Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

....

Phiên bản Dịch · 3171 chữ

14. Vùng Hắc Y gập Giang Thiên Cước

Từ tay ngưởi, nhận kiếm Ngọc Thanh

Con đường trong rừng sâu, sẽ mất cả ngày hôm nay, nhưng không quản ngại, người ngựa, sức hồi đầy đủ. Trừ vài khu rừng thưa, lên mình ngựa, còn trong những quãng âm u, cây lá kết vòm, Quốc Đức phải đi trước mở đường và Vạn lý thiết túc ngoan ngoãn theo sau.

Gần trưa, nghe tiếng thác đổ từ xa vọng lại, chàng biêt sắp qua suối Long Tinh, một địa điểm phải cẩn mật đề phòng, đưa tay vuốt ve ngựa, dịu dàng khẽ nói bên tai con vật trung thành, ngựa thực khôn ngoan, từ lúc ấy, nhẹ nhàng đi trên bờ cỏ, không đặt chân trên đường đất sỏi như trước...

Chừng hai mươi sải tới bờ suối, chợt nghe tiếng gió sau lưng, một vòng tròn từ trên không rơi xuống quanh vai. Bình Tĩnh học ở Trung Vân và nhanh trí bẩm sinh, chàng đưa tay trái lên vai phải, vòng tròn thu hẹp mạnh, chàng bị trói.

Sự thực, vô cùng kín đáo, khi đưa tay trái lên vai phải, giấu một ngọn trức đao, hai lưỡi vô cùng sắc bén, khi vòng dây siết chặt, gặp trúc đao bị đứt, nhưng chàng nhanh tay nắm hai đầu dạy, làm như chưa đứt.

Người quanh dây kéo mạnh, Quốc Đức lảo đảo theo dây. Khi còn chừng bốn thước, một lão hiệp tóc râu, bạc tuyết, dáng dấp thanh tao, nhảy ra giữa đường cười ha hả :

-Ta nghe đồn Quái Khách Bố Y võ công trác tuyệt, ứng biến như thần, không ngờ bị khổn xích thằng dùng bắt trâu bò này trói buộc ? Ôi thế hệ này làm ta thất vọng ?

Quốc Đức nhận ra lão trượng Giang Thiên Cước, người đời gọi là Giang kỳ hiệp, mà làng kiếm hiệp giang hồ gọi là « thợ rèn nhà Trời », chuyên môn đúc kiếm và chế tạo các võ khí kỳ khôi. Lão trượng năm nay chín mươi, quắc thước, tinh anh. Bà Xuân Thảo mẹ chàng có gặp lão trượng một lần, khi lão trượng tặng ông Quang Anh một bảo kiếm, gọi đùa lão trượng là « Vuyn-Canh Đạo Nhân » (Vulcain), trong thần thoại La Mã.

Cương trực, nóng tính, lúc nào cũng mặt đỏ hồng. Bí mật đúc kiếm truyền cho hai đồ đệ, một đi Đàng Trong, còn một ở Kẻ Chợ, gần nhà Song nữ Trần nhị Ngọc. Đúc kiếm là sở trường chính, còn hoạt động phụ là chế tạo nỏ thép, và quạt phóng trâm. Chu du tứ xứ, khi lão trượng còn ở tuổi tứ tuần, gặp nàng Đào Hồng Thanh, Tiền Hải nữ hiệp, kém mình ít ra hai mươi tuổi, say mê theo đuổi, có lần mất trí làm càn, khắp bờ bể Đông ai cũng biết. Nhưng Đào Ngọc Thanh thất tình với người khác, kiên quyết từ chối. Giang Thiên Cước bỏ đi chu du khắp xứ từ ngày đó, gặp một hiệp khách Phù tang tên là Tảo Điền Nhất Lộ. Người này truyền cho bí thuật luyện kim, không rỉ han, sứt mẻ, vừa cương vừa như, nhiều khi đụng độ, làm gẫy tan kiếm khác, chặt đôi cả thiết côn cứng rắn nhất.Kiếm nào đúc ra cũng đặt tên Ngọc Thanh Kiếm, đánh số theo thời gian đúc ra. Người ta nói, cách đây hai chục năm, có tất cả chín mươi chín ngọn, trong tay hiệp sĩ khắp nơi. Giang kỳ hiệp thề rằng : khi nào đúc xong lưỡi kiếm số một trăm thì thôi, không đau khổ vì Đào Ngọc Thanh nữa, những con người lại thích sống với mối tình tuyệt vọng ấy, nên hai chục năm qua, người ta vẫn chờ lưõi kiếm thứ một trăm ...

