Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Chương 17 - part 1

Phiên bản Dịch · 3362 chữ

Chương 17: Nhập thổ vẫn không yên

1

Còn nhớ đầu những năm 60 của thế kỷ trước, tôi theo bà nội đến Hương Sơn thăm người thân. Mặc dù triều đình Đại Thanh đã diệt vong từ nửa thế kỷ nay, nhưng ông cụ vẫn giữ túm tóc đuôi sam sau gáy, vì thế mọi người vẫn gọi ông là ông lão đuôi sam. Vừa vào trong nhà, mới chỉ trò chuyện qua loa đôi ba câu, ông lão đã vội vã dẫn bà tôi đi xem một món đồ. Tôi cứ tưởng đó là món bảo bối quý giá gì liền lẽo đẽo theo sau, không ngờ khi bước vào một căn phòng trống đập vào mắt tôi là một cỗ quan tài đen xì đặt ngay chính giữa. Sau đó ông lão giới thiệu một cách đầy tự hào về cỗ quan tài quý giá của mình. Lúc đó tôi không thể nào hiểu nổi vì sao ông lão lại cất giữ trong nhà một thứ xui xẻo như vậy, hơn nữa còn coi nói như báu vật. Sau này tôi mới hiểu ra rằng, quan tài chính là nơi trú ngụ của các vong hồn, cũng giống như ngôi nhà của người sống ở chốn dương gian. Các vị hoàng đế khi vừa kế vị đã lập tức bắt tay vào việc xây dựng lăng mộ cho chính mình. Trong thời đại cũ, hầu hết các gia đình danh gia vọng tộc đều chuẩn bị trước hậu sự ình ngay từ khi còn sống.

Nếu trong nhà không có sự chuẩn bị trước, vậy thì đành đợi đến lúc đó, người nhà tự lo liệu, nhưng với những người cầu toàn và kỹ tính, cho dù thành hồn ma cũng không yên tâm giao việc hậu sự cho người nhà, mà sẽ tự mình đến nơi bán quan tài để lựa chọn ình một chiếc áo quan. Viện Mục trong chương hai mươi tư của Tử bất ngữ có ghi một câu chuyện, có một cậu con trai đi mua quan tài cho người cha đã khuất của mình, ông chủ tiệm quan tài hỏi: “Đêm qua, tôi thấy có một ông cụ râu tóc bạc phơ ngồi mãi trên một cỗ quan tài trong nhà, khi tôi cầm nến đến gần thì không thấy ông lão đâu nữa.” Nghe tả về tướng mạo người cha đã khuất của anh, thì đúng là rất giống ông lão hôm qua đã đến. Thế là anh con trai liền chọn mua ngay cỗ quan tài hôm qua ông lão đã ngồi. Nhưng câu chuyện này nghe ra có vẻ hơi mờ ám, có lẽ chín mươi phần trăm là thủ đoạn bán hàng của người bán quan tài. Cứ thử nghĩ xem, nếu người chết muốn tự chọn đồ hậu sự ình thì tại sao chỉ đến mỗi hiệu quan tài để chọn áo quan, còn phải đến cả cửa hàng bán đồ khâm liệm, đèn nhang, hoa tươi… Như vậy, có lẽ trần gian của chúng ta đã biến thành chợ quỷ từ lâu rồi.

Tuy nhiên, việc ma quỷ tự mình đến các cửa hàng để mua đồ cũng không phải hoàn toàn không có. Đương nhiên chỉ rơi vào một số trường hợp đặc biệt. Đó là khi trong nhà không có sự chuẩn bị trước, khi chết cũng không có ai mua cho, đến lúc đó có lẽ chỉ còn nước chờ người ta đến thu lượm xác mà thôi. Từ Nhạc, đời nhà Thanh có câu chuyện mua áo quan ghi trong Kiến văn lục như sau: “Những năm cuối đời Sùng Trinh, nạn đói hoàng hành khắp Giang Nam, dịch bệnh tràn lan, người chết nhiều vô kể, trong đó Hàng Châu là vùng chịu hậu quả nặng nề nhất. Nhà họ Tiền tổng cộng có bảy người lần lượt chết vì bệnh, lúc đó vì sợ lây bệnh, hàng xóm không ai dám đến phúng viếng. Hôm đó, có một người đến tiệm quan tài đầu làng, hỏi mua bảy cỗ quan tài, nhưng không mang đủ tiền, nên hẹn chủ tiệm cho người mang bảy cỗ quan tài về nhà rồi sẽ trả tiền đầy đủ. Khi về đến cửa nhà họ Tiền, chỉ thấy người đó vào trong hồi lâu mà không thấy ra, chủ tiệm đứng ngoài gọi mấy tiếng liền mà không có ai trả lời, đành đẩy cửa bước vào, thấy bảy thi thể nằm la liệt trong nhà, trong đó có một người chính là người đến hỏi mua áo quan khi nãy, hơn nữa, bên cạnh cái xác đó có một túi tiền, đếm ra vừa đủ số tiền mua bảy cỗ quan tài. Số tiền mua quan tài này là tiền thật. Còn trong Hứa tinh dương di cư đồ bạt có nhắc đến câu chuyện xảy ra ở Bắc Kinh trước khi Minh triều bị diệt vong, ma quỷ ào ạt vào thành, gõ cửa nhà dân đòi mua áo quan ình, nhưng tiền chúng dùng chỉ là tiền âm phủ.

Quan tài là nơi trú ngụ của hồn ma, trước khi vào nằm trong đó có lẽ các hồn ma cũng không để ý nhiều đến cỗ quan tài của mình, nhưng qua nhiều năm chôn vùi trong lòng đất, gỗ đá cũng mòn dần, nước mưa thấm qua ván, khiến các hồn ma không thể nào yên nghỉ, cũng giống như mái nhà của con người trên dương thế, nhiều năm không tu sửa sẽ ngày càng dột nát, không chống đỡ nổi bão táp phong ba. Kiền Bảo có ghi chép về một ngôi mộ bị ngập nước trong Sưu thần ký như sau: “Vào cuối thời Đông Hán, Văn Dĩnh nửa đêm canh ba mơ thấy có người quỳ trước mặt mình, nói: “Nay nước đã tràn vào trong mộ, ván gỗ đã hỏng, nước ngập đến nửa người, tôi ngày đêm phải chịu giá rét, mong người cứu giúp, chuyển mộ phần lên chỗ cao ráo tránh nước giúp tôi.” Hồn ma cho Văn Dĩnh xem bộ quần áo của mình, quả thật đều sũng nước, dường như căn nhà của anh ta bị biến thành một cống nước vậy.

Nghiêm trọng hơn nữa, nếu mộ phần bị thiêu hủy thì giống như nhà chúng ta bị hỏa hoạn, ma quỷ sẽ không có chốn nương thân. Đới Phủ, người đời Đường có ghi lại trong cuốn Quảng dị ký câu chuyện về một ngôi mộ bị thiêu hủy. Ngôi mộ của một hồn ma có địa vị cao quý, sau khi ngôi mộ bị thiêu hủy, hồn ma hiện về với bộ dạng thảm thương, mặt mũi phồng rộp, quần áo tả tơi, không nơi nương tựa. Dù sao chúng ta vẫn còn may mắn hơn những âm hồn vì có nhà trọ, khách sạn để thuê phòng nghỉ qua đêm. Lại nói về điểm khác nhau giữa những ngôi nhà nơi trần gian và ngôi nhà của các hồn ma.Có thể thấy điểm khác nhau rõ nhất đó là một người giàu có ở chốn nhân gian có thể xây ngàn vạn ngôi nhà, sơn vàng dát ngọc, nhưng khi về với cõi âm thì tất cả đều như nhau, chỉ có một ngôi nhà duy nhất là mộ phần của mình, cho dù mộ có to đẹp đến đâu. Vì thế, có lẽ ngay cả hoàng đế, e rằng cũng không được phép coi thường.

Quan điểm này cho rằng, con cháu có nghĩa vụ phải thường xuyên chăm sóc, trùng tu mồ mả ông bà tổ tiên, giống như xây sửa nhà cửa cho chính bản thân mình vậy. Điều này nói ra nghe rất đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Ngay cả những gia đình danh gia vọng tộc, trải qua bao thăng trầm của thời gian, thêm vào đó là thiên tai địch họa, chiến tranh loạn lạc, chia ly phân tán, mấy ai được trở về quê hương bản quán của mình, mà cho dù có tìm lại được gốc gác cũng không quan tâm đến mộ phần đã bị bỏ hoang từ mấy đời trước, vậy thì những người dân đen thấp cổ bé họng lại càng không cần nhắc đến nữa. Như câu chuyện về Lưu phu nhân trong Liêu trai chí dị kể rằng, Lưu phu nhân lúc sinh thời về làm dâu trong một gia đình quyền quý, sau khi bà mất, căn phòng bà ở được trang hoàng thành phủ đệ lộng lẫy, nhưng hậu thế của bà đều là những kẻ vô tâm dốt nát, kết quả là ngay cả mộ phần của bà cũng bị con cháu mang đi cầm cố, thậm chí cây cố xung quanh mộ cũng bị người ngoài chặt phá làm gỗ xây nhà. Nhận thấy không thể dựa giẫm vào con cháu, âm hồn của bà đã giúp một chàng thư sinh nghèo được thỏa ước nguyện, anh ta trở nên giàu có, lại lấy được vợ đẹp. Chàng thư sinh vì ân đức đó, muốn báo đáp Lưu phu nhân, liền chuộc mảnh đất có phần mộ của bà, xây sửa lại, trồng thêm cây xanh bên mộ, ngày đêm khói nhang, chăm sóc, từ đó âm hồn của bà mới được an nghỉ, tránh được kiếp khổ. Nhưng trong đám ma quỷ, những người có trí tuệ như Lưu phu nhân quả là rất hiếm.

2

Ngoài ảnh hưởng từ môi trường tự nhiên như phong ba bão táp, còn có những mối đe dọa khác đối với ngôi nhà của những người đã mất. Mối đe dọa đó đến từ hai phương diện, thứ nhất là người ta đào trộm, thứ hai là sự xâm chiếm của các hồn ma khác. Những hiểm họa này còn ghê gớm hơn sự phá hoại của tự nhiên rất nhiều, bởi lẽ đó là sự phá hủy đến triệt để, không chỉ nhà cửa tan hoang mà cả đến hài cốt cũng khó mà bảo toàn nguyên vẹn.

Chúng ta hãy nói về vấn đề đào trộm mộ trước.

Đối với sự phá hủy này, các hồn ma hầu như đều bất lực, nhiều nhất cũng chỉ có thể cầu cứu người dương qua những giấc mộng, cầu xin họ ra tay cứu giúp. Những câu chuyện như vậy quả thực rất nhiều, dưới đây xin được đưa ra hai ví dụ.

Thứ nhất, các hồn ma có thể cầu cứu đến pháp luật, hiện hồn báo mộng cho quan phủ, người có chức trách ở địa phương để họ ra tay ngăn chặn, nhưng đương nhiên bản thân mình phải có địa vị nhất định trong xã hội thì mới hy vọng nhận được sự giúp đỡ của quan phủ. Đào Tiềm trong Sưu thần hậu ký có ghi chép về một người có tên là Thừa Kiệm, mười năm sau khi mất, ông hiện về báo mộng cho quan huyện, nói mộ phần của mình đang bị kẻ gian đào trộm, mong quan phủ ra tay cứu giúp. Viên huyện lệnh cũng là một người có trách nhiệm, lập tức dẫn trăm tên nha dịch đến hiện trường. Lúc này, ba tên trộm đã chui vào trong mộ, chúng bị bắt ngay tại trận, nhưng hai tên hoa tiêu thì trốn mất. Đêm đó, hồn ma Thừa Kiệm lại về báo mộng cho quan huyện, miêu tả chi tiết khuôn mặt, vóc dáng của hai tên trộm bỏ trốn. Sáng hôm sau, viên quan huyện liền theo lời miêu tả của Thừa Kiệm đi bắt người, quả nhiên bắt được hai tên trộm đưa về quy án. Nhưng điều đáng nói ở đây là, ngôi mộ của Thừa Kiệm có thể chứa được ba tên trộm một lúc, chứng tỏ đây là một ngôi mộ không tầm thường chút nào, sau khi phá được án, người nhà Thừa Kiệm chắc chắn sẽ mang không ít vàng bạc châu báu đến cảm ơn huyện lệnh lão gia.

Thứ hai, đôi khi có những hồn ma xử lý sự việc khá thông minh, đó là cầu xin và mua chuộc những tên trộm, để chúng nương tay. Trịnh Nguyên Hữu, người đời Nguyên ghi chép lại trong Toại xương tạp ký câu chuyện ở đầu đời nhà Nguyên, có tên trộm tên là Dương Liên Chân dạt xuống Giang Nam với âm mưu đào trộm lăng mộ vua Tống, hắn rủ thêm cả người đồng hương là Phùng Mỗ đi cùng. Cha con Phùng mỗ đều là hòa thượng, chúng chia nhau mười ngôi mộ, đào hết sáu ngôi mộ, đã chiếm được vô khối của cải, châu báu. Ngày hôm sau, khi chuẩn bị đào nốt bốn ngôi mộ còn lại, hai cha con Phùng Mỗ mơ một giấc mơ giống hệt nhau, thấy có một vị tướng mặc áo gấm từ trong rừng đi ra, vái chào rồi van xin rằng: “Hai vị đã đào sáu ngôi mộ, kiếm được không ít vàng bạc châu báu, còn chỗ này là nhà tôi ở đã lâu, cúi mong hai vị nể tình thương xót, tha cho tôi.” Năm đó nạn trộm cắp nổi lên như ong, cũng may hai tên trộm còn có chút tình người, được báo mộng xong liền bỏ đi, không đào tiếp nữa.

Nhưng cũng có chút những ngoại lệ, ma quỷ hiện hình, làm bọn trộm kinh sợ mà chạy mất. Câu chuyện về vị tướng ở trên cũng là một ví dụ. Còn có những hồn ma không biết từ niên đại nào nhưng đã có đạo hạnh, như câu chuyện Tào Mạnh Đức sai người giữ vàng ình. Hồng Mại trong Di kiên chi giáp có ghi chép câu chuyện mộ bà Lý cũng là một ví dụ khá điển hình. Tương truyền ở huyện Hạ Phi (một huyện thuộc tình Giang Tô) có một ngôi mộ cổ, đó là mộ của bà Lý. Nghe đồn trong đó có chứa rất nhiều vàng bạc, châu báu. Có một nhóm đạo tặc nhòm ngó ngôi mộ đã lâu, một hôm, chúng kéo ba trăm người đến đào từ sáng sớm đến trưa mới đào được một cỗ quan tài. Chỉ thấy xác một bà lão, thân cao tầm bảy tấc, tóc trắng, da đen, hình dáng xấu xí, đang ngồi ngay ngắn trong quan tài. Đây dường như là một lão yêu đang hô phong hoán vũ. Đám người sợ hãi bỏ chạy, nhưng chạy cũng không thể thoát khỏi yêu pháp của lão yêu, chỉ trong vòng mấy tháng, hơn ba trăm người đó đều chết bất đắc kỳ tử, đúng là tự mình chuốc vạ vào thân.

Còn đối với mộ phần của những người dân thường, nếu như không bị ép vào đường cùng, họ sẽ không bao giờ dùng đến biện pháp tiêu cực đến thế. Chương hai, Di kiên chi mậu có viết về vợ của Tôn Đại như sau: “Tôn Đại sau khi chết để lại một người vợ, hai con trai và năm con gái. Con gái cả chẳng may qua đời sớm, sau đó Triết Tây có đại dịch, người chết nhiều như ngả rạ, rồi con trai, con dâu và hai người con gái nữa lần lượt qua đời. Vợ Tôn Đại cho rằng vì mộ của con gái cả không lành nên sau hai đứa cháu đào lên thiêu hủy. Hồn ma của cô con gái cả liền báo mộng, nhờ ni cô khuyên ngăn nhưng không được. Thế là cô đành tự mình giải quyết, đợi hai người kia đến đào mộ, lúc khiêng quan tài lên, cô hiện nguyên hình trong quan tài, gương mặt vẫn tươi tỉnh y như khi còn sống, nhìn tròng trọc vào hai người mà cười rũ rượi. Xác chết đột nhiên ngồi dậy, nhìn mình chăm chăm, lại cười rũ rượi những âm thanh ma quái, khiến hai người kia sợ đến mức hồn bay phách lạc, chết ngất ngay tại chỗ. Sauk hi tỉnh dậy, liền lập tức thắp hương tạ tội, rồi đắp lại mộ y như cũ.

Những câu chuyện như trên cũng không nhiều. Chúng ta cũng không rõ cô gái nhà họ Tôn đã dùng cách oan hồn nhập xác hay cách ma quỷ hiện hình, nhưng một ma nữ yếu đuối có thể đuổi được đám trộm mộ, thì ngoài việc cô ta có dũng khí còn phải xem vận may của cô ta nữa. Nếu như vận may không đến thì kết quả chắc sẽ không tốt đẹp như vậy. Đời nhà Tống, trong cuốn Triệu khang thanh công văn kiến lục có câu chuyện “khai mộ”, kể rằng ở Nam Kinh có người đào trộm một ngôi mộ mới, nhưng thi thể người chết không chịu hợp tác, liền giơ tay tát liên tục, đánh cho tên trộm một trận tối tăm mặt mũi. Không ngờ tên trộm này cũng thuộc loại to gan không sợ quỷ, thấy đối phương chỉ có một chiêu bạt tai duy nhất, hắn liền tức giận, chặt đứt hết chân tay của thi thể. Nếu như đặt mình vào địa vị đó, thì xác chết đó cũng không khác gì phải chụi cựu hình ngũ mã phanh thây. Qua đây có thể thấy, người bị trộm nếu không thể hoặc không dám phòng vệ quá đáng một chút, thì bản thân mình sẽ là người chịu thiệt thòi, chi bằng hãy ngoan ngoãn nghe theo lời chúng vậy.

Hầu hết các câu chuyện đều kết thúc là ma quỷ không thể tự bảo vệ mộ phần của mình, nhưng cũng không bỏ qua cho những tên trộm mộ. Viên Mai trong Tử bất ngữ có kể câu chuyện về mộ phần của đại tư mã họ Lục. Lục Đại tư mã sau khi chết, người nhà ông đào mộ của đời trước lên làm mộ của Lục Đại tư mã. Hồn ma của kẻ bị đào mộ liền nhập vào thiếu gia nhà họ Lục, khiến cậu ta cứ liên tục tự vả vào má mình, sau đó Lục phu nhân và cả nhà phải mời tăng nhân về tụng kinh, đốt mười vạn vàng mã, cuối cùng vẫn không đưa được hồn của Lục thiếu gia trở về.

Những kẻ đào trộm mộ sớm muộn cũng phải chụi báo ứng, đây chẳng qua chỉ là lời nguyền bất lực mà thôi.

Khả năng những ngôi mộ bị trộm hỏi thăm luôn tỷ lệ thuận với lượng khách đến chơi nhà của người chết lúc sinh thời. Cái đó được gọi là “nghèo thì ra đường chẳng ai thèm đếm xỉa, khi giàu thì họ hàng xa gần đều đến thăm”. Người nghèo suốt cuộc đời khổ cực, nay mới được an lành trong giấc ngủ ngàn thu, cũng chẳng có gì mang theo, có chăng cũng chỉ mang theo cái bát rách để kiếm cơm. Nhưng những kẻ lắm tiền nhiều của thì lại khác, sau khi chết thì người thân ở khắp nơi sẽ ùn ùn kéo về phúng viếng. Còn về nhà cửa dưới cõi âm của tầng lớp quý tộc, quan đầu triều hay những kẻ nhà giàu nứt đố đổ vách, không chỉ đào mộ rộng hơn những người khác gấp chục lần mà họ còn được lập bài vị, trở thành văn vật của địa phương, được chăm lo cho cuộc sống hưởng thụ của họ nơi cõi âm, bên trong còn phải nhét đầy vàng ngọc, châu báu và những thứ quý giá khác. Vì vậy đương nhiên sẽ thu hút sự hỏi thăm của đám đạo tặc.

3

Bàn tiếp về sự xâm chiếm của các hồn ma.

Tôi đã từng dẫn một đoạn của Vương Sung trong Luật hành vào tác phẩm Cái chết của quỷ như thế này: “Giả sử như có quỷ, vậy thì từ thời vua Nghiêu, vua Thuấn, quỷ đã xuất hiện được bao nhiêu năm? Chẳng phải “trên mọi nẻo đường, mỗi bước chân người dương thế đều có bước chân của quỷ” sao?”

Bạn đang đọc Tắt đèn kể chuyện ma (Tập 1) của Loan Bảo Quần
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Mr. Robot
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt đọc 40

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.