Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Trương Định đánh giặc.

Tiểu thuyết gốc · 1925 chữ

Buổi sáng, ánh mặt trời chiếu xuống hạ lưu sông Vàm Cỏ tạo thành một cảnh sắt vô cùng tuyệt vời, một kỳ công của tạo hóa mà bàn tay của con người không tài nào làm được. Cả dòng sông như một người thiếu nữ đang ở độ tuổi xuân thì. Phía trên nó, đoàn thuyền của Trương Công Định đang chậm rãi di chuyển. Lá cờ Long Tinh Kỳ của Đại Nam tung bơi phấp phới theo gió.

Đứng trên soái thuyền, Trương Định cùng thủ hạ ai nấy đều giống như hổ dữ sẵn sàn xé xác quân Pháp. Về phần mình, thông qua cuộc nói chuyện với Nguyễn Trung Trực lúc trước, bên cạnh vụ tình báo thì Trương Công cảm thấy dường như chàng trai Văn Lịch này có sự nghi ngờ với triều đình. Không phải là có ý tự lập hay tạo phản mà dường như không tin triều đình sẽ đồng lòng chống giặc. Cái này thì người con xứ Gò Công cũng không biết nói sao. Đó là tư binh của Trực. Nếu không có lệnh trực tiếp thì hắn muốn đánh hay không là chuyện của hắn. Dù thế nào thì có binh lính trong tay, ông cũng không thể đứng yên nhìn quân xâm lược giày xéo non sông.

Trong lúc này, trên những chiếc ghe nhỏ, những binh lính của Trương Định cũng đang hồi hộp chờ đợi để được đánh giặc Tây. Họ không phải không hiểu kẻ địch mạnh cỡ nào mà họ buộc phải đi vì còn cách nào khác. Mà cứ cho là có đi. Họ có thể cam lòng nhìu non sông bị giày xéo hay không.

Cuối cùng, đoàn người Gò Công cũng đã sang được bờ bên kia. Ngay làm tức, quân chủ lực của triều đình được dẫn đầu bởi một số quan viên ra tiếp đón. Nói là quân chủ lực nhưng trang bị cũng ngang ngửa với quân Trương Định, gươm, giáo, cung tên, một số súng hỏa mai. Quan trọng nhất là thái độ có vẻ không vui của những người đứng đầu.

“Bẩm các vị đại quan, tôi là Trương Định, cùng toàn thể cơ binh Tân Hòa, Kiện Phước cùng Gò Công”

Trong lúc Trương Đinh nói thì thái độ không vừa lòng của đám quan viên ngày càng rõ nét hơn.

Không để tâm tới thái độ của bọn họ, Trương Định vẫn tiếp tục lên tiếng:

“Nghe tin quân Phú Lang Sa đánh chiếm Gia Định. Tôi xin đến đây để cùng quan quân chống giặc. Quyết chiến không lùi”

Đám quan viên vẫn không phản ứng như thể chúng đang nhìn con nít khóc vậy. Dù vậy, một trong số các viên quan cũng lên tiếng:

“Tốt lắm. Ta được lệnh của tướng quân Tôn Thất Hợp tiếp nhận cơ binh của ông”

Sau khi nghe lời này, Trương Định quay ra phía sau, nhìn về quân lính của mình rồi lên tiếng:

“Chúng ta là con dân của triều đình. Bao nhiêu lâu nay được hưởng ơn của hoàng thượng. Nay chúng ta quyết hi sinh, chiến đấu tiêu diệt giặc thù để báo đáp hồng ân”

“Quyết chiến. Quyết chiến” Dưới lá cờ Long Tinh Kỳ, mấy trăm quân đồng loạt hò hét.

Việc này làm những quan viên phía sau Trương Định có hơi giật mình. Nói quân đội của họ hèn nhát thì không đúng, người Nam chưa bao giờ hèn nhát với quân thù. Dù vậy, họ dường như không có được khả năng hiệu triệu tốt như Trương Định.

“Trương Công, tôi nghĩ ngài hơi nói quá rồi đó. Ông tính đem đám người ô hợp này đi báo đáp hoàng ân đó à” Một viên quan áo tím lên tiếng.