Nhắc lại : Quốc Đức giả vờ như vẫn bị trói, lảo đảo đến gần lão trượng, không khỏi ngạc nhiên, nghe lão trượng gọi mình là Bố Y Quái Khách, tên mới, do Kiều đại hiệp đặt ra hai hôm trước. Cho là hệ thống truyền tin của Kiều đại hiệp qua vùng Hắc Y thực toàn hiệu. Lúc ấy Quốc Đức chưa biết Kiều đại hiệp thuộc về mạng nhện án binh hiệp sĩ Song Lưu của cha chàng, khắp Trung du Làng Ngoài. Quốc Đức nghiêng mình thi lễ :

- Kính chào, kính chào Giang lão trượng, vì sơ ý phút giây, bị trói buộc bởi « khổn tiên thằng » dùng bắt trâu bò. Xin lão gia bách tuế cỡi trói cho chim non này.-

Giang lão trượng từ mấy năm nay, trầm tĩnh vui đừa, không mau cơn thịnh nộ như trước, khoái trí, về câu trả lời hỗn xược giấu trong lời nói lễ phép, nghĩ đến Quang Anh, khen thầm bố nào con ấy.

- Bớ thằng trẻ ranh kia, bảo ta là Lão ô Bách Tuế thì ta sẽ cỡi trói cho Phượng hoàng sơ sinh, nhưng ta nói « khổn xích thằng », nhà ngươi nói « tiên thằng », ta hiểu lắm, nhà ngươi nói thẳng nhưng nhà ngươi cố tình « đọc ngược », thằng tiên này, không bao giờ nguy khốn đâu. Thôi, ta tha cho tội hỗn láo, chỉ tiếc hai điều, Thứ nhất, nhà ngươi làm hỏng sợi dây săn của ta, thứ hai, ta đọc trên vừng trán thông minh của nhà ngươi cái quyết định tử thần sắp thi hành nay mai -

Mong rằng cháu ta khi trở lại đây trình ta cái vầng trán an bình thanh thản -

Dứt lời, lão trượng dang tay đón Quốc Đức. Lão trượng coi Quang Anh như con mình, nay bao nhiêu tình thương mến ông đem vào Quốc Đức, con của Quang Anh, dù biết giây tung trói đã bị Ðức cắt dứt mà vẫn tiếp tục choi đùa.

Giang lão trượng dẫn Quốc Đúc về nhà. Cất trên mảnh đất nhỏ cao, như một bực thềm viên đá thảng, nhà trông xuống suối Long Tinh, gần một dòng thác nhỏ, ngồi trong phòng cứ đưa ly qua cửa sổ hứng nước. Từ đây nhìn phong cảnh như thiên đường. sau nhà các thứ cây quả đào, mận, lê ... hết mùa, nhưng còn lơ thơ ít quả đỏ tươi ...

Nơi làm việc của « Thợ rèn nhà Trời », « Vuyn Canh Đạo Nhân » có một bễ tự động, hai ống lên xuống thổi lửa, bởi một cơ quan dùng sức nước chảy. Cái đe nặng ngàn cân. Người ta còn kể một trận đấu, miền duyên hải, lão trượng cướp được thiết côn của địch, hai tay bẻ cong thành hình móng ngựa, tiếp tục dùng võ khí kỳ khôi ấy, tới khi bắt được địch, vòng lưng địch, uốn thành vòng tròn. Người ấy không tài nào ra khỏi vòng sắt, phải hàng phục. Lão trượng tay không, uốn lại thiết côn.

Đến nhà giữa trưa, sau khi, người ngựa đi qua những tảng đá dưới suối, nước xói quanh, có lúc toé lên như muôn ngàn tia hào quang, mỗi khi mặt trời rọi thẳng, mấy đám mây trắng đang bay theo gió, để lộ nền xanh trong thẳm.

