Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Phần 04 chương 1

Phiên bản Dịch · 2885 chữ

Phần 4

Đạo đức nghề nghiệp

????????THIẾU MẤT MỘT TRANG????????

Đạo đức là nền tảng của thành công

Hứa Tinh Dương chân nhân dâng kiến nghị lên Ngọc Hoàng, ngài không phải là một vị thần tiên bình thường. Trong lịch sử, Hứa Tinh Dương chân nhân chính là tổ sư bậc thầy về khí công của Trung Quốc, từ “khí công” cũng chính là bắt nguồn từ tác phẩm Tịnh Minh Tông giáo lục do ngài biên soạn. Tương truyền rằng, vào năm Minh Khang thứ hai đời Đông Tấn, Hứa Tinh Dương ở Tây Sơn Nam Xương, nhờ luyện công mà ngài đã sáng tạo nên kỳ tích đưa cả nhà bay lên trời. Cả gia đình ông gồm 42 người và toàn bộ gia súc gia cầm đã cùng bay lên trời. Thành ngữ “một người đắc đạo, gà chó lên trời” chính là bắt nguồn từ câu chuyện này.

Khí công, chính là công phu luyện khí. “Khí” ở đây chính là khí thuộc tính, khí, thần. Cái gọi là khí công, tức là một loại phương pháp đặc thù thông qua việc luyện khí để điều tiết thân tâm cho cân bằng, thực hiện thân tâm khỏe mạnh. Ba yếu tố lớn của khí công chính là “điều thân”, “điều hơi thở” và “điều tâm”.

“Điều thân” là phương pháp luyện tập mà chúng ta thường sử dụng, ví dụ như các hoạt động nhảy dây, đá cầu, tập thể dục thẩm mỹ, đánh cầu lông... đó đều là những hoạt động thông qua việc “điều thân” để khiến cho thân thể được khỏe mạnh.

“Điều thân” chú về động, “điều hơi thở” chú về tĩnh. “Hơi thở được điều hòa cũng chính là việc chúng ta luôn phải dùng đến sự hô hấp trong mọi thời khắc. Vì vậy cho nên, cái gọi là “điều hòa hơi thở” thực ra chính là các phương pháp thở có ích để khiến cho thân tâm được khỏe mạnh, nó bao gồm cả các phương pháp thở sâu và thở ngược.

Nhưng công pháp khí công chân chính hẳn không chỉ dừng lại ở việc “điều thân”, cũng không chỉ dừng lại ở việc “điều hơi thở”, mà quan trọng nhất chính là việc “điều tâm”. “Điều tâm” cũng còn gọi là “điều thân”, đó là một sự điều chỉnh đối với tinh thần của con người. Một người thân tâm khỏe mạnh thì mới thực sự có được sức khỏe. Mà cũng chỉ khi tâm được điều chỉnh tốt thì mới có thể giải thoát triệt để khỏi phiền não, mới có thể khai phát được trí lực. Chữ “điều” trong chữ “điều tâm” chủ yếu là thể hiện ở sự vận dụng và điều chỉnh ý thức. Từ ý nghĩa đó mà xét thì cái đạo tụ tinh hội thần của Tôn Ngộ Không cũng chính là một loại phương pháp “điều tâm”.

Do nhu cầu của việc “điều tâm” nên việc luyện tập khí công rất chú trọng đến việc tu dưỡng công đức, bởi vậy mà người ta thường nói “công từ đức mà ra, đức là nguồn của công”. Sách Đạo đức kinh có viết: “Đạo sinh ra, đức nuôi dưỡng, vật hình thành, thế tạo nên, ấy cho nên vạn vật không cái gì là không tôn đạo mà quý trọng đức”. Được xem là hình thức biểu hiện cụ thể của đạo, “đức bao quát cả các hành vi quy phạm làm người xử thế của chúng ta. Các thầy khí công chính là chính đạo hay tà đạo, đạt được đại đạo hay là pháp thuật thì nhân tố quyết định chính là ở chữ “đức”.

Người quản lý ăn cắp, buông thả làm càn

Hứa Tinh Dương chân nhân hy vọng Tôn Ngộ Không làm được chút việc, đó là một kiến nghị đúng. Thế nhưng, Ngọc Hoảng phái y đi cai quản vườn Bàn đào thì lại là một quyết định khá hoang đường. Giống như câu chuyện về Con chó sói trong truyện ngụ ngôn của Aesop, trừ phi đem nó huấn luyện thành một chú chó săn, nếu không thì không thể mong nó cai quản được đàn dê. Để ột con khỉ thiếu đi sự tu dưỡng đạo đức cai quản vườn Bàn đào thì cũng đồng nghĩa với việc tạo cơ hội cho y ăn trộm.

