Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Thượng Cổ dị thú thần thú (1)

Phiên bản Dịch · 1196 chữ

Bạch trạch

là một loài linh vật trong thần thoại Trung Hoa và Á Đông. Tên "Bạch trạch" mang nghĩa là "đầm lầy trắng".

Thân hình của chúng giống sư tử khổng lồ có 1 hoặc 2 sừng và thường có mắt phụ ở mặt hoặc lưng. Theo truyền thuyết, Bạch Trạch sống trên núi Côn Luân và chỉ gặp mặt những vị vua vĩ đại nhất. Là có thể làm gặp dữ hóa lành là một loài thú tượng trưng cho sự cát tường thú.

Theo truyền thuyết, Hoàng Đế (Hiên Viên Hoàng Đế) - Sẽ có tóm tắt về hiền viên hoàng đế sau -

Đã gặp Bạch trạch khi ông đang trên đường vi hành ở các vùng lãnh thổ phía Đông của mình. Khi gặp Hoàng Đế, Bạch trạch đã giới thiệu cho ông biết thông tin về 11.520 loài linh thú và quái vật trong tự nhiên cũng như cách phòng chống sự quấy nhiễu và xâm hại của chúng.

Quỳ

Theo truyền thuyết nước Đông Hải trên có một nới gọi là"Lưu phá núi" - Là nơi Quỳ cư ngụ.

Quỳ là quái vật một chân sống. Thân thể và đầu giống trâu, nhưng là không có sứng, cả người màu xanh đen.

Khi có bão, cơ thể nó phát sáng như ánh mặt trời và mặt trăng, và tiếng gầm to như tiếng sấm. Hoàng Đế bắt được Quỳ, Da của Quỳ trong được Hoàng đế dùng để làm trống cầu mưa gió. Sau đó làm trống khơi dậy sĩ khí quân đội

Xương của nói được làm dùi trống, Khi đập thì kết quả tiếng trống vang có thể truyền khắp chu vi 500 dặm , khiến cho Quân đội của Hoàng Đế sĩ khí đại chấn, Quân đội của Xi Vưu (là thủ lĩnh bộ lạc Cửu Lê - Sẽ có tóm tắt về Xi Vưu Sau) hoảng hốt.

Chúc Long - Thượng Cổ Long Thần

Chúc Long (Chúc Âm, Trác Long) là một vị thần cực kì cổ xưa trong thần thoại . Từ thuở Bàn Cổ khai thiên lập địa, có thân rồng mặt người, dài hàng nghìn trượng, vảy đỏ rực,mắt sáng trưng, miệng ngậm một cây đuốc. Thời sơ khai, Chúc Long chính là vị thần duy trì thế gian. Khi mở mắt là ngày, nhắm mắt là đêm, thở ra thành gió, luân chuyển bốn mùa.

Về sau,khi mặt trời,mặt trăng dần ổn định, Chúc Long lui về ẩn trong núi Ưng Vũ ở cổng U Đô (địa phủ) nơi tận cùng phương Bắc. Thần lực tỏa ra từ chúc long tỏa ra như là nguồn sáng duy nhất cho cõi âm ty tăm tối. Về sau khi Hậu Nghệ bắn rụng chín mặt trời, thì hồn của chúng chầu về dưới chỗ Chúc Long. Chúc long ra lệnh chín mặt trời luân phiên chiếu sáng địa phủ. Sau đó, Chúc Long chìm vào giấc ngủ

Nhiều năm sau, nạn đại hồng thủy xảy ra. Cổn,một vị quan có huyết thống thần linh được lệnh đi trị thủy. Cổn biết rằng ở núi Ưng Vũ của Chúc Long có một loại đất tên là Tức Nhưỡng, có thể tự sinh sôi, liền tính dùng nó đắp đê ngăn nước. Cổn bèn tranh thủ lúc Chúc Long say ngủ, đến lấy một nắm Tức Nhưỡng mang về.

Nhưng Tức Nhưỡng vốn là báu vật của thiên đình,không được tùy tiện sử dụng. Cổn bị giáng tội, và bị hỏa thần Chúc Dung giết chết, xác dạt đến núi Ưng Vũ. Xác Cổn nằm đó ba năm nhưng hồn không lìa khỏi xác, thi thể cũng không thối rữa, bụng lại phình to như đàn bà chửa. Một con quạ đen- thú nuôi của Chúc Long- bèn đánh thức thần dậy. Chúc Long dùng dao thần mổ bụng Cổn, tức thì từ đó bay ra một con rồng nhỏ một sừng. Bản thân xác Cổn thì hóa thành một con giao long lao xuống vực (có bản ghi là gấu, có bản ghi là ba ba). Còn con rồng nhỏ một sừng đó hóa thành một đứa trẻ. Đứa trẻ đó sau này chính là Đại Vũ- người mở đầu cho triều đại nhà Hạ- triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa.

Kỳ Lân

Vào thời kỳ Man Hoang , đâu đó tại một Đầm lầy Hàn giá xuất hiện Một con mãnh thú có sừng nai, thân ngựa, đầu rồng và vảy cá hoặc vảy rồng.

Tính các thích chiếm đoạt hoặc tiêu diệt Yêu Vật, có thể chế ngự nước, chấn nhiếp bầy yêu. Về sau là bị dị nhân thu phục, trở thành Linh Sơn thủ hộ. Tính cách nhân từ, Yêu Lực cường đại, am Ngộ đời lý, thông hiểu thiên ý, có thể lắng nghe Thiên Mệnh, là Vương Giả Thần Thú.

Có tích còn nói Kỳ lần, là một đôi Lân là con cái, còn con đực gọi là Kỳ, gọi chung là Kỳ Lân. do nó không húc ai bao giờ nên chiếc sừng này được xem là hiện thân của Từ Tâm.

Nhưng phần lớn hình ảnh Lân được khắc họa là có sừng của loài Nai, tai Chó, trán Lạc Đà, mắt Quỷ, mũi Sư Tử, miệng rất rộng, có thân Ngựa, chân Hươu, đuôi Bò. Đôi khi nó lại có hình dáng của một con hưu xạ, với chiếc đuôi Bò, trán Sói, móng Ngựa, da có đủ 5 màu: đỏ, vàng, xanh, trắng, đen, đặc biệt dưới bụng có màu vàng đặc trưng... Cũng có khi con vật này xuất hiện dưới hình dáng có mình của một con Hoẵng, có vảy cá trải dài khắp thân…

Nhưng cho dù con Lân có xuất hiện với hình dạng như thế nào đi nữa thì trong tín ngưỡng dân gian phương Đông, Kỳ Lân cũng là con vật báo hiệu điềm lành sắp đến, là biểu tượng cho sự nguy nga đường bệ, sự trường thọ và niềm hạnh phúc lớn lao. Kỳ lân mang trong mình tất cả những phẩm chất đặc trưng của một con vật nhân từ, khi di chuyển nó tránh giẫm lên các loại côn trùng và cỏ mềm dưới chân mình.

Tất Phương

Tất Phương là một loài quái điểu một chân, là loài chim điềm báo hoả hoạn. Tất Phương có ngoại hình giống con hạc, mỏ màu trắng, trên lông vũ màu đen có vằn màu đỏ, cả ngày kêu tên mình. Tích viết: “Mộc sinh Tất Phương.” Tất Phương điềm báo hoả hoạn, thế nhưng cũng có câu chuyện chủ quản tuổi thọ người.

Tất Phương trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Kinh thứ ba》: “Núi Chương Nga, có loài chim, dạng nó như con hạc, một chân, vằn đỏ bản chất màu đen mà mỏ trắng, tên là Tất Phương, tiếng nó tự kêu tên mình, gặp thì ấp đó đột nhiên có cháy.”

Tất Phương không ăn ngũ cốc, Chỉ nuốt các ăn ngọn lửa, Mà truyền thuyết Hoàng Đế ở khi Thái Sơn triệu tụ tập quỷ thần, Tại chiến xa có sự dẫn dắt của Giao Long, Ngồi cạch có Tất Phương Phục Vụ.

Bạn đang đọc Sơn Hải Kinh của Nhiều tác giả
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi MãnhThiên
Phiên bản Dịch
Thời gian
Cập nhật
Lượt thích 8
Lượt đọc 4593

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.