Ông cháu lên lầu. Trên bàn, chén đũa, đã bầy hai người. Thì ra Giang lão trượng biết giờ này chàng qua đây, Quốc Đức ngỏ ý xin xuống lấy bình rượu Ngọc Hà Hoa Tửu, lão trượng xua tay :

- Cháu hãy bỏ qua các thứ trần tục ấy. Trưa nay dùng cơm tiên cảnh với ông.-

Dứt lời chỉ cho Quốc Đức một bình rượu, đất nung nâu đỏ, tác phẩm của Lão trượng, có khắc bảy chữ : Giang Tiên, Long Tinh Hắc mễ tửu. Quốc Đức rót hai li. Đó là một thứ rượu nếp đen, đặc sản vùng này, hạ thổ, tự nhiên lên men, không qua máy cất như rượu Trung Châu, mùi thơm quyến rũ. Chàng kính cẩn nâng li mời lão trượng. Bữa cơm chỉ có cá hồng nướng, canh rau. Cá hồng thơm ngon đặc biệt ... Hắc mễ tửu thì dùng khai vị, còn vị cơm đậm hương trà, một thứ trà chính lão trượng hái ở đỉnh núi cao.

Quốc Đức nghĩ Giang lão trượng là người sung sướng nhất đời. Lão trượng nói :

- đây là an toàn khu. Có ít dân chúng đến đây tị nạn, định cư ở bên kia sườn núi, có binh lực tự vệ, Hắc y kiêng nể chưa dám đến, vả lại muốn sang bên ấy phải giết ta cái đã ... Lương dân tự lập Long Tinh đã được ta báo trước đường đi của cháu,- Về vấn đề tiếp tế thực phẩm, một mình ta, không quan trọng, xuống suối bắt cá, rau cỏ sau nhà. Ít lâu nay ta không dùng thịt như hồi trẻ, hươu nai biết vậy, nên mùa đông đến tận đây xin ăn ở chính tay ta không mảy may sợ hãi.-

-Còn về cá hồng, đây là bài học động vật, nếu cháu chưa biết. Người ta thường dùng từ ngữ « cá vượt Vũ môn » để nói học trò đậu thi ... Cháu không thèm vượt Vũ Môn nên đã nộp quyển ngoại luật ... đáy là chuyện khác, còn cá vượt Vũ Môn, là loại cá hồng, cá hồng hay cá hương, thịt màu hồng vì ăn tôm ở biển ở sông ... Trời sinh nhiều thử thách, những con cá này từ biển cả, từ hồ lớn, từ sông to, ngược dòng, ngược suối đến đây, đực cái từng đôi, trải qua có thể hàng ngàn dặm, tới nơi này, bắt đầu khó khăn tột bực, phải bơi ngược dòng thác đứng, mục tiêu ở phía trên thác nước, nơi nước tốt để đẻ hàng ngàn trứng nhỏ, con đực theo sau con cái, xuất phát tinh trùng vào trứng mới đẻ ra. Đôi cá hân hoan hạnh phúc, bơi lượn thủy khúc tình duyên, làm bổn phận bảo tồn giòng giống. Sang xuân cá đẻ triệu triệu con nhưng lẽ thừa trừ của tạo hóa, số ít những con khoẻ mạnh xuôi dòng, trở về đây, sinh đẻ như mùa trước ... Trước kia ta coi thường vạn vật, không tin mối chung thủy của loài cá. Xuống hạ lưu thực xa, ta bắt đôi cá đi liền nhau, ta đánh dấu phẩm hồng, thả con đực trước bên tả ngạn, thả con cái sau bên hữu ngạn .... về nơi đây, đợi ở tảng đá trước nhà, đôi cá phẩm hồng lại bơi bên cạnh nhau đến chân thác ... Đến được chân thác, vượt được thác đứng, là loài cá khoẻ mạnh anh hùng, còn những con yếu hèn đã bỏ mạng trên đường đi, trong chài lưới, tronng bụng động vật khác ... Vì thế ta kính trọng những đôi cá đã đến tận đây, bắt một hai con mà thôi. Bạn săn cá của ta là vợ chồng con gấu, ổ ở trong rừng sâu ... không có thì giờ đưa cháu đi coi, nhưng ở đây, cháu hãy quan sát quãng suối này và thác lớn kia !

Quốc Đứcthấy vài ánh bạc lấp loé dưới ánh mặt trời đầu Mùi, năm sáu đôi cá bơi ngược thác dựng, nhiều con tới gần đỉnh lại rớt xuống, nhưng vẫn kiên tâm bơi lên lại.

Lão trượng nhìn đàn cá buồn rầu bảo Quốc Đức :

- Tiếc hận năm mươi năm, cháu có biết không ? Chỉ tiếc ta không được như đôi cá vượt Vũ Môn kia, cá Ngọc Thanh của ta ở biển nào ?-

Quốc Đức cảm động nắm chặt hai tay ông, cử chỉ hiếm có của kiếm khách ... Vài giây với cháu cảm thông, nổi đau lòng dám thổ lộ, lão trượng đặt tay lên vai cháu, nét mặt bỗng nghiêm nghị :

- Ngọc Thanh bảo kiếm thứ một trăm, ta đã đúc xong, theo giấc mộng tối qua, hôm nay ta được giải lời thề, để tâm thần từ nay thanh thản, kiếm báu đến giờ về tay cháu. Đó là thiên số, cháu không thể chối từ ... phải lãnh nhận kiếm báu với hai điều kiện.-

Dứt lời, lão trượng dẫn Quốc Đức ra bờ suối, chỉ ba tảng đá tròn lớn, cao hơn đầu người, phỏng nặng mỗi tảng hơn vạn cân. Người nói :

- Hai tháng trước đây, ba tảng này xa nhau, như trời đặt sẵn ... Rằm tháng bảy, ta hoàn thành bảo kiếm. ta dựng bảo kiếm cạnh tảng thứ nhất, gần bờ suối. Giữa giờ Mùi, bỗng trời đất nổi cơn gió bụi, rồi một tiếng sét từ không xanh đánh xuống ... tảng đá thứ hai lăn đến bên tảng gần bờ suối, bảo kiếm bị kẹt ở giữa không tài nào lấy ra ...-

Lão trượng tiếp :

- Ta có giải pháp lấy kiếm, nhưng trong giấc mơ, thần nhân không cho phép ta tiết lộ. Thần nhân lại bảo ta, người lấy kiếm không được để kiếm rơi xuống suối ; hôm nay phải giải phóng ngọn kiếm đã bị giam cầm đúng năm mươi ngày ... chừng vài phút đúng giữa Mùi, chỉ có cháu và ta ở đây, vậy cháu là người lấy kiếm số mệnh. Mười phút phải tìm ra giải pháp, quá thời hạn, ta e rằng mười năm nữa, bảo kiếm mới được trả lại. Để giúp cháu, ta cho mượn ngọn « Kim cương thiết côn » và hai thỏi sắt tròn, mỗi thỏi nặng hai mươi cân ... Đó là điều kiện thứ nhất, còn điều kiện thứ hai chỉ có thể nói, khi xong điều kiện thứ nhất.-

Quốc Đức suy nghĩ, chợt nhớ trò chơi ném đá sỏi hồi nhỏ. Dùng một thỏi sắt và Kim cương thiết côn, đặt thuật cần bẩy ở tảng đá thứ ba trên đầu dốc, tảng này ở vị trí không thăng bằng lắm. Chàng leo ngọn cây cạnh tảng đá ấy. Từ trên cao hơn mười thước, chàng ném, rồi tảng đá chuyển động lăn theo chiều dốc chạm vào tảng đá thứ hai, một tiếng rầm động đất, tảng đá thứ nhất bắn xuống nước, trong khi tảng đá thứ hai không xê xích một phân. Quốc Đức đã giải đáp bài toán, bằng một phương trình vật lý áp dụng ngày nay trên bàn bida ba bi ... mà các bạn đều biết ...

Quốc Đức đến bên tảng đá lấy bảo kiếm.

- Xin cho biết điều kiện thứ hai !-

- Không khó khăn ... đó là điều kiện sử dụng bảo kiếm ...cứu nhân độ thế theo đúng tinh thần hiệp liệt, không được gây bạo tàn, thù hận ...Từ giờ phút này bảo kiếm thuộc về tay cháu.-

Người ngựa từ biệt suối Long Tinh, sắp sửa hướng Tây giong ruổi, bỗng nghe tiếng ca sang sảng vang sườn núi :

Đầu bạc, đầy vơi, sầu xã tắc

Tim già, khô cạn, hận tình riêng.

Vang âm của sườn núi họa lại hai tiếng cuối của mỗi câu

Xã tắc... xã tắc... xã tắc... Tình riêng... tình riêng... tình riêng... cho tới khi tắt hẳn.

Quốc Đức con người giàu tình cảm, không khỏi ngậm ngùi. Tiếng ca của Giang kỳ hiệp đuổi theo chàng đến tận đây, chàng thương lão trượng không an bình với quá khứ mà cũng chưa hòa giải với tương lai. Định quay về ở thêm một ngày với bạn vong niên, nhưng lại thôi. Mấy tiếng vang xã tắc...xã tắc...Tình riêng...tình riêng...tình riêng...làm sầu nhớ dâng lên tràn ngập, nghĩ đến công việc không vui sắp làm, không bao giờ thương nhờ người tình Dương Châu như lúc này.

Tiếp tục hành trình, trên mình ngựa, mang kiếm báu ngắm nghía chuôi bảo kiếm có khắc :

Kiếm báu thay tay bình thiên hạ Gươm thần, đổi chủ, diệt tàn hung...giòng sau : Ngọc Thanh bảo kiếm thứ một trăm, tặng Đặng Bùi Quốc Đức, Giang Thiên Cước ký. Ngày tháng đúng ngày hôm nay. Quốc Đức giật mình suy nghĩ, lão trượng ghi khắc trước từ bao ngày, vì là tiên đoán, hay đây là một ngẫu nhiên thiên định, thuộc khoa huyền bí ?

Hành trình tiếp tục không có gì đáng ghi ngoài tình trạng nghèo nàn, bỏ mặc, dân tình buồn thảm. Giục ngựa đến một lữ quán vẻ ngoài khang trang nhất bến Đại Đồng Lữ Quán, trên cột, phất phới theo gió chiều lành lạnh của miền núi, lá cờ đen.

Giao ngựa cho mã phu, chủ quán ra đón, Quốc Ðức hỏi thuê phòng :

- Hân hạnh, hân hạnh, cám ơn đại giáo chức chiếu cố - Chắc Đại giáo chức ít qua đây nên không biết ? Phòng dành cho các đại giáo chức thì lúc nào cũng còn thừa, có lối đi riêng biệt. Đại giáo có thể ăn riêng trên lầu, phòng ăn cũng dành riêng, không có trà trộn với thường dân -

- Cám ơn đại ca phụ trách, tối nay tôi muốn ăn ở phòng chung, vì đi lâu về, muốn gặp nhiều người - Quốc Đức trả lời, ghé tai giáo cán chủ quán nói thầm - tôi có nhiều tiền ngoại, xin đại ca yên trí -

Chủ quán hân hoan.

Phòng ăn công cộng khá rộng, nhưng bài trí sơ sài, chừng bốn chục bàn sáu ngườì, ghế có nhiều chiếc nghiêng vẹo, phải coi chừng khi ngồi xuống. Quốc Đức đưa mắt quanh phòng. Trên tường không có quảng cáo món ăn, nhưng chi chít dán hàng trăm bùa chú trên giấy hồng điều, hán nôm lẫn lộn, trích ở sách kinh Hắc y. Kỷ.

Hôm nay phong cảnh trên đường tuyệt đẹp Dương tú đã xuống chân trời phía đồng bằng. Nắng ngang nhuộm vàng cây cỏ, và dãy núi đá soi bóng vàng nước sông xanh lững lờ chảy về hướng đông. Chỉ còn chứng hai ba dậm đến Lam Hà mà không thấy bóng ai. Xa xa vài xóm làng, dưới chân núi, mái tranh cũng nhuộm vàng ánh nắng, nhưng không có một tiếng chó, tiếng gà lên chuồng, mà cũng không thấy khói xanh của bếp nước bay lên không trung. Làng xóm như không người. Cảnh vật của một bức tranh nhưng không tinh thần.Buồn rười rượi, giục ngựa qua mau vài thị trấn.

Ðến Lục Đầu chỉ còn một ngày đường. Nơi đây có trạm liên lạc của Kiều đại hiệp, cho nên sau cơm tối, Quốc Đức lấy cớ đi ngắm trăng lên ở bờ sông, gặp người liên lạc, nhờ đi trước đến Lục Đầu mật điều tra tung tích Dương Thúy Liễu.

Quốc Đức ở lại chờ kết quả.

Bên cửa sổ quán trọ, nhìn ra sông, nước xanh, ánh trăng in bóng, nghĩ tới Giang kỳ lão, chàng khẽ hát :

Đầu bạc đầy vơi sầu xã tắc

Tim già khô cạn hận tình riêng...

Bạn đang đọc Thương Giang Diễm Sử của Tiêu Nương Và Trúc Viên Lang (bùi Văn Nhẫm)
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Mr. Robot
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt đọc 2

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.