Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Quỷ Cái Vận Đồ Prada (the Devil Wears Prada) - Chương 17

Phiên bản Dịch · 13018 chữ

“Phòng Miranda Priestly,” tôi trả lời từ văn phòng mới của mình ở Paris. Bốn tiếng đồng hồ tuyệt vời tôi được ngủ liền tù tì trong đêm bị chấm dứt thô bạo bởi một cuộc gọi khẩn của trợ lý Karl Lagerfeld. Cũng là dịp để tôi phát hiện ra là mọi cuộc gọi đến Miranda đều được chuyển thẳng qua phòng tôi. Có vẻ như toàn Paris và vùng phụ cận đã biết là Miranda ở đây trong Tuần lễ thời trang, từ khi tôi bước chân vào phòng điện thoại réo liên tục, chưa kể hai tá tin nhắn gửi vào máy ghi âm.

“Xin chào, tôi đây. Miranda có khỏe không? Mọi việc okay cả chứ? Đã hỏng việc gì chưa đấy? Sếp đâu rồi, sao chị không ở cạnh sếp?”

“A, Emily! Cám ơn chị đã mất công lo lắng. Thế sức khỏe chị ra sao rồi?”

“Sức khỏe tôi ấy à? Rất tốt. Còn hơi xì xoẹt một chút nhưng đang tiến bộ. Chuyện vặt. Sếp khỏe không?”

“Khỏe. Tôi cũng khỏe, cám ơn chị thăm hỏi. Chuyến bay đến đây dài lê thê và tôi chưa được ngủ lúc nào quá hai mươi phút liền vì liên tục có điện thoại. À, tôi đã diễn văn ngẫu hứng – sau khi ngẫu hứng viết một bài mà tôi quên sạch sành sanh – trước một cử tọa muốn thấy mặt công ty của Miranda nhưng Miranda lại không thích nhìn mặt họ. Tôi làm trò như một con ngố và suýt nữa lên cơn đau tim trong vụ ấy, nhưng okay, ngoài ra thì mọi việc đều trôi chảy cả.”

“Andrea, nghiêm chỉnh lại nào! Tôi thực sự lo lắng mọi chuyện. Không có nhiều thì giờ chuẩn bị trước, và nếu chẳng may có gì sai sót thì chị biết đấy, bà ấy sẽ đổ hết lên đầu tôi.”

“Emily, tôi phải ngắt máy đây. Không phải vì chị, nhưng đơn giản là tôi không nói tiếp được.”

“Tại sao? Có vấn đề gì? Buổi họp hôm qua ra sao? Sếp có đến đúng giờ không? Chị có mọi thứ cần thiết không? Chị nhớ phải ăn mặc phù hợp với công việc nhé. Đừng quên là chị đại diện cho Runway , và phải thể hiện điều đó qua trang phục.”

“Emily, tôi phải ngắt máy đây.”

“Andrea, tôi lo quá, kể cho tôi chị đã làm gì!”

“Thế này nhé. Trong thời gian rảnh tôi đã được xoa bóp khoảng nửa chục lần, hai lần làm mặt và chăm sóc móng tay. Miranda và tôi cùng nhau thư giãn và để chủ nhà chiều chuộng hết lòng. Bà ấy thực sự cố gắng không bắt tôi làm nhiều quá và muốn tôi tận dụng cơ hội thăm thú Paris, một thành phố tuyệt vời, tôi rất hạnh phúc được tới đây. Nói chung chúng tôi ưỡn xác ra chẳng làm gì ngoài uống rượu vang hảo hạng và đi mua sắm. Như mọi khi thôi.”

“Andrea! Đây không phải lúc đùa, rõ chưa? Cho tôi biết ngay những chuyện gì xảy ra ở đấy?” Giọng cô càng tức tối bao nhiêu thì tôi càng khoái chí bấy nhiêu.

