Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Giải mã lời nguyền (1)

Tiểu thuyết gốc · 1096 chữ

Sau một thời gian dài nghiên cứu, nắm bắt được một phần thuật phong thủy nhờ vào những hiểu biết sẵn có về kinh dịch. Đức Minh đã đến vị trí được ghi trong cuốn “Lịch sử dòng tộc Vũ Đức”, nơi được coi là địa điểm an nghỉ cuối cùng của cụ tổ Đức Huyền. Nhờ vào hình sông, thế núi, ông tìm được ngôi mộ được xây trong một ngọn núi có hình dáng như một con hổ với đôi cánh dang rộng.

Nhưng đôi cánh đó lại bị hai cây cổ thụ cực lớn đè lên, tứ chi như bị gim chặt làm con hổ kêu gào đau đớn. Lại nói, hình dáng của hai cây này đúng là trước nay chưa từng thấy. Thân cao mười trượng [3], rộng phải bảy tám người ôm không xuể. Cành lá xum xuê, rễ cây chằng chịt, hệt như những sợi xích buộc chặt đôi cánh và tứ chi của chúa sơn lâm. Không những thế, khi tiến lại gần, trên thân cây còn khắc chi chít các văn tự cổ mà Đức Minh không thể hiểu được. Nhìn địa hình, Đức Minh nhớ đến cuốn “Địa lý Tả Ao” trong phần “Bát đại hoàng tuyền” đã từng gặp loại hình thế này. Đây chính là mảnh đất có hình Như hổ thiêm dực[4], mảnh đất có hình Bạch Hổ về cơ bản đã rất khó tìm nhưng Như hổ thiêm dực thì xưa nay rất ít gặp. Có lẽ, cũng chỉ có cụ tổ Đức Huyền mới tìm được mảnh đất phong thủy quý giá đến vậy.

Người ta thường nói : “Như hổ thêm cánh” ý muốn nói hổ là con vật khỏe mạnh, hung hãn nếu có thêm “đôi cánh” thì nó sẽ càng dũng mãnh hơn. Trong phong thủy, hình thế Như hổ thiêm dực này giúp con cháu đời sau tuy không được làm vương nhưng cũng là quan nhất phẩm, không thì cũng là phú nông, đại điền chủ,… có địa vị, uy tín, danh dự và tiền tài trong xã hội. Bạch Hổ cũng là để trấn áp tà ma, bảo vệ con cháu, hơn thế đôi cánh thể hiện giấc mơ “thăng thiên” của người được an táng. Ấy vậy, đến đời của Đức Minh đã là đời thứ tư mà gia tộc vẫn chưa có được vinh quang như trong sách đã nói. Từ đó, Đức Minh đi đến kết luận rằng : “ Ngôi mộ cổ của cụ tổ Vũ Đức Huyền đã bị trấn yểm. Vật trấn yểm ở đây chính là hai cây cổ thụ to lớn hình thù kì dị”. Phải nói thêm rằng, dụng ý sâu xa của cụ tổ Đức Huyền là để con cháu đời sau tự “ngộ” và tiếp cận được đến phong thủy chính thống Trung Hoa. Làm như vậy, không những không trái lời thế với sư phụ mà còn có thể truyền dậy được cho con cháu đời sau học thức xuyên thâm trong phong thủy.

Nhưng ai ngờ rằng, núi cao còn có núi cao hơn, đoán được ý đồ của đệ tử, Sở Hạnh Thiên đã quyết định mang hai cây Cổ Sát sang vun trồng, với mục đích trấn yểm mộ Đức Huyền.Làm con cháu đời sau của dòng họ Vũ Đức mãi mãi không tiếp thu được kiến thức phong thủy chính tông Trung Hoa. Để không xảy ra bất trắc, thầy Hạnh Thiên đã khắc lên thân của hai cây non những dòng chữ Hán cổ khiến rễ cây như những chiếc móc xích sắc nhọn đâm xuyên vào đôi cánh và tứ chi để ghì chặt chúng xuống mặt đất. Không những thế, nó còn như một lời nguyền lên dòng họ Vũ Đức, làm những kẻ đã đọc cuốn sách không thọ quá bốn mươi tuổi.

Bởi trên mỗi cây, chỉ có 20 cành, mỗi cành này tượng trưng cho tuổi thọ của trưởng tộc mỗi đời của dòng họ Vũ Đức. Khi mỗi cành cây rụng xuống nghĩa là người trưởng tộc lại thêm một tuổi, đến khi rụng hết thì người đó sẽ quy tiên. Cứ vậy, người con trai là vị trưởng tộc tiếp theo cũng được tính tương tự số năm mình được hưởng nếu dẫn mở quyển sách mà ông tổ truyền lại.

Thấy được âm mưu của người trấn yểm, Đức Minh quyết tâm phá đi hay cây cổ thụ để giải phóng cho Như hổ thiêm dực. Ông xuống núi, thuê một toán người đốn hạ hai thân cây cao. Việc chặt cây diễn ra suôn sẻ, chặt được hai phần ba thân cây thì sắc trời cũng đã tối, ông cùng mọi người trở về thôn xóm, ngày mai dự định sẽ đào tận gốc để diệt trừ mối hại này.

Sáng hôm sau, sương mù giăng kín ngọn núi, phải rất vất vả đám dân công mới đến được vị trí hôm qua. Nhưng lạ kì thay, hai cây Cổ Sát[5] hôm qua đã chặt được hai phần ba, lại mọc lên như cũ, giống như chưa từng có dấu hiệu hư hại. Quá sợ hãi, đám dân công trở về báo lại cho Đức Minh. Thấy thế, ông vội vàng tiến đến ngôi mộ. Quả thật như lời đám dân công. hai cái cây cổ thụ vẫn sừng sững nơi đó. Ông vẫn không bỏ cuộc, lại thuê đám nhân công đảo tận gốc rễ, xem rốt cuộc nó là loại cây gì. Đám nhân công cứ đào, cứ đào, đào mãi mà không tìm đến nơi tận cùng, tạo thành một cái hố sâu quanh gốc cây. Nhưng lần này, họ thực sự đã gặp nạn.

Đất chỗ họ đào xuống, nhanh chóng được lấp đầy, thân cây quấn chặt lấy họ, chôn vùi đám dân công. Đứng trên miệng hố, nhìn biến cố xảy ra, khuôn mặt vốn anh tuấn của Đức Minh bỗng cả kinh, thất sắc. Đám dân công đã không thể cứu được nữa. Không những thế, như được tiếp thêm nguồn dinh dưỡng. Rễ cây đâm sâu hơn nữa xuống lòng đất. Con Bạch Hổ giờ đây đau đớn như sắp mất đi một phần cơ thể, quan trọng hơn, hình thái Bạch Hổ đang bị dần phá hỏng, đất đá bắt đầu sụt đổ…

[3] 1 trượng = 3.33 m

[4] nghĩa là như hổ mọc thêm cánh

[5] Cổ Sát loại cây cổ thụ có hình dáng tựa như cây đa nhưng rễ cây thì to chắc hơn rất nhiều.

Bạn đang đọc An Nam Đạo Mộ Ký sáng tác bởi ThạchPhật
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi ThạchPhật
Thời gian
Lượt đọc 17

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.