Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Thượng Cổ dị thú thần thú (7)

Phiên bản Dịch · 1958 chữ

Bào Hào

Bào Hào còn được gọi là Thao Thiết là một loài dị thú ăn thịt người, tập hợp đặc trưng của ba loài động vật người, hổ, dê thành một thể. Nó có ngoại hình là mặt người thân dê, nanh hổ vuốt người, con mắt mọc ở dưới nách, âm thanh giống như trẻ sơ sinh đang khóc. 《Biền Nhã》 ghi chép: “Thân dê mặt người mắt dưới nách, tên là Bào Hào.”

Bào Hào trích từ 《Sơn Hải Kinh · Bắc Kinh thứ hai》: “Núi Câu Ngô , có loài thú, dạng nó như thân dê mặt người, mắt dưới nách, nanh hổ vuốt người, tiếng kêu như trẻ sơ sinh, tên là Bào Hào, ăn thịt người.”

Hiêu

Hiêu là một loài dị điểu một mắt vô cùng kỳ lạ. Cơ thể nó giống như viên hầu nhưng lại có hai đôi cánh, đuôi lại giống chó, trên đầu chỉ có một con mắt ở ngay giữa trán, tiếng kêu như chim hỉ thước, nghe nói ăn thịt nó có thể trị bệnh đau bụng và tiêu chảy. 《Đồ Tán》 của Quách Phác viết: “Bốn cánh một mắt, tên nó là Hiêu.”

Hiêu trong 《Sơn Hải Kinh》được ghi chép ở hai chỗ, trong 《Bắc Kinh thứ ba》 ghi chép Hiêu có hình dáng của con chim: “Núi Lương Cừ, có loài chim dạng nó như Khoa Phụ, bốn cánh, một mắt, đuôi chó, tên là Hiêu, tiếng nó như chim hỉ thước, ăn vào khỏi đau bụng, có thể ngừng tiêu chảy.”

Thiên Mã

Thiên Mã là dị thú biết bay, dáng nó giống chó, toàn thân màu trắng, chỉ có đầu là màu đen, trên lưng mọc một đôi cánh, nhìn thấy người thì vèo một cái bay đi. Nó kêu lên như là đang kêu tên mình, trong truyền thuyết Thiên Mã là thần thú đại biểu cho sự may mắn, có thể mang đến cho mọi người sự may mắn và khoẻ mạnh.

Thiên Mã trích từ 《Sơn Hải Kinh · Bắc Kinh thứ ba》: “Núi Mã Thành, có loài thú, dạng nó như con chó màu trắng mà đầu đen, gặp người thì bay, tên nó là Thiên Mã, tiếng nó tự kêu tên mình.”

Phi Thử

Phi Thử có cơ thể của con thỏ, nhưng lại có cái đầu của con chuột. Phi Thử không có cánh, sau lưng của nó có rất nhiều lông vũ cực kỳ to khoẻ, cho nên Phi Thử liền dựa vào những cọng lông vũ này để bay. Quách Phác chú dẫn: “Dùng lông trên lưng nó để bay, bay thì ngửa người.”

Phi Thử trong 《Sơn Hải Kinh》có hai chỗ. Một loại là Nhĩ Thử, trích từ 《Bắc Sơn Kinh》: Một loại khác chính là Phi Thử, trích từ 《Bắc Kinh thứ ba》: “Phía trên Thiên Trì. Trên đó không cỏ cây, nhiều văn thạch. Có loài thú, dạng nó như con thỏ mà đầu chuột, dùng lưng để bay, tên nó là Phi Thử.”

*Lĩnh Hồ *

Lĩnh Hồlà một loài kỳ thú rất giống con trâu, đuôi nó có màu đỏ, thân trâu, trên cổ có lông chim nhổng lên cao. Tiếng kêu của Lĩnh Hồ giống như đang kêu tên mình, nghe nói ăn thịt Lĩnh Hồ có thể trị bệnh điên khùng. 《Biền Nhã》 viết: “Thú tựa như trâu mà đuôi đỏ, tên là Lĩnh Hồ.”

Lĩnh Hồ trích từ 《Sơn Hải Kinh · Bắc Kinh thứ ba》: “Dương Sơn, có loài thú, dạng nó như con trâu mà đuôi đỏ, tên nó là Lĩnh Hồ, tên nó tự kêu, ăn vào khỏi điên.”

Tượng Xà

Tượng Xà cũng không phải voi mà cũng chẳng phải rắn, mà là một loài kỳ điểu lưỡng tính. Nó có ngoại hình như chim trĩ mái, lông vũ trên người có màu sắc sặc sỡ và có vằn rất đẹp. Tượng Xà kêu lên như là đang kêu tên mình, 《Đồ Tán》 của Quách Phác ghi chép: “Tượng Xà như chim trĩ, tự sinh con cháu.”

Tượng Xà trích từ 《Sơn Hải Kinh · Bắc Kinh thứ ba》: “Dương Sơn, có loài chim, dạng nó như chim trĩ mái, mà vằn ngũ sắc, tự làm trống mái, tên là Tượng Xà, tên nó tự kêu.”

Toan Dữ

Toan Dữ là một loài quái thú vừa giống rắn vừa giống chim, nó có ngoại hình như con rắn nhưng lại có hai đôi cánh sáu con mắt. Toan Dữ là một loài hung điểu, nơi nó xuất hiện thì người ta sẽ sợ hãi hoảng loạn, thịt Toan Dữ có thể giải rượu, truyền thuyết kể rằng sau khi ăn thịt Toan Dữ thì sẽ không uống say nữa. Quách Phác chú dẫn: “Ai ăn thịt nó thì sẽ không say.”

Toan Dữ trích từ 《Sơn Hải Kinh · Bắc Kinh thứ ba》: “Cảnh Sơn, có loài chim, dạng nó như con rắn, mà bốn cánh, sáu mắt, ba chân, tên là Toan Dữ, tên nó tự kêu, gặp thì cả huyện đó bị sợ hãi.

Hoàn

Hoàn ở Càn Sơn là một loài thú ba chân. Dáng vẻ giống con trâu, chỉ có ba cái chân, phía trước hai cái phía sau một cái, tiếng kêu giống như là đang gọi tên mình. 《Nguyên Lãm》 có ghi chép: “Tòng Tòng sáu chân, Hoàn ba chân.”

Hoàn trích từ 《Sơn Hải Kinh · Bắc Kinh thứ ba》: “Càn Sơn , có loài thú, dạng nó như con trâu mà ba chân, tên nó là Hoàn, tiếng nó tự kêu tên mình.”

Tòng Tòng

Tòng Tòng là một loài thú may mắn sáu chân, dáng nó như con chó. Tiếng kêu của Tòng Tòng giống như là đang kêu tên mình, 《Thú Kinh》 viết: “Tòng Tòng sáu chân.” 《Đồ Tán》 của Quách Phác ghi chép: “Hình dáng Tòng Tòng, như chó sáu chân.”

Tòng Tòng Ngư trích từ 《Sơn Hải Kinh · Đông Sơn Kinh》: “Núi Tuân Trạng, có loài thú dạng nó như con chó, sáu chân, tên nó là Tòng Tòng, tiếng nó tự kêu tên mình.”

Điều Dong

Điều Dong là một loài quái thú vừa giống cá vừa giống rắn. Dáng nó như một con rắn vàng, nhưng lại có vây cá, trên người có vầng sáng rất sáng bao phủ. Điều Dong là Hung thú trong truyền thuyết, trên người có kịch độc, nhìn thấy nó chính là dấu hiệu đại hạn và hoả hoạn. 《Đồ Tán》 của Quách Phác viết: “Điều Dong dạng rắn, vỗ cánh rắc ánh sáng, trôi đi bằng vào cưỡi sóng, ra vào sông Trường Giang và Tương Giang, gặp thì năm hạn, là dấu hiệu hoả hoạn.”

Điều Dong trích từ 《Sơn Hải Kinh · Đông Sơn Kinh》: “Độc Sơn, sông Mạt Đồ đi ra, rồi chảy về hướng đông nam trút vào sông Miến Thuỷ, trong nước nhiều Điều Dong, dạng nó như rắn vàng, vây cá, ra vào có ánh sáng, gặp thì thiên hạ đại hạn.”

*Chu Nhụ *

Chu Nhụ là một loài quái thú vừa giống hồ ly vừa giống cá, là thú điềm xấu. Chu Nhụ có ngoại hình như là một con hồ ly, nhưng lại có vây cá, nó kêu lên như là đang kêu tên mình. Truyền thuyết kể rằng nơi Chu Nhụ xuất hiện, mọi người nhất định sẽ bị sợ hãi hoảng loạn. Tranh của Hồ Văn Hoán viết: “Cảnh Sơn, có thú, như cáo mà vây cá, tên là Chu Nhụ. Tiếng nó tự kêu mình, gặp thì nước đó bị khủng hoảng lớn.”

Chu Nhụ trích từ 《Sơn Hải Kinh · Đông Sơn Kinh》: “Cảnh Sơn , không cỏ cây, nhiều thủy bích, nhiều rắn lớn. Có loài thú, dạng nó như con cáo mà vây cá, tên là Chu Nhụ, tiếng nó tự kêu tên mình, gặp thì nước đó bị khủng hoảng lớn.”

Tệ Tệ

Tệ Tệ là một loài quái thú vừa giống chim vừa giống thú, nó có ngoại hình như hồ ly, trên lưng có cánh chim, nhưng không biết bay. Tiếng kêu của Tệ Tệ như chim hồng nhạn, Tệ Tệ là Hung thú trong truyền thuyết, tượng trưng cho đại hạn. 《Biền Nhã》 ghi chép: “Tệ Tệ cánh chim, thuộc giống cáo.” 《Đồ Tán》 của Quách Phác viết: “Tệ Tệ như cáo, có cánh không bay.”

Tệ Tệ trích từ 《Sơn Hải Kinh · Đông Kinh thứ hai》: “Núi Cô Phùng, không cỏ cây, nhiều vàng ngọc. Có loài thú, dạng nó như con cáo mà có cánh, tiếng nó như chim hồng nhạn, tên là Tệ Tệ, gặp thì thiên hạ đại hạn.”

Yết Thư

Yết Thư là một loài quái thú tập hợp đặc điểm của ba loài động vật sói, chuột, heo thành một thể. Hình dáng nó như con sói, có cái đầu màu đỏ, mắt của con chuột, nhưng tiếng kêu lại giống như con heo. Yết Thư là một loài Hung thú, yêu thích ăn thịt người. 《Cổ Âm Lược》 có nói: “Có thú mày đỏ mắt chuột, tên là Yết Thư, cùng tên này không giống.”

Yết Thư trích từ 《Sơn Hải Kinh · Đông Kinh thứ tư》: “Núi Bắc Hiệu, có loài thú, dạng nó như con sói, đầu đỏ mắt chuột, tiếng kêu như tiếng heo sữa, tên là Yết Thư, ăn thịt người.”

*Kỳ Tước *

Kỳ Tước là một loài kỳ thú tập hợp đặc trưng của ba loài động vật chim, chuột, hổ thành một thể. Hình dáng Kỳ Tước như con gà, đầu màu trắng, móng vuốt của con hổ. Kỳ Tước là Hung thú trong truyền thuyết, vô cùng thích ăn thịt người. 《Đồ Tán》 của Quách Phác viết: “Yết Thư giảo thú, Kỳ Tước ác điểu, có thân sói, có vuốt hổ. Đâu dùng binh giáp, lấy quấy nhiễu làm đạo.”

Kỳ Tước trích từ 《Sơn Hải Kinh · Đông Kinh thứ tư》: “Núi Bắc Hiệu, có loài chim, dạng nó như con gà mà đầu trắng, chân chuột mà vuốt hổ, tên là Kỳ Tước, cũng ăn thịt người.”

Hợp Dũ

Hợp Dũ là một loài nhân thú mặt người ăn thịt người. Dáng vẻ nó giống như con heo, có cái đầu người, toàn thân có màu vàng, đuôi đỏ thẫm. Hợp Dũ kêu lên giống như trẻ sơ sinh đang khóc. Truyền thuyết kể rằng Hợp Dũ là một loài Hung thú, trời sinh thích ăn thịt người, cũng ăn côn trùng và rắn, chỉ cần là nơi nó xuất hiện thì nhất định sẽ xảy ra hồng thủy.

Hợp Dũ trích từ 《Sơn Hải Kinh · Đông Kinh thứ tư》: “Diệm Sơn, có loài thú, dạng nó như con heo mà mặt người, thân vàng đuôi đỏ, tên là Hợp Dũ, tiếng nó như trẻ sơ sinh. Đó là thú, ăn thịt người, cũng ăn sâu rắn, gặp thì thiên hạ đại hồng thủy.”

Phỉ

Phỉ là một loài kỳ thú giống con trâu, chỉ có một con mắt, đầu màu trắng, trên người mọc đuôi rắn. Phỉ là một Tai thú[21], chỉ cần là nơi Phỉ đi qua, thì toàn bộ nguồn nước khô cạn, cây cỏ khô héo toàn bộ, ôn dịch khắp nơi, tiếng kêu than dậy khắp trời đất. 《Đồ Tán》 của Quách Phác viết: “Phỉ tức Tai thú, gót chân ôn dịch dữ dội, nơi nào đi qua, sông cạn rừng héo. Tính khí bẩm sinh, vật thể lắm tai ương.”

Phỉ trích từ 《Sơn Hải Kinh · Đông Kinh thứ tư》: “Thái Sơn, có loài thú, dạng nó như con trâu mà đầu trắng, một mắt mà đuôi rắn, tên là Phỉ, xuống nước thì nước cạn, đi qua cỏ thì cỏ chết, gặp thì thiên hạ đại dịch.”

Bạn đang đọc Sơn Hải Kinh của Nhiều tác giả
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi MãnhThiên
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt thích 1
Lượt đọc 676

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.