“Emily, tôi không rõ nên kể cho chị chuyện gì đây.Chị thích nghe gì nào? À, những gì xảy ra cho đến giờ? Okay, chủ yếu thời gian của tôi là băn khoăn nên ngủ vào lúc nào giữa các cuộc điện thoại không ngưng nghỉ, và đồng thời kiếm được thứ gì nhét vào bụng trong khoảng từ hai giờ đêm đến sáu giờ sáng cho đủ năng lượng làm việc trong hai mươi tiếng tới. Chẳng khác gì tháng Ramadan của Hồi giáo cả, Emily, nhịn ăn từ khi mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn. Chà, tiếc là chị không được tham gia chuyến công tác này.”

Đèn nháy ở đường dây kia, tôi chuyển Emily qua chế độ chờ. Mỗi lần có chuông tôi lại bất giác đoán là Alex gọi đến để nói là mọi chuyện rồi sẽ đâu vào đấy trở lại. Từ khi đến đây tôi đã hai lần gọi từ di động quốc tế, nhưng lần nào cũng cúp ngay khi vừa nghe tiếng anh trả lời, như trò đùa hồi trẻ con. Chưa bao giờ chúng tôi không chuyện trò với nhau trong một quãng thời gian dài như thế; một mặt thì tôi muốn biết tình hình anh ra sao, mặt khác tôi cũng thú thực là cuộc sống nhẹ nhàng hơn nhiều từ khi chúng tôi thôi cãi cọ lặt vặt và trách cứ lẫn nhau. Tuy nhiên tôi vẫn nín thở chờ, cho đến khi tiếng Miranda the thé xuyên qua đường dây.

“Aan-dree-aa, khi nào Lucia đến?”

“Ô, Miranda. Đợi tôi xem lại lịch trình một lát ạ. Đây rồi. Vâng, sau buổi chụp ảnh hôm nay cô ấy bay thẳng từ Stockhom sang đây. Chắc đã đến khách sạn rồi.”

“Nối máy cho tôi.”

“Vâng, Miranda, xong ngay đây ạ.”

Tôi để bà chờ và quay về với Emily. “Sếp gọi, giữ máy nhé.”

“Miranda, tôi đã tìm thấy số của Lucia đây, tôi nối máy nhé.”

“Aan-dree-aa, đợi đã. Hai mươi phút nữa tôi ra khỏi khách sạn, đi vắng cả ngày. Khi nào quay về tôi cần vài khăn quàng và một đầu bếp mới, ít nhất có mười năm kinh nghiệm về nấu món Pháp, bốn tối mỗi tuần cho bữa gia đình và hai lần mỗi tuần làm tiệc. Giờ thì nối tôi với Lucia đi.”

Thực ra tôi đã muốn quẳng luôn ống nghe khi biết Miranda sai đi tìm một đầu bếp ở New York trong khi tôi đang ngồi giữa Paris, nhưng đầu óc tôi chỉ còn một ý nghĩ: bà ấy sắp ra khỏi khách sạn rồi – mà không cần tôi đi cùng, đến hết ngày! Tôi nhấn nút quay lại với Emily và kể cho cô biết Miranda cần đầu bếp mới.

“Để tôi lo vụ này, Andy.” Cô vừa nói vừa ho. “Tôi cứ chọn sơ sơ trước, sau đó chị có thể phỏng vấn các ứng cử viên tử tế nhất. Chị hỏi xem Miranda muốn đợi về đến nhà mới xét tuyển, hay chị tổ chức cho vài người bay qua bên đó gặp bà thì hơn.”

“Chị không đùa đấy chứ?”

“Tất nhiên là tôi không đùa. Năm ngoái Miranda tuyển Cara khi bà ấy đang ở Marbella. Cô giữ trẻ trước đó bỏ việc và Miranda bảo tôi cho ba người khả quan nhất bay sang chỗ bà để chọn ngay một người. Chị hỏi đi nhé, okay?”