Tôn Ngộ Không ở trong vườn đào, nhìn những quả đào chín mọng, trong lòng y quả thực rất thèm. Nghĩ vậy y liền bày kế để cho thuộc hạ của mình ra ngoài vườn đào, còn y thì cởi bỏ quan phục, trèo hẳn lên cây chọn những quả đào to chín mọng, y hái thật nhiều rồi ở trên cây vừa hái vừa ăn. Đến khi ăn no thì y mới nhảy xuống, mặc lại quan phục gọn gàng. Rồi từ đó trở đi y luôn nghĩ ra cách để ăn vụng như vậy.

Một hôm, Vương Mẫu Nương Nương tổ chức buổi tiệc “hội bàn đào” ở ao Dao Trì, bà dặn dò thất tiên nữ đi hái đào bày tiệc. Thất tiên nữ đến vườn đào, nhìn thấy đào trên cây thưa thớt chỉ còn những cái cuống đã khô héo. Nguyên do là những trái đào đó đã bị Hầu vương ăn hết rồi. Thất tiên nữ nhìn ngó xung quanh, cuối cùng chỉ thấy một trái đào ương nửa xanh nửa đỏ trên cành phía nam. Hóa ra, Tôn Ngộ Không đã biến thành trái đào đó và y tự treo mình lên cây đào để ngủ. Đến khi tiên nữ giơ tay lên hái thì y liền tỉnh giấc.

Sau khi hỏi rõ các tiên nữ thì Tôn Ngộ Không đã ý thức được tình hình. Nếu chẳng may các tiên nữ về kể lại sự việc với Vương Mẫu Nương Nương thì việc y ăn trộm đào tiên tất nhiên sẽ bị bại lộ. Nghĩ thế y liền bình tĩnh, y ha hả cười lớn rồi hỏi:

Vương Mẫu Nương Nương mở tiệc, thế bà ấy mời những vị khách nào vậy?

Các tiên nữ nói cho y biết là theo quy định như trước đây thì những vị khách được mời đến dự tiệc là những vị Bồ Tát thần linh đến từ khắp nơi.

Tôn Ngộ Không lại hỏi tiếp:

Vậy có mời ta không?

Các tiên nữ đáp rằng:

Chúng tôi mới nói những quy định từ trước đây, không biết được lần này có mời ngài hay không nữa ?

Tôn Ngộ Không trầm ngâm suy nghĩ rồi nói:

Các người nói phải. Thôi bây giờ các người hãy ở đây đợi ta, để ta thử đi nghe ngóng tình hình xem liệu Vương Mẫu Nương Nương có mời Lão Tôn ta hay không.

Khi Tôn Ngộ Không đến ao Dao Trì, ở đó quả nhiên đang bày biện yến tiệc. Y lại hóa phép khiến cho những người đang bày biện yến tiệc đó cảm thấy mệt mỏi buồn ngủ rồi ai nấy đều lăn ra ngủ. Sau đó, y đem trân tư mỹ vị, các món sơn hào hải vị ra hành lang, rồi y lấy rượu và một mình ăn uống no say, hả hê. Y ăn uống đến lúc say sưa đi đứng lảo đảo thì loạng choạng tới cung Dâu Suất của Thái Thượng Lão Quân. Ở đây y lại nhân cơ hội mà ăn cắp hết sạch kim đan của Thái Thượng Lão Quân.

Đến khi tỉnh dậy, nhớ lại những việc mình làm, y giật mình. Y biết rằng Ngọc Hoàng nhất định sẽ bắt y hỏi tội, nghĩ thế y không quay về phủ Tề Thiên Đại Thánh của y nữa, y lén lút ra cửa tây rồi quay về Hoa Quả Sơn.

Bảy mươi ba phép biến hóa của Nhị Lang Thần

Ngọc Hoàng đùng đùng nổi giận, ngài lập tức ra lệnh cho Thác Tháp Lý Thiên Vương và Na Tra Thái Tử dẫn theo tứ đại thiên vương và mười vạn thiên binh, thiên tướng xuống Hoa Quả Sơn bắt con yêu hầu về trị tội. Nhưng Tôn Ngộ Không bản lĩnh cao cường, Lý Thiên Vương không thể bắt được y. Tình hình trở nên nguy cấp, Ngọc Hoảng phải mời Nhị Lang Thần đến giúp đỡ.

