết mức. Nếu họ không có điểm tốt nào cũng như không có phẩm chất nhân bản nào thì độc giả của bạn cũng chẳng còn cách nào khác để gắn kết với họ, và họ trở nên khô khan.

6. Tạo ra các nhân vật khác

Bạn đừng bao giờ nhầm tưởng các nhân vật loại hai là không quan trọng. Họ chính là những người sẽ cư trú ở bối cảnh phía sau tiểu thuyết và làm cho không gian của nó thêm sống động. Những nhân vật loại này cũng cần được khám phá, nhưng bạn nhất thiết phải nhớ rằng, chúng không được lấn át hoạt động của nhân vật chính.

7. Bắt tay vào viết

Có rất nhiều cách thức tiếp cận phổ biến trong việc viết: Bắt đầu nghĩ về cái kết của tiểu thuyết

Điều này có nghĩa, bạn vạch sẵn ra cái kết thúc của cuốn tiểu thuyết mình sẽ viết và lấy đó làm đích hướng tới. Nếu bạn biết kết cục của một câu chuyện, nó sẽ giúp bạn hình thành chủ đề xuyên suốt, cốt truyện, bối cảnh, các nhân vật, và điều này cũng sẽ giúp bạn phát triển câu chuyện dễ dàng hơn về phía kết thúc đó. Hình dung về một bức tranh lớn

Bạn hãy gắng thiết lập một thế giới (với bối cảnh về môi trường tổng quát), sau đó, trên nền tảng này, mới xây dựng tiểu thuyết của bạn. Hãy thiết lập những yếu tố như địa lý, chủng tộc, thị trấn, thành phố, thủ đô, chính phủ, v.v.. Đắm chìm trong khi viết

Bạn có một danh sách các ý tưởng và bạn bắt đầu viết khi nó vẫn còn đang tươi mới với mình. Hãy chỉ dành rất ít những khoảng nghỉ ngơi ngắn trong khi áp dụng phương pháp viết này để không quên mất những gì đang nghĩ. Và cũng vì điều này mà bạn nên chuẩn bị tư thế để có thể bắt tay vào viết bất cứ lúc nào. Thường thì cảm hứng sẽ không báo trước cho bạn khi nó tới “gõ cửa tâm hồn”.

Bắt đầu bằng những nhân vật

Bạn có thể tạo ra từ 3 đến 4 nhân vật và xây dựng cốt truyện xung quanh những nhân vật ấy. Cách làm này sẽ khiến các nhân vật gắn kết nhuần nhuyễn hơn với cốt truyện.

8. Quyết tâm

Bạn cần hiểu rõ những gì mình đang đảm nhận. Có không ít những tài năng văn chương chẳng bao giờ được độc giả biết tới và tìm đọc bởi ngăn kéo của họ luôn đầy ắp những bản thảo chưa hoàn thành. Bạn phải nói với chính mình rằng nếu tiểu thuyết này chưa viết xong thì lỗi chỉ vì bạn mà thôi. Hãy cố đặt ra những mục tiêu nhỏ, cách làm này sẽ tạo thêm động lực hành động cho bạn hơn.

9. Gây dựng thói quen

“Chúng ta là những sinh vật của thói quen”, ai đó đã từng nói vậy, và điều đó hoàn toàn đúng. Bạn hãy thực hiện những điều sau để biến viết lách trở thành thói quen của bạn: Bắt mình phải viết hàng ngày, dù chỉ là một câu, một chương hay nhiều hơn

Bạn phải thường xuyên dành dụm thời gian cho cuốn tiểu thuyết của mình. Hãy để ra một giờ yên tĩnh nào đó mà những người xung quanh có thể để bạn được ở yên một mình. Vào sáng sớm hoặc buổi đêm, thời điểm nào không quan trọng, có không ít người viết còn có thể làm việc rất tốt vào những khoảng thời gian khác, miễn sao bạn phải viết hàng ngày. Hay một ý tưởng khác có thể tốt hơn, bạn hãy đặt ra một giới hạn thời gian cho mỗi ngày, trong vài giờ, để bạn không mãi luẩn quẩn với mong muốn hoàn thành tác phẩm mà sẽ có thêm động lực để tận dụng thời gian trước khi thời khắc đó kết thúc.