“Được,” tôi lầm bầm. “Cám ơn chị.”

Sau khi nói về xoa bóp hay ho ra sao, tôi quyết định gọi dịch vụ massage cho mình. Do không còn chỗ trống trước buổi tối, tôi gọi trực phòng và đặt một bữa sáng thịnh soạn. Lúc bồi đưa đồ ăn đến, tôi đã quấn lên người một chiếc áo khoác dày của khách sạn, xỏ giày trong nhà và chuẩn bị sẵn sàng đón một bữa tiệc gồm trứng đúc, bánh sừng bò, bánh nướng, bánh vòng, khoai tây chiên, bỏng ngô và bánh xèo. Ăn xong và uống hai tách trà, tôi khệnh khạng trở lại chiếc giường ít được ngó ngàng đến và ngủ thiếp đi nhanh đến nỗi tôi tưởng người ta cho thuốc mê vào nước cam.

Massage đáng được gọi là đỉnh cao của một ngày thư giãn, Miranda chỉ gọi điện một lần – duy nhất! – và lôi tôi dậy sai đặt bàn ăn trưa cho hôm sau. Quả là không đến nỗi tồi, tôi nghĩ bụng trong khi để bà nhân viên xoa bóp mạnh tay nhào nặn cơ gáy mỏi nhừ. Khá lắm! Tôi sắp sửa thiếp đi thì chiếc di động mà tôi miễn cưỡng tha theo người đổ chuông bền bỉ.

“A lô”, tôi trả lời tươi tỉnh, không để ai nghĩ là đang làm người mẫu khỏa thân trên bàn cho họa sĩ vẽ sơn dầu và lơ mơ ngủ.

“Aan-dree-aa, chuyển lịch làm tóc và trang điểm cho tôi sớm lên và báo cho bên Ungaro là tôi tối nay bận. Tôi muốn đến một tiệc cocktail tối nay, chị sẽ đi cùng. Chuẩn bị một tiếng nữa là khởi hành.”

“À, vâng, vâng,” tôi lắp bắp, cố xử lý thông tin mới mẻ là phải đi làm gì đó cùng Miranda. Tôi nhớ lại hôm qua bị gọi đi cùng bà vào thời điểm sát nút mà giật bắn mình. Tôi cảm ơn bà nhân viên massage và ký vào hóa đơn tính tiền phòng, mặc dù mới nằm được mươi phút, rồi vừa chạy lên tầng vừa suy nghĩ cách nào vượt qua được thử thách mới nhất này.

Trong vòng mười phút tôi chuyển lịch làm tóc và trang điểm cho Miranda sớm hơn (trái với tôi, bà được hai chàng đồng tính đẹp như người mẫu của tờ Maxim chăm sóc, trong khi tôi bị một bà già cau có đại tu, mà cho đến giờ cái vẻ tuyệt vọng khi bà nhìn thấy tôi lần đầu tiên vẫn còn ám ảnh tôi).

“Không vấn đề,” Julien the thé đặc giọng Pháp. “Chúng tôi có mặt ngay. Chị nói gì ạ? Đúng từng giây! Chúng tôi đã bỏ hết mọi chương trình tuần này để phòng khi Miranda đổi lịch hẹn.”

Tôi gọi Briget, nhờ bà từ chối lịch hẹn ở Ungaro. Giờ thì bắt đầu kiểm tra tủ quần áo được rồi. Những tờ in các loại “ dáng vẻ” của tôi đã nằm trên bàn ngủ, sẵn sàng làm người lãnh đạo tinh thần cho các nạn nhân của làng thời trang như tôi. Tôi liếc qua các đề mục và gạch đầu dòng, cố hiểu ý nghĩa tiềm ẩn trong đó.