Trận đấu giữa Nhị Lang Thần và Tôn Ngộ Không rất đáng để suy ngẫm. Phải nói là Tôn Ngộ Không với Nhị Lang Thần đều có phép thần thông, cờ trống như nhau, nhưng y đã bị Nhị Lang Thần cột mất tay chân. Y không thể nào che chở được cho đàn khỉ của mình. Nhìn thấy đàn khỉ kinh sợ tán loạn, trong lòng Tôn Ngộ Không đã trở nên hoảng loạn, y chuyển mình biến thành một chú chim sẻ. Bấu mình trên cành cây. Nhị Lang Thần cũng lắc binh khí trong tay và chuyển mình biến thành một con diều hâu bay lên bay xuống bắt con chim. Tôn Ngộ Không thấy tình thế bất lợi, chợt vù một cái, y đã biến thành một con chim đại bàng bay thẳng lên trời. Nhị Lang Thần thấy thế cũng biến thành một con chim lớn che lấp cả mây. Tôn Ngộ Không lại dũng mãnh lao xuống biển biến thành một con cá. Nhị Lang Thần nhanh chóng lao xuống biến thành một con chim cốc đuổi theo con cá. Tôn Ngộ Không đành phải chui lên khỏi mặt nước biến thành một con rắn nước nấp vào trong cỏ. Nhị Lang Thần có đôi mắt thần thông đã biết được con rắn nước đó chính là Tôn Ngộ Không, thấy vậy ông liền biến thành một con sếu vươn chiếc mỏ dài như kim sắt ra để bắt lấy con rắn. Con rắn nước bỏ chạy rồi lại biến thành một bông hoa súng trôi lững lờ trên dòng nước. Nhị Lang Thần lập tức hiện nguyên hình, ông liền rút cung tên bắn vào bông hoa súng đang trôi dưới nước.

Tôn Ngộ Không lại nhảy khỏi nơi đó và biến thành một ngôi miếu trên mặt đất. Miệng biến thành cổng miếu. Mặt biến thành song cửa, còn đuôi thì biến thành một cái cán cờ. Nhị Lang thần đi xuống vách núi không nhìn thấy bông hoa súng ở đó mà chỉ thấy một ngôi miếu nhỏ, 5uan sát kỹ thì ông thấy được cán cờ ở phía sau, ông bèn cười rồi nói:

Đây hẳn là con khỉ kia rồi, nó muốn đánh lừa để ta đi chỗ khác, rồi sau đó sẽ lẻn theo để cắn ta. Bây giờ ta sẽ phá nát cửa sổ của người, đốt cửa của ngươi!

Tôn Ngộ Không nghe Nhị Lang Thần nói vậy thì giật mình sợ hãi, y liền nhảy phốc một cái như con hổ, tức thì một trận khói bùng lên và không còn thấy gì nữa.

Lúc này, Ngọc Hoàng và quần thần tiên giới đã đến cửa nam để quan sát chiến trận, nhưng họ chỉ thấy Nhị Lang Thần và các thần tiên đang vây quanh trận đánh oai dũng của Tôn Ngộ Không, Thái Thượng Lão Quân bèn nói:

Để thần đi giúp Nhị Lang Thần một tay.

Nói xong ông liền lấy từ cánh tay áo ra một chiếc “túi Kim cương” rồi hút Hầu vương vào trong đó. Hầu vương trong lúc chiến đấu gian nguy không kịp né tránh đã bị ngã vào chiếc túi đó. Đang lúc trèo lên để chạy thì y bị Nhị Lang Thần gọi Hạo Thiên Khuyển lao tới vồ bắt, một miếng cắn của Hạo Thiên Khuyển đã trúng vào đùi của Tôn Ngộ Không. Nhị Lang Thần và tất cả binh tướng đã nhất tề xông lên, cuối cùng họ đã bắt được tên yêu hầu ngông cuồng đó.

Có người đã bình luận rằng, nếu không có Thái Thượng Lão Quân dùng “túi Kim cương” trợ giúp, nếu không có các vị thần tiên và con ác cẩu Hạo Thiên Khuyển giúp đỡ thì Nhị Lang Thần chưa hẳn đã bắt được Tôn Ngộ Không. Đúng là như vậy, nếu chỉ mình Nhị Lang Thần chiến đấu với Tôn Ngộ Không thì rất khó nói là giữa hai bên ai anh hùng hơn ai. Thế nhưng, có được sự giúp đỡ của người khác suy cho cùng cũng là một loại năng lực, mà hơn nữa đó thường thường lại là một loại năng lực quyết định sự thắng thua. Vậy cho nên, trong dân gian Trung Quốc còn có một cách giải thích rằng, Tôn Ngộ Không có 72 chiêu biến hóa, mà Nhị Lang Thần lại có tới 73 chiêu biến hóa.

Câu chuyện về Vương Linh Quan

Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không bị trói lại trên đài trảm yêu, nhưng chỉ dựa vào đao búa thì không thể nào làm tổn thương đến một sợi tơ, sợi tóc của y. Thái Thượng Lão Quân bèn nói:

Tên yêu hầu này đã tu luyện thành thân Kim cương. Hãy để ta tâu với Ngọc Hoàng, thả y vào trong lò Bát Quái mà thiêu. Ta muốn thiêu tên yêu hầu này thành tro bụi, đem kim đan mà y đã ăn để luyện lại.

Thái Thượng Lão Quân dẫn Tôn Ngộ Không đến cung Dâu Suất rồi nhốt y vào lò Bát Quái và thiêu đốt suốt ngày đêm. Mới đó mà đã bảy bảy bốn mươi chín ngày. Thái Thượng Lão Quân tính toán độ nóng trong lò và ở cửa lò để lấy kim đan ra. Tôn Ngộ Không bị lửa khói trong lò Bát Quái đốt cho chảy cả nước mắt, nhìn thấy cửa lò mở thì ngay lập tức tung người nhảy lên, rồi sau đó đạp đổ cả lò Bát Quái. Lửa trong lò Bát Quái đổ ra rơi xuống nhân gian đã tạo thành Hỏa Diệm Sơn mà thầy trò Đường Tăng trên đường đi lấy Kinh đã đi qua.

Tôn Ngộ Không nhảy ra khỏi lò Bát Quái, y cầm gậy Như Ý trong tay, phóng to cây gậy rồi đánh thẳng vào cung điện. Tôn Ngộ Không dũng mãnh phi thường, y đánh cả vào bảo điện của Ngọc Hoàng. Sáng ngày hôm đó là tới phiên Vương Linh Quan trực nhật. Ông xiết chặt chiếc roi vàng trong tay rồi tiến tới quát lớn:

- Tên yêu hầu kia, người phải dừng ngay sự điên cuồng, ngang ngược đó lại!

Tôn Ngộ Không trợn trừng đôi mắt sang quắc, chẳng nói chẳng rằng, cầm gậy lao tới đánh. Vương Linh Quan cầm roi nghênh chiến, hai bên cùng lao vào đánh nhau trước bảo điện.

Trong các vị thần tiên ở Trung Quốc, uy danh của Vương Linh Quan không phải là to tát gì, nhưng sao ông lại có được công phu như vậy để có thể nghênh chiến với Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không? Tương truyền rằng, Vương Linh Quan vốn tên là Vương Ác, là thành hoàng ở Phù Lương thuộc huyện Tương Âm, Tất Thủ Kiên chân nhân đến Phù Lương, ông thấy mọi người dùng đồng nam, tín nữ để cung phụng cho Vương Linh Quan, ông giật mình sợ hãi nói:

- Hóa ra ở thế gian mà còn có những tên thần tà ác như vậy nữa ư ?

Do đó ông đã nổi giận lôi đình đốt cháy cả miếu thành hoàng của tên Vương Ác đó. Vương Ác không phục, y bèn tâu với Ngọc Hoàng:

- Tâu Ngọc Hoàng, chẳng ngờ hôm nay dưới trần gian còn có kẻ có tội. Tên Tất Thủ Kiên đó thực là tên lừa dối người ta quá lắm.

Ngọc Hoàng bèn nói:

- Ta ban cho người một đôi tuệ nhãn để nhà người có thể nhìn được những lỗi lầm của Tất chân nhân trong bóng tối. Ta còn ban cho người thêm một chiếc roi vàng, nếu như Tất chân nhân bị ngươi bắt được thì ngươi được dùng roi vàng đánh nát đầu của ông ấy.

Và từ đó Vương Ác đã đi theo Tất Thủ Kiên suốt 12 năm trong bóng tối nhưng rốt cuộc y vẫn không tìm ra được một lỗi nhỏ nào của Tất Thủ Kiên. Vương Ác đã vô cùng cảm phục và đã bái Tất Thủ Kiên làm sư phụ. Tất Thủ Kiên cũng vì thấy sự thay đổi của Vương Ác mà cảm thấy vui mừng, ông cũng đã đặt tên mới cho y là Vương Thiện. Về sau, Vương Thiện trở thành một vị thần hộ pháp của Đạo giáo (giống như Skanda trong Phật Giáo), là vị tôi tướng đứng đầu trong 36 viên tôi tướng của Ngọc Hựu Thánh chân quân, còn được gọi là Khoát Lạc Linh Quan.

Vương Linh Quan đã có nhiều trải nghiệm nên ông luôn tin tưởng vào chính nghĩa. Ông thấy Tôn Ngộ Không đã quá liều lĩnh,ngang tàng, cho nên ông kiên quyết không để cho Tôn Ngộ Không tiếp tục phá phách bảo điện Linh Tiêu. Mãi cho đến khi Phật Như Lai từ Tây Thiên đến thì ông mới thôi.

Bạn đang đọc Tây du @ ký của Thành Quân Ức
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Mr. Robot
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt đọc 6

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.