Tạo ra một không gian viết

Bạn hãy tìm một nơi tĩnh tại để có thể thư thái và không bị làm phiền. Hãy kiếm một cái ghế tốt để ngồi sao cho bạn không bị đau lưng khi phải ngồi và viết liên tục trong nhiều giờ. Bạn không viết một cuốn tiểu thuyết trong một giờ, nó cần tới nhiều tháng trời, vì vậy, hãy bảo vệ cái lưng của bạn.

Nếu bạn là một chuyên gia trì hoãn, hãy thử phương pháp này: viết 50.000 từ một một tháng để hoàn thành tiểu thuyết của bạn. Nhiều người viết có xu hướng làm việc tốt hơn khi đặt ra một giới hạn cho mình. Cách làm đó sẽ giúp bạn có thêm động lực.

10. Tìm kiếm những phản hồi mang tính xây dựng

Đừng bao giờ đưa những đứa con tinh thần của bạn cho ai đó bạn không hoàn toàn tin tưởng. Tác phẩm văn chương của bạn đang trong giai đoạn “non nớt”, nó cần sự chăm sóc và yêu thương. Bạn cần ai đó có thể khuyến khích bạn, nhưng đó cũng lại phải là người không ngần ngại trong việc trung thực và thẳng thắn với bạn. Hãy nhớ rằng, bạn chỉ nên đón nhận những ý kiến phê bình của một người chỉ khi bạn biết họ trung thực với bạn, còn không, thà bạn chờ đợi những lời phê bình của người biên tập hay nhà xuất bản còn hơn.

Bạn nên cân nhắc việc tham gia một cộng đồng những người viết online hoặc offline. Cách này có thể giúp bạn có thêm sự hỗ trợ, những phản hồi và bình luận của người trong giới.

11. Viết lại

Cuốn tiểu thuyết thực sự được viết lại trong giai đoạn này. Việc biên tập và viết lại sẽ làm cho câu chuyện hay hơn, vì bạn luôn có khả năng viết đầy đặn hơn nữa. Quá trình viết là việc bạn trình bày hết những ý tưởng của mình. Còn giai đoạn viết lại chính là thời gian bạn sửa sang chúng trở nên tuyệt vời hơn. Nhưng hãy cẩn thận, đừng sửa chữa thái quá. Trong khi gọt giũa những vấn đề thuộc về ngữ pháp, có thể bạn sẽ làm hỏng câu chuyện của mình. Hãy hỏi thêm ý kiến của hai hoặc nhiều hơn các “nhà biên tập cá nhân” (bạn bè, gia đình, giáo viên, v.v..) trước khi muốn có một chỉnh sửa lớn. Mặc dù bạn vẫn là người quyết định cuối cùng, nhưng không phải lúc nào bạn cũng đưa ra được giải pháp chính xác. Do đó, hãy luôn lưu lại bản thảo đầu tiên ở một nơi an toàn. Đôi khi, bạn đi quá đà trong việc sửa chữa và lại muốn quay trở lại với những gì được viết ra ban đầu.

12. Tiếp tục viết lại

Một câu chuyện hay chẳng bao giờ thực sự kết thúc, và là một người viết nghiệp dư, bạn không gặp phải những cản trở về mặt thời gian. Một câu chuyện chẳng bao giờ kết thúc mà chỉ là bị bỏ đó mà thôi.

13. Công bố tác phẩm

Đây là kết quả mà hầu hết những người viết đều hướng đến, dù bạn có ý định chọn một nhà xuất bản danh tiếng, một nhà xuất bản sách trực tuyến hay tự xuất bản.

p/s: dạo này công việc cuối năm có chút bận rộn nên k thể đăng bài thường xuyên được. mọi người thông cảm

Nguồn: Sưu tầm trên mạng.