SHOW 1.Ban ngày

2.Tối ĂN 1. Gặp nhau lúc ăn sáng

2. Ăn trưa

A. Bình thường ( khách sạn hay quán hàng)

B. Nghi thức ( Nhà hàng “Espadon” trong Ritz)

3. Ăn tối

A. Bình thường ( quán, trực phòng)

B. Nghi thức nhẹ ( nhà hàng cao cấp, tiệc bình thường )

C. Nghi thức ( nhà hàng “ Le Grand Vefour,” tiệc sang trọng)

TIỆC 1.Bình thường ( ăn sáng có sâm banh, trà chiều)

2.Phong cách ( tiệc cocktail không VIP, giới thiệu sách, tiệc đứng)

3.Lịch sự ( tiệc cocktail có VIP, tiệc ờ bảo tàng hay gallery, tiệc với các nhóm tạo mốt sau show)

NGOÀI RA

1.Đón tiễn sân bay

2.Các sự kiện thể thao (tiếp huấn luyện viên, v.v…)

3.Mua bán

4.Công việc

A.Hiệu may

B.Cửa hiệu cao cấp

C.Cửa hàng cung cấp đặc sản, phòng tập thể hình, tư vấn sắc đẹp

Tôi thấy hình như thiếu hướng dẫn cho trường hợp người tổ chức là VIP hay không phải VIP. Đương nhiên đây là một nguồn dồi dào cho các sai lầm tiềm ẩn: sự kiện sắp tới được xếp vào diện “ Tiệc,” bước đầu là thế tốt rồi, nhưng sau đó là các trường hợp mập mờ. Nó được coi là “Phong cách” ( gạch đầu dòng số hai) hay “ lịch sự” ( gạch đầu dòng số ba) khiến tôi phải kiếm bộ cực kỳ lịch thiệp khoác lên người ? Thay vì hướng dẫn cho các “ trường hợp mập mờ” hay “ không xác định rõ”, ở cuối danh sách chỉ có mấy dòng mà ai đó trong phút cuối viết bằng tay chiêm vào: Trong trường hợp không chắc chắn ( cố hết sức tránh!) thì khiêm tốn tốt hơn phóng đại. Rốt cuộc tôi đã khoanh vùng được vấn đề này: mục “ Tiệc,” gạch đầu dòng “ Phong cách”. Bây giờ chỉ còn lo chọn ra trong sáu bộ mà Lucia đã ấn định cho vụ này, làm sao tôi càng ít thành trò cười thiên hạ càng tốt.

Sau lần ướm thử đầu tiên với áo quây lông vũ và bốt da sơn bóng cao đến đùi khiến tôi trông như cave, rốt cuộc tôi cũng chọn ra bộ trên trang 33: váy Roberto Cavalli xòe, khâu chắp miếng bằng vải chảy, T-shirt nữ sinh, bốt mô tô của Dolee & Gabbana, Hot, sexy và sành điệu, nhưng không lịch thiệp quá mức, và ngược lại cũng không biến tôi thành con công sặc sỡ, thành đồ cổ kiểu năm 80 hay chậm chí mang vẻ **** thỏa. Còn muốn gì hơn? Sau đó tôi bới trong bộ sưu tập túi để tìm một chiếc thích hợp, đúng lúc đó thì cô thợ làm tóc và trang điểm khó đăm đăm đến nơi. Lập tức cô lắc đầu phản đối xắn tay tu sửa ngay bộ dạng thảm hại của tôi – như cô nhận xét – đến mức vừa mắt như có thể.

“À, chị có thể đánh phần dưới mắt tôi cho nhạt đi một chút được không?” Tôi rón rén hỏi, cố gắng không để cô ta có cảm giác là tôi liều mạng can thiệp vào tác phẩm của nghệ nhân. Có vẻ khôn ngoan hơn thì tôi tự vớ lấy bút lông và bọt biển, nhất là tôi đã có trong tay nhiều kỹ thuật phụ trợ và chỉ dẫn hơn là các nhà khoa học NASA trong khi chế tạo tàu con thoi, nhưng mụ mật vụ đội lốt thợ trang điểm đã kịp thời chặn ngang, không cần biết tôi muốn gì.