Nói đúng là thì cái trò này trong quan trường có rất nhiều. Trương Định cũng không phải tay mơ. Dù vậy, ông thật sự tức giận khi ngay lúc đất nước đang lâm nguy mà vẫn có người nghĩ tới mấy trò này. Bản thân hắn cũng bắt đầu hiểu lý do mà Trực lại không hề có ý gia nhập quân triều đình.

Trong khi đó, viên quan kia cho rằng mình đã áp chế được Trương Định nên tiếp tục lên giọng. Một viên quan khác thấy vậy nên quyết định tham gia cuộc vui:

“Quân triều đình tinh nhuệ vậy còn không làm gì được bọn bạch quỷ. Đám nông dân này làm gì khi đụng độ chúng? Hay là bỏ chạy như bầy vịt?. Thôi Trương Công, tôi nghĩ ngài nên dẫn cái đám này về quê làm ruộng đi. Đừng đánh đấm cho mệt”

Trước thái độ kinh thường của đám quan viên, Trương Định thật sự bùng nổ nhưng vẫn có vẫn kiềm nén lại.

“Tuy quân của tôi chưa đánh trận nào nhưng đã quen đương đầu với hùm thiêng sấu dữ. Võ công phi phàm. Còn các vị, ai cũng là tướng quân. Nhiều thành viên trong gia tộc đã từng đi lính cho thái tổ Gia Long. Tuy nhiên, mới đụng quân Lang Sa có một trận mà đã bỏ thành, bỏ đất cho giặc nó chiếm. Rõ ràng tổng đốc Võ Duy Ninh đã áp dụng chiến thuật mới để cầm cự được lâu hơn. Nếu lúc đó các vị kéo quân về, kẻ bỏ mạng chắc chắn là đám bạch quỷ. Vậy mà ai nấy nếu không bỏ chạy thì cũng đứng đó nhìn. Bộ không thấy đau hay sao mà còn lên giọng cười chúng tôi?”

Phải nói là nếu cãi lộn thì Trương Định lúc bình thường chắc chắn sẽ bị đám này nghiền nát. Tuy nhiên, giờ là thời chiến. Những lời Trương Công Định nói lại quá đúng. Dù có muốn phản biện thì cũng không có cách nào. Hơn hết, dù không phải là quan tốt gì thì họ đều là dân Đại Nam. Nước mất nhà tan thì có ai mà không đau lòng.

Thấy đám quan viên đã không còn kiêu ngạo, Trương Công Định quyết giáng thêm một đòn nữa:

“Tôi tuy là kẻ quê mùa thô lậu nhưng thề trận này nếu không lấy được đầu Tây thì sẽ không trở về”

…………………………………..

Mấy ngày sau, đâu đó ở Gia Định.

Trên con đường đất mà ngươi dân Nam Kỳ lục tỉnh dùng để buôn bán, một toán lính Pháp đang di chuyển. Lá cờ Pháp tung bay thể hiện niềm tự hào của đám lính. Tuy các đánh của Trực làm cho quân Pháp vô cùng bất ngờ. Ưu thế hỏa lực làm cho quân đội của Napoleon III tin rằng mình vẫn làm chủ tình huống.

Tên sĩ quan chỉ huy vừa đi vừa nhỏ một bãi nước bọt vào ven đường để cho thấy sự khinh thường của bản thân với vùng đất này. Phải nói là cách đánh quái dị của quân An Nam làm cho kết hoạch của quân Pháp lâu hơn dự tính nhưng muốn đánh thắng nước Pháp của hắn thì còn khuya.

Trong khi đó, đội cung thủ của Trương Định đã mai phục sẵn. Khoản cách của họ và quân địch rất gần nên nếu phóng tên thì khả năng trúng là rất cao. Nhắm kỹ vào đám lính, Được kéo căng dây cung cùng với những người khác rồi phóng tên.

Một loạt tên lính ngã gục. Súng rơi xuống đất. Những tên còn lại cũng hoản loạn nhưng vốn là đội quân được huấn luyện kỹ, dưới sự thúc giục của sĩ quan chỉ huy, tất cả nhắm bắn vào đội hình của Được đang nằm trong rừng.

Dùng cung tên hay súng hỏa mai để đấu với súng Tây là tự sát nên Được quyết định án binh bất động theo kế hoạch mà Trương Định bài ra. Tuy có cây che chắn những nhiều người cũng bị mưa đạn bắn trúng mà bị thương hoặc bỏ mạng. Tới lúc này Được mới hiểu được cảm giác mà Nguyễn Tri Phương đã phải đối mặc lúc còn ở Đà Nẵng. Áp lực mà súng ống phương Tây mang lại đúng là quá khủng khiếp. Nếu cứ bị bắn như vậy thì hoặc ra để toàn quân vỡ trận hoặc là buộc phải xông ra đánh giáp lá cà.

Đột nhiên, từ phía sau, mấy trăm lính cầm gươm giáo lao ra. Quân Pháp tuy bất ngờ nhưng vẫn kịp khai hỏa một phát làm nhiều người ngã gục. Sau đó, hai bên chính thức đánh giáp lá cà.

Một lính phe Trương Định dùng đao đỡ lưỡi lê của quân giặc. Sau đó, hắn tung cước đá bay tên kia. Một tên cầm lê định leo tới cũng bị ăn một cước. Mấy tên lính Pháp kia cũng chịu số phận tương tự với những người lính khác. Lính của Trương Định đều là cao thủ võ lâm. Một chọi mười là chuyện thường. Ở chiến trường quy ước thì họ không phải đối thủ của súng đạn nhưng một khi đánh giáp lá cà thì họ là vô địch.

Phải nói là so với Nguyễn Trị Phương thì Trương Định có ưu thế hơn bởi đây chỉ là một trung đội tuần tra, lại không có pháo binh iểm trợ. Thêm vào đó, xứ Nam Kỳ địa hình phức tạp làm cho việc phục kích dễ dàng hơn.

Lúc này, tên sĩ quan Pháp vẫn được một số binh lính bảo vệ. Trong lúc hắn định cho lính khai hỏa vào quân Nam thì Trương Định dẫn thân binh xông tới.

“Tấn công” Trương Công Định hét lớn.

“Bắn” Tên sĩ quan rút súng rút ra bắn cũng với những tên lính còn lại. Đáng lý ra hắn định bắn hỗ trợ đồng đội nhưng giờ mạng hắn là thứ quan trọng nhất.

Ngay sau loạt đạn, một toán lính đi đầu bỏ mạng. Toán tiếp theo dùng súng hỏa mai và cung tên bắn áp chế rồi xông lên giáp lá cà. Kế tiếp, Trương Định dùng đao của mình quyết đấu cùng tên sĩ quan Pháp. Tiếng binh khí va chạm liên hồi. Dù vậy, suốt hơn trăm năm qua, sĩ quan phương Tây quá phụ thuộc vào vũ khí nên không đánh lại một cao thủ võ lâm như Trương Định.

Cuối cùng, một đao đâm xuyên tim. Tên sĩ quan học viện hải quân hoàng gia Pháp chết ngay làm tức.

Sau đó, đám lính còn lại cũng chịu số phận tương tự. Quân của Trương Định quyết tử giống như bất kỳ đạo quân Nam nào. Quân Pháp không có cơ hội để sống sót.

Kế tiếp, trên những xác chết của quân địch, những người lính thi nhau hò hét. Đây là lần đầu tiên họ thắng trận dù cái giá phải trả vẫn vô cùng lớn.

Bản thân Trương Định cũng phải thừa nhận là quân Pháp rất tinh nhuệ. Dù đã bố trí phục kích rất kỹ nhưng bọn chúng vẫn phản ứng đủ nhanh trước các yếu tố bất ngờ. Về mặt này thì quân của ông lẫn quân triều đình thực sự không bằng. Nếu như quân số Pháp đông hơn thì có khả năng rất lớn người chết sẽ ra quân Trương Định và cả bản thân ông. Dù thế nào thì kế hoạch đánh Tây sau này phải cẩn thận.

Bất chợt, ông lại nhớ tới gã thanh niên tên Nguyễn Trung Trực đó.

Bạn đang đọc Anh Hùng Nguyễn Trung Trực Tân Truyện sáng tác bởi dangtuanviet2018
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi dangtuanviet2018
Thời gian
Lượt thích 4
Lượt đọc 84

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.