By:Trang1999

Đã sửa bởi trang1999 lúc 17:16 27/12/2019
tạo bởi
27 Tháng 12.
mới trả lời
27 Tháng 12.
9
trả lời
212
xem
8
thành viên
minhcuacua
minhcuacua
VIP 4
Phàm Nhân (-964969%)

cám ơn đh đã sưu tầm, rất có ích

minhcuacua
minhcuacua
VIP 4
Phàm Nhân (-964969%)

@hoangson3011 vào xem nè

𝕿𝖍á𝖎.𝕯𝖔ã𝖓.𝕳𝖎ệ𝖕
𝕿𝖍á𝖎.𝕯𝖔ã𝖓.𝕳𝖎ệ𝖕
VIP 2
Phàm Nhân (261%)

cảm ơn dh

DarseiK
DarseiK
VIP 2
Kết Đan Hậu Kỳ (90%)

Đa tạ tỷ a... @Diệulam cũng nên xem thử chút nha.

Lastrays
Lastrays
Luyện Khí Tầng Năm (90%)

này đọc chơi cho zui thôi chứ bạn viết tầm 5 6 năm là chả cần cảm hứng đưa cái đề phát là có thể viết ra y chang như làm bài tập toán lý hóa luôn vậy đó bên trung giờ nó còn chẳng cần kinh nghiệm vài năm, chỉ cần vài tháng ngắn ngủi là nó làm thế được rồi vn mình nó mắc cái lỗi là thích ôm đồm, thích tư liệu, thích phải theo hướng dẫn giảng dạy này nọ mấy bài dạng này lừa tác giả non tay thôi đọc cho zui chứ không nên xem là thứ có thể tham khảo hay phỏng theo.

YÊULONGCỔĐẾ
YÊULONGCỔĐẾ
VIP 2
Luyện Khí Tầng Mười (41%)

Hay đấy bạn. Tác giả khi mới tập viết nên học theo khuôn mẫu này sau rồi mình phát triển lên

ĐaoPhủ
ĐaoPhủ
VIP 1
Luyện Khí Tầng Mười (91%)

Nói đơn giản nhất, viết 1 bộ tiểu thuyết giống như vẽ 1 bức tranh

Tulipcam
Tulipcam
VIP 2
Nguyên Anh Trung Kỳ (1%)

Rất hữu ích, cám ơn tiểu tỷ tỷ nga~

libraoctober
libraoctober
VIP 2
Trúc Cơ Sơ Kỳ (22%)

Trước khi viết, có cấu tứ này kia là điều nên làm. Nhưng mà, đôi khi bạn nên mạnh dạn viết đi (khoan công bố cho người khác), cứ viết theo cảm xúc, xong rồi thì tút lại như phẫu thuật thẩm mỹ, có khi phẫu thuật toàn thân luôn

Vì dù là tg mới hay có kinh nghiệm lâu năm, bạn nghĩ nhiều quá, sau đó...sẽ trở nên lười và không muốn viết ra nữa, vì nghĩ trọn vẹn câu chuyện rồi xong tắt lửa nhiệt tình luôn. Vào vòng tg rồi mới thấy, 10 tg có đến 9 tên rưỡi bị bệnh lười - truyền - nhiễm, nhất là không bị áp lực về tiền bạc, viết free ấy. Nên lúc có cảm hứng thì tranh thủ viết ngay và luôn, rải rác không thành hình cũng chẳng sao, hôm đẹp giời nào khâu các mảnh lại sẽ được một câu chuyện mới toanh thôi (mánh mình hay làm).

Túm ý của mình lại là đề cử làm theo khuôn mẫu, nhưng đôi khi hãy bung lụa xuôi theo cảm xúc, cứ thử hết các con đường và tìm ra đường nào thích hợp, bạn thấy thoải mái thì hẵng làm. Nghệ thuật cần có khuôn mẫu, nhưng nó cũng có sự tự do, khi bạn biết cân bằng và tận dụng thích hợp thì bạn đã là một tg tự đứng vững được rồi đó ^^

Bạn đang đọc bài Viết Tiểu Thuyết Như Thế Nào? tạo bởi trang1999 trong Sáng Tác Truyện.