“Không!” Cô quát lên, hoàn toàn không có động cơ mẫn cảm như tôi. “Như thế này hơn.”

Cô nhấn mạnh quầng mắt tôi bằng một vệt đen to như con giun rồi biến mất, nhanh như khi đến. Tôi vớ vội chiếc túi cá sấu Gucci và ra tiền sảnh sớm hơn giờ dự định xuất phát 15 phút để tin chắc gấp ba là tài xế đã sẵn sàng. Tôi còn đang bàn bạc với ông Renaud, liệu Miranda và tôi có nên đi riêng xe để bà không rơi vào tình trạng lúng túng là phải nói chuyện với trợ lý và khi ngồi chung ghế sau với tôi biết đâu lại lây phải bệnh gì, thì bà xuất hiện. Bà chậm rãi quan sát tôi từ chân lên đầu, vẻ mặt bà hoàn toàn lạnh nhạt và thụ động. Qua rồi! Lần đầu tiên từ khi tôi làm việc cho bà, không thấy ánh nhìn kinh tởm như mọi khi, cũng không nghe câu bình phẩm độc địa nào – nhờ công lao của đội đặc nhiệm biên tập thẩm mỹ New York, nhóm nghệ sĩ Paris chăm sóc sắc đẹp cũng như vài đồ trang phục chọn lọc đẹp nhất và đắt nhất địa cầu.

“Xe đã tới chưa, Aan-dree-ee?” Bà đẹp lộng lẫy trong chiếc áo dài nhung the chun.

“Vâng, thưa bà Priestly, đi đường này ạ,” ông Renaud nhẹ nhàng chêm vào và đưa chúng tôi đi qua một nhóm biên tập viên thời trang diện ngất trời, rõ ràng cũng từ Mỹ qua dự show thời trang. Họ kính cẩn im lặng khi chúng tôi đi ngang qua, Miranda trước tôi hai bước, một hình ảnh gày gò, nổi bật và rất, rất buồn rầu. Tôi phải thật rảo bước để theo kịp, mặc dù tôi cao hơn bà mười lăm phân. Ra đến xe, tôi chựng lại cho đến khi gặp ánh mắt “chị còn đợi gì nữa hả?” của bà. Tôi khom lưng chui theo bà vào ngồi ghế sau chiếc Limousine.

May mắn thay, tài xế có vẻ biết chúng tôi định đi đâu: đến phút cuối cùng tôi vẫn lo ngay ngáy, chỉ sợ Miranda hỏi bữa tiệc cocktail bí hiểm nọ diễn ra ở đâu. Nhưng bà để tôi yên vì còn bận dặn dò qua di động ông Mờ-Cờ-Đờ nhớ thứ Bảy đến đúng giờ, tính toán để kịp thì giờ thay quần áo và uống một ly trước khi vào đại tiệc. Ông sẽ bay qua đây bằng máy bay riêng của công ty, và hai người bàn bạc có nên cho Caroline và Cassidy cùng sang Paris hay không: thứ Hai ông mới quay về, và Miranda không muốn bọn trẻ bị mất một ngày học. Khi chúng tôi dừng xe ở đại lộ Saint Germain trước một tòa nhà hai tầng, tôi ngạc nhiên tự hỏi tối nay mình sẽ làm gì ở đây. (Miranda luôn giữ ý không xỉ vả Emily, tôi hay các nhân viên của bà ở chỗ đông người, qua đó có thể nhận ra là bà hoàn toàn ý thức được hành vi của mình đối với chúng tôi). Vậy thì nếu ở chỗ này không bị sai lăng xăng đi lấy đồ uống, nối điện thoại hay đưa đồ đi giặt là, thì tôi làm gì?

“Aan-dree-aa, chủ nhà là một cặp vợ chồng mà chúng tôi quen hồi sống ở Paris. Họ đề nghị tôi đem theo một trợ lý để trông con trai họ, vì nó buồn chán chẳng biết làm gì trong những dịp tương tự. Tôi tin là hai người sẽ hiểu nhau.” Bà đợi tài xế mở cửa xe rồi duyên dáng xuống xe với đôi Jimmy Choo đế thấp. Tôi mở được cửa xe bên mình thì bà đã đi được ba bước và trao măng tô cho người hầu đang kiên nhẫn đứng đợi từ lâu. Tôi dựa lưng vào chiếc ghế mềm một lát, suy nghĩ về thông báo mới mẻ mà bà vừa thản nhiên quẳng cho. Làm tóc, trang điểm, thay đổi kế hoạch, cuống quýt tìm trang phục thích hợp, đôi bốt mô tô – tất cả thì ra chỉ để trông một thằng nhỏ thò lò mũi xanh? Một thằng Pháp thò lò mũi xanh nữa cơ chứ.

Tôi mất ba phút liền để tự nhắc nhở là hành trình đến với The New Yorker chỉ còn mấy tháng nữa thôi. Sắp đến lúc tôi được thưởng công cho một năm làm nô lệ, và trên đường đến với công việc trong mơ ấy, thêm hay bớt một buổi tối buồn tẻ cũng chẳng sao. Nhưng vô ích. Đột nhiên tôi chỉ muốn nằm cuộn tròn trên sofa ở nhà bố mẹ, gọi mẹ hâm một cốc trà trong lò vi sóng trong khi bố bày sẵn trò xếp chữ ra. Jill và Kyle cũng đến chơi, cùng thằng Isaac bập bẹ và nhìn tôi cười, và Alex gọi điện để nói là anh yêu tôi. Sẽ không ai la trách tôi vì quần thể thao có vết bẩn và móng chân không mài dũa tử tế. Và tôi thản nhiên gặm một chiếc bánh sô cô la nhân kem to tướng. Không một người nào biết đến show thời trang diễn ra bên kia Đại Tây Dương và cũng chẳng thèm nghe kể một lời về trò quỷ ấy. Nhưng tất cả những hình ảnh ấy xa lắc xa lơ, cách một nghìn năm ánh sáng, hiện tại thay vào đó là tôi vẫn phải vật lộn với một nhóm người sống chết trên sàn catwalk. Và, khốn nạn quá, với một thằng nhãi ngang bướng ngọng nghịu tiếng Pháp.

Khi tôi lê nổi tấm thân thiếu vải nhưng sành điệu ra khỏi xe thì người hầu không còn đứng ở đấy nữa. Có tiếng nhạc của một bạn nhạc sống và mùi nến thơm ngát bay ra từ cửa sổ mở phía bên kia mảnh vườn nhỏ. Tôi hít một hơi dài và cầm lấy vòng gõ cửa, nhưng đúng lúc ấy cửa bật mở. Phải nói chắc chắn là chưa bao giờ, chưa khi nào trong cuộc đời còn non trẻ của mình, tôi lại bị bất ngờ như tối hôm ấy: Christian mỉm cười đứng đón tôi.

“Andy yêu quý, rất vui khi chị có thì giờ đến chơi,” anh nói và khom lưng hôn lên miệng tôi – quá sỗ sàng, vì tôi đang há hốc miệng kinh ngạc.

“ Anh làm gì ở đây?”

Anh nhếch mép cười và gạt lọn tóc bất trị khỏi trán. “Chính là câu hỏi tôi muốn đặt cho chị đấy. Nom có vẻ như chị cứ chạy theo đuôi tôi khắp chốn nên tôi bắt buộc phải nghỉ là chị muốn ngủ với tôi.”

Như một quý bà, trước tiên tôi đỏ bừng mặt và sau đó thở hắt ra khinh bỉ: “Đúng, đại khái là thế. Nhưng, tôi đến đây không phải là khách, mà là cô trông trẻ ăn mặc sành điệu. Miranda gọi tôi đi cùng, đến phút cuối cùng mới nói là tối nay tôi phải giúp trông coi thằng ranh con của chủ nhà. Giờ thì anh thứ lỗi, tôi phải đi xem nó đã có đủ sữa và bút màu để vẽ chưa.”

“Ồ, nó đang chơi ngoan mà, tôi tin chắc tối nay nó sẽ chẳng cần gì ngoài một cái hôn của cô trông trẻ.” Anh lấy hai tay giữ lấy khuôn mặt tôi và hôn lần nữa. Tôi mở miệng để phản đối và để hỏi anh đang làm chuyện nhố nhăng gì vậy, nhưng Christian cho đó là tín hiệu thuận tình và anh đưa lưỡi vào.

“Christian!” Tôi gằn giọng; Miranda sẽ không lưỡng lự một giây trước khi tống tôi ra đường, nếu bà tóm được tôi tán tỉnh với một gã cha căng chú kiết nào đó ở bữa tiệc của bà. “Anh làm trò gì thế? Bỏ tay ra nào!” Tôi vùng khỏi tay anh, nhưng anh vẫn nở nụ cười làm tôi điên tiết.

“Andy, hôm nay chị có vẻ hơi chậm hiểu. Đây là nhà tôi. Bố mẹ tôi làm bữa tiệc này, và tôi đủ ranh ma để nhờ họ nói với sếp chị đưa chị cùng đến đây. Bà ấy nói là tôi mới mười tuổi à, hay chị bịa ra thế?”

“Anh kể chuyện đùa. Nói là anh đang đùa đi!”

“Hoàn toàn không. Thú vị đấy chứ? Tôi không biết cách nào túm được chị cả nên có lẽ mẹo này có thể thành công. Mẹ kế tôi là thợ nhiếp ảnh và quen Miranda hồi bà làm việc ở Runway chi nhánh Pháp. Thế là tôi nhờ mẹ tôi nhắn Miranda rằng đứa con trai cô đơn của bà cần có bầu bạn dưới dạng một trợ lý quyến rũ. Phép màu đã hiệu nghiệm. Nào, ta uống gì đi chứ.” Anh đặt tay vào cổ tôi và đẩy tôi tới một quầy rượu bằng gỗ sồi vừng vững giữa phòng khách. Ba nhân viên phục vụ bar đang rót Martini, Scotch và sâm banh vào những cái ly cao duyên dáng.

“Nói cho tôi rõ mọi việc đi nào. Tối nay tôi không phải trông trẻ, đúng không? Anh không có em trai hay cháu chắt gì cả sao?” Không thể tin được là tôi đi cùng Miranda đến một buổi tiệc và cả tối không có việc gì làm ngoài tán gẫu với một nhà văn nổi tiếng. Có khi họ mời tôi để định bảo tôi hát hay khiêu vũ tiêu khiển cho khách cũng nên, hoặc một cô phục vụ bàn không tới được và đến phút cuối cùng tôi là người rỗi rãi nhất để nhảy vào thế chân? Cũng có thể họ sẽ đưa tôi ra chỗ treo quần áo để tôi làm tiếp việc của cô hầu phòng đang ngán ngẩm và mệt mỏi ngồi đó? Trí óc tôi quyết không chấp nhận kịch bản mà Christian vừa kể.

“Thôi được, tôi không nói là cả tối nay chị không phải trông trẻ, vì theo kế hoạch tôi sẽ cần rất, rất nhiều sự chú ý. Nhưng tôi nghĩ, tối nay sẽ hay hơn là chị vẫn lo xa. Chị đợi đây một chút.” Anh hôn má tôi và biến mất trong đám khách dự tiệc, toàn những quý ông sang trọng và mấy người có dáng vẻ nghệ sĩ, những quý bà lịch thiệp khoảng bốn mươi đến sáu mươi tuổi. Trông rõ ràng là một hỗn hợp gồm chủ nhà băng, cộng tác viên các tạp chí, thêm vào mấy nhà tạo mốt, nghệ sĩ nhiếp ảnh và người mẫu. Phía sau ngôi nhà là một khoảng sân gạch nhỏ và lịch sự, nơi một nghệ sĩ vĩ cầm đang chơi bản nhạc du dương trong ánh nến trắng. Tôi lén nhìn ra ngoài và nhận ngay ra Anna Wintour, cực kỳ quyến rũ trong bộ áo dài lụa màu kem và xăng đan Manolo đính cườm. Cô đang sôi nổi trò chuyện với một người đàn ông, hình như bạn trai cô, mặc dù cặp kính râm Chanel to tướng không để tôi nhận biết là cô vui vẻ, lạnh nhạt hay thổn thức cảm động. Báo giới thích so sánh Anna và Miranda về tính đồng bóng và dị thường, riêng tôi tin chắc là không có người nào lại đạt mức khó chịu như bà sếp của mình.

Phía sau bà, mấy biên tập viên của Vogue (tôi đoán!) ngó nhìn Anna một cách đề phòng và ngán ngẩm, hệt như mấy con búp bê Runway vẫn dè chừng Miranda. Đứng ngay bên cạnh là Donarella Versace.

Tôi nhâm nhi sâm banh ( không rõ ai ấn vào tay!) và nói chuyện xã giao với một anh chàng người Ý ( người Ý xấu trai đầu tiên mà tôi gặp) đang say sưa dùng những lời hoa mỹ để nói về sự tôn kính cơ thể phái yếu, cho đến khi Christian quay lại.

“Chị ra đây với tôi một lát,” anh lại khéo léo dẫn tôi qua đám đông. Vẫn với bộ đồ thường lệ - quần bò mài Diesel vừa khít, T-shirt trắng với áo vest thể thao màu sẫm, giày lười Gucci – anh hòa lẫn hoàn toàn trong đám sành điệu thời trang.

“Mình đi đâu?” Tôi hỏi, mắt vẫn đảo điên dè chừng Miranda. Mặc cho những gì Christian mới kể, chắc bà vẫn cho rằng tôi đang úp mặt vào tường để gửi fax đi hoặc cập nhập chương trình công tác.

“Trước tiên tôi kiếm cho chị chút gì để uống, nếu được thì cho cả tôi nữa. Sau đó tôi dạy chị khiêu vũ.”

“Ai bảo anh phải dạy tôi khiêu vũ? Tôi nhảy hơi bị đỉnh đấy.”

Anh trao cho tôi một ly sâm banh như nhà ảo thuật lấy từ ống tay áo, rồi đưa tôi vào phòng khách sang trọng lát gỗ màu hạt dẻ. Một ban nhạc sáu người chơi loại nhạc thời thượng giữa mấy chục người dưới ba mươi lăm tuổi tụ tập ở đây. Như có hiệu lệnh, ban nhạc bắt đầu bài “ Let’s Get It On” và Christian kéo tôi sát vào cạnh mình. Loại nước hoa của anh thơm mùi rất đàn ông, hơi cổ điển, kiểu như Polo Sport. Anh lắc hông rất tự nhiên theo nhạc, bây giờ không phải lúc dùng chất xám, hai chúng tôi cùng lướt ra sàn trong khi anh khẽ hát vào tai tôi. Mọi thứ xung quanh mờ đi – tôi chập chường nhận thấy những người khác cũng ra sàn nhảy, ai đó lên tiếng chúc tụng gì đó ở góc nào đó, nhưng đối với tôi trong lúc này chỉ có một mình Christian trong tầm tay với. