Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Phần 19 chương 1

Phiên bản Dịch · 2503 chữ

Phần 19

Dập tắt ngọn lửa Hỏa Diệm Sơn trong tâm lý

Sở dĩ chiếc Quạt Ba Tiêu có thể dập tắt được Hỏa Diệm Sơn là nhờ có “cái tâm” nằm trong chiếc quạt. Nó tượng trưng cho sự tĩnh lặng, thư thái, an nhiên. Khi có được tâm trạng như thế thì ngọn lửa của sự lo lắng làm sao có thể bốc cháy được?

Người mẹ của Hồng Hài Nhi

Thầy trò Đường Tăng rời động Hỏa vẫn, nhắm hướng Tây thẳng tiến. Họ không ngờ được rằng vừa hàng phục được Hồng Hài Nhi đã gặp ngay Hỏa Diệm Sơn ngùn ngụt lửa.

Vì sao phải cầu cứu công chúa Thiết Phiến? Vì Hỏa Diệm Sơn ngang dọc 800 dặm, lửa cháy rừng rực, xung quanh một tấc cỏ cũng không sống nổi. Trăm họ trong vùng vì cuộc sống, đành phải đến núi Thúy Sơn bên ngoài ngàn dặm cầu xin công chúa Thiết Phiến. Công chúa Thiết Phiến có một chiếc Quạt Ba Tiêu, quạt cái thứ nhất lửa tắt, quạt cái thứ hai gió nổi lên, quạt cái thứ ba mưa trút xuống, nhân dân tranh thủ thời gian gieo trồng, kịp thời thu hoạch.

Tôn Ngộ Không bổ nhào đến núi Thúy Sơn, hỏi thăm, biết công chúa Thiết Phiến ở trong động Ba Tiêu và là mẹ của Hồng Hài Nhi thì vô cùng hoảng sợ, trong lòng thầm nghĩ: “Đây mới thật là không phải oan gia không đối đầu! Không còn cách nào khác, Tôn Ngộ Không đành phải bất chấp khó khăn tìm được cửa động Ba Tiêu, cầu kiến công chúa Thiết Phiến.

Hỏa Diệm Sơn trong tâm lý

Hỏa Diệm Sơn nằm tại trung bộ bồn địa Turpan, dài 9km. Theo giới thiệu của các nhà địa chất học. Hỏa Diệm Sơn là một nếp uốn nhỏ và ngắn trước sườn nam núi Bogda phía đông Thiên Sơn, được hình thành trong thời kỳ vận động của núi Hymalaia, cách đây 200 vạn năm. Nhìn từ xa, ngọn núi này do một dãy núi sa thạch màu đỏ cấu thành có hình dạng giống như một con rồng lửa màu đỏ. Trên thực tế, đây đích thực là nơi nóng nhất thế giới, nhất là vào mùa hạ, nhiệt độ không khí cao nhất lên tới 47.8 độ, nhiệt độ cao nhất trên mặt đất từ 70 độ trở lên, đương nhiên một tấc cỏ cũng không thể sống được. Vùi một quả trứng gà trong hốc cát một lát là có thể chín.

Nhưng, Hỏa Diệm Sơn trong Tây du ký lại có một huyền cơ khác, nó miêu tả là Hỏa Diệm Sơn trong tâm lý. Tương truyền khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, một chân đá lật lò Bát quái của Thái Thượng Lão Quân, trong đó có một số hòn than rơi xuống nhân gian biến thành Hỏa Diệm Sơn. Than trong lò Bát quái vốn dùng để luyện đan, tương đương với một loại nhiệt huyết theo đuổi thành công của chúng ta ngày nay. Nhưng đan không luyện thành, than trong lò lửa lại diễn biến thành một trạng thái tiêu cực lo âu. Lo âu đích thực là một chướng ngại tâm lý khá nghiêm trọng, nó giống như Hỏa Diệm Sơn chắn ngang đường đi thỉnh Kinh vậy.

Đặc biệt là đối với con người thời hiện đại bận rộn tất bật như chúng ta ngày nay. Lo âu cơ hồ trở thành một chứng bệnh tâm lý. Ham muốn và kỳ vọng quá cao tạo thành một tiết tấu nhanh trong cuộc sống, trong bận rộn vẫn luôn ẩn tàng sự âu lo và khủng hoảng vô tận. Khi mức độ và thời gian duy trì lo âu vượt qua hạm vi nhất định sẽ tạo thành bệnh thần kinh mang tính lo âu, người mắc bệnh sẽ luôn luôn cảm thấy căng thẳng, lỡ làng, khủng hoảng, khả năng điều hòa của nào suy giảm, không thể tập trung sự chú ý khó đi vào giấc ngủ, giấc ngủ không ngon, dễ mệt mỏi, tạo thành sự phiền phức khá nghiêm trọng đối với tư duy và quyết sách trong học tập, công tác và cuộc sống hằng ngày.

Nếu chúng ta đem những lo âu này vào công việc, thì sẽ có những ảnh hưởng rất tiêu cực. Những công việc vốn có thể hoàn thành một cách dễ dàng cũng trở nên vô cùng khó khăn. Đặc biệt là đối với những người lãnh đạo tập thể, lo âu sẽ khiến cho toàn bộ môi trường làm việc biến thành khủng hoảng, không người nào có thể tránh được.

Có một con yêu quái tên gọi là “tâm trạng”

Vậy công chúa Thiết Phiến và chứng lo âu có quan hệ với nhau như thế nào Trong truyện kể rằng, chiếc Quạt Ba Tiêu của cô có thể quạt tắt ngọn lửa rừng rực của Hỏa Diệm Sơn. Phiến có nghĩa là gió, là một đại trong tứ đại “đất, nước, lửa, gió” trong Phật Giáo. Phật Giáo cho rằng, tứ đại là bốn nguyên tố chủ yếu cấu thành mọi vật chất. Trong cơ thể con người, da thịt gân xương thuộc Thổ, tinh huyết nước bọt thuộc Thủy, nhiệt độ cơ thể thuộc Hỏa, vận động hô hấp thuộc Phiến. Phật Giáo cho rằng, cơ thể con người là sản phẩm tụ hội nhân duyên của tứ đại, cũng do tứ đại tan ra mà tiêu biến, cho nên con người không hề tồn tại một bản thể chân thực vì thế gọi là “tứ đại giai không”.

Chúng ta rất khó có thể dùng khái niệm vật lý để giải thích tứ đại. Nói một cách đơn giản, đất đối ứng với thể rắn, nước đối ứng với thể lỏng, gió đối ứng với thể khí, lửa đối ứng với nhiệt độ. Nhưng, loại đối ứng này không phải là tuyệt đối, chính như quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, thông tin mà thế giới bên ngoài phát ra hướng đến chúng ta, ví dụ như một nụ cười, chính là thuộc gió; cảm nhận của chúng ta đối với thế giới bên ngoài, cảm thấy ấm áp chính là thuộc lửa. Cho nên, tứ đại của Phật Giáo trên thực tế vượt qua phạm trù vật lý học.

Chiếc Quạt Ba Tiêu của công chúa Thiết Phiến quạt lên, tạo nên một loại gió ưu điềm tĩnh, tự nhiên, nhất tâm bất loạn, còn bản thân công chúa Thiết Phiến là một la sát có tên gọi “tình cảm”. Ngưu Ma Vương là một “tâm linh” ngông cuồng không gì trói buộc được, công chúa Thiết Phiến là một loại “tâm tình” bất định khó đoán, hai vợ chồng sinh ra đứa con là “phẫn nộ”, gia đình này mỗi thành viên có một loại tính cách khác nhau và không thành viên nào dễ ưa cả.

Nhưng “Muốn qua Hỏa Diệm sơn, phải cầu tiến Thiết Phiến”, cho dù là Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại cũng phải chấp nhận sự thực này, đành phải đứng trước cửa hàng Ba Tiêu với tâm trạng thấp thỏm bất an đợi công chúa Thiết Phiến.

Lần đầu tiên lãnh giáo sự lợi hại của Quạt Ba Tiêu

Ai ngờ công chúa Thiết Phiến vừa nghe nói có Tôn Ngộ Không cầu kiến lập tức giống như que diêm rơi vào lò lửa, trong lòng bừng lên sự thù hận, nghiến răng mắng: “Con khỉ khốn kiếp! Dám tìm đến động ta!” nói rồi mặc giáp sắt lai nịt chỉnh tề, cầm cặp gươm hừng hực phẫn nộ xông ra cửa.

Tôn Ngộ Không vội vàng khom lưng thi lễ nói:

Tẩu tẩu, Lão Tôn làm phiền đến tẩu tẩu rồi!

Công chúa Thiết Phiến “hừ” một tiếng nói:

Ai là tẩu tẩu của ngươi.

Tôn Ngộ Không nói:

Lão Tôn và Ngưu Ma Vương là anh em kết nghĩa, Công chúa là vợ của đại ca tôi, đương nhiên cũng là tẩu tẩu của Lão Tôn rồi.

Công chúa Thiết Phiến quát hỏi:

Con khỉ to gan kia, đã là anh em của Lão Ngưu, sao người lại làm hại con ta ?

Tôn Ngộ Không cười phân trần:

Tẩu tẩu hiểu lầm Lão Tôn rồi. Lúc đó vì con trai của tẩu quyết ăn thịt sư phụ tôi, bắt sư phụ tôi. Lão Tôn cùng y quyết đấu cũng là hợp tình hợp lý. Nay y đã làm Thiện Tài đồng tử trước giá của Quan Âm Bồ Tát, nhận chính quả của Bồ Tát, tẩu sao lại có thể trách Lão Tôn được?

Công chúa Thiết Phiến nói:

Con ta tuy tiếng là Thiện Tài đồng tử, kỳ thực có khác nào phạm nhân, sao lại không phải là ngươi hại nó ?

Tôn Ngộ Không phân trần:

Bồ Tát dạy y quy tắc làm người, đương nhiên y sẽ chịu một số ước thúc sao lại có thể giống như phạm nhân được?

Công chúa Thiết Phiến nói:

Ta không cần phải phí lời với ngươi, hãy mau chìa đầu ra để ta chém mấy nhát! Nếu chịu được đau đớn thì ta sẽ cho người mượn Quạt Ba Tiêu; nếu không chịu nổi, thì ta cho người đi gặp Diêm Vương!

Tôn Ngộ Không vẫn làm mặt tươi cười đáp:

Nếu tẩu tẩu chém mấy nhát mà có thể nguôi giận thì xin mời tẩu tẩu cứ chém thật lực chỉ cần sau khi chém xong, nhất định phải cho ta mượn Quạt Ba Tiêu.

Công chúa Thiết Phiến chẳng nói chẳng rằng, hai tay giương bảo kiếm, nhằm trúng đầu Tôn Ngộ Không chém liên tiếp mấy nhát. Đầu Tôn Ngộ Không cứng như sắt thép, không hề có chút thương tích nào, Công chúa Thiết Phiến kinh hãi, quay đầu định đi.

Tôn Ngộ Không kêu lên:

Tẩu tẩu khoan hẵng đi! Tẩu vẫn chưa cho ta mượn Quạt Ba Tiêu!

Công chúa Thiết Phiến nói:

Bảo bối của ta, sao có thể nói mượn là mượn được.

Tôn Ngộ Không “hừ” một tiếng quát:

Tẩu tẩu đã nuốt lời chớ trách Lão Tôn không khách khí!

Nói rồi rút gậy như ý dắt trên tai, nhảy đến khiêu chiến. Công chúa Thiết Phiến vội vàng quay đầu giơ kiếm ra đỡ, gậy Như Ý của Tôn Ngộ Không rất nặng, công chúa Thiết Phiến đương nhiên không phải là đối thủ, bèn lấy Quạt Ba Tiêu từ trong miệng ra, phất một cái, chiếc quạt to dần quạt Tôn Ngộ Không biến mất không tăm tích.

Tôn Ngộ Không giống như một chiếc lá khô bị cuồng phong cuốn đi, bay bỗng trên không trung suốt một đêm, đến tận sáng sớm, phải cố gắng hết sức để ôm lấy một tảng đá mới dừng lại được. Ngộ Không nhìn trái rồi nhìn phải, thấy mình rơi xuống núi Tu Di. Ngộ Không than dài một tiếng nói: “Quả là một la sát lợi hại! Một trận gió mà thôi Lão Tôn bay đến mấy vạn dặm!”

Bát phong xuy bất động, nhất thí quá giang lai

Nói đến sức mạnh của “gió” thi nhân triều Tống là Tô Thức đã có sự thể hiện sâu sắc nhất. Đương thời ông nhậm chức ở Qua Châu, Giang Bắc, cách chùa Kim Sơn ở Giang Nam một con sông. Một hôm Tô Thức tự cho là mình đã tư trí chứng đắc bèn cao hứng làm một bài thơ sai tiểu đồng qua sông giao cho Thiền sư Phật Ân trụ trì chùa Kim Sơn ấn chứng. Bài thơ viết:

Đành lễ Bậc Giác ngộ.

Hào quang chiếu vũ trụ.

Tám gió thổi chẳng động.

Ngồi vững tòa sen vàng.

“Bát phong” là gì? Từ trên mặt chữ có thể thấy, nghĩa là tám phía gió thổi đến. Còn trong quan niệm của Phật Giáo đó là tám loại gió tình cảm là lợi, suy, hủy, sự, xứng, cơ, khổ, lạc.

Cái gọi là lợi chính là thứ mà sĩ, nông, công, thương hàng ngày đều phải vất vả giành lấy, thiên hạ nhộn nhịp, đều vì lợi mà đến, thiên hạ dập dìu, đều vì lợi mà đi. Bản chất con người là xu lợi mà tránh hại, điều đó cũng không có gì đáng trách, nhưng điều đáng than là con người bị lợi che mắt mà làm trái với đạo làm người.

Cái gọi là suy, cũng chính là suy vận, nói một cách dễ hiểu, đó chính là nghịch cảnh. Nghịch cảnh rất dễ làm tiêu tan ý chí của mỗi người, người có thể tự đứng lên được trong nghịch cảnh thì sẽ được người khác xem là anh hùng.

Cái gọi là hủy và dự, chính là người khác phỉ báng và khen ngợi bạn, thông thường chúng sẽ có ảnh hưởng xã hội nhất định đối với vòng quay cuộc sống của bạn, cho nên nó có quan hệ đến vấn đề thể diện mà mọi người thường nói đến.

Xứng và cơ, tức người khác tán dương hoặc nhạo báng trước mặt bạn, người ta nói mấy câu dễ nghe bạn liền sung sướng phát điên, người ta nói vài lời khó nghe bạn liền cảm thấy vô cùng ức chế.

Còn việc trốn tránh khổ nạn, theo đuổi hưởng lạc đều là điều thường tình của con người, cũng là bản chất của con người. Cho nên mỗi người trong chúng ta đều khó tránh khỏi sự sai khiến của tình cảm, một phút quá khích, một phút hấp tấp hoặc một phút nóng giận sẽ có thể dẫn đến quyết định sai lầm.

Thiền sư Phật Ân đọc bài thơ Tám gió thổi chẳng động của Tô Đông Pha, liền cầm bút phê một chữ, bảo thư đồng mang về. Tô Đông Pha mở ra xem, chỉ thấy trên đó phê một chữ “u” (đánh rắm) to tướng. Không ghìm nổi tức giận. Tô Đông Pha lập tức bươn ba vượt sông sang chùa Kim Sơn để bắt tội Phật Ân.

Gặp nhau ở bên sông, Đông Pha liền lớn tiếng trách: “Bài thơ của tôi sai sót ở chỗ nào mà ngài lại phê vào hai chữ “đánh rắm” kia”. Thiền sư Phật Ân liền cười xõa, nói: “Tám gió thổi không động” mà chỉ một cái “đánh rắm” thôi đã vội vã sang sông rồi.”

Đến đây, Đông Pha mới chợt hiểu ra thẹn đỏ mặt. “Đánh rắm” chính là “cơ” cũng chính là một trong “tám gió”. Một chữ “đánh rắm” của Phật Ân có thể thổi được Đông Pha sang sông thì có thể thấy được sự lợi hại của “gió” ở mức nào. Sau này có người đem câu chuyện này viết thành một câu đối:

Tám gió thổi chẳng động

Đánh rắm phải sang sông.

Bạn đang đọc Tây du @ ký của Thành Quân Ức
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Mr. Robot
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt đọc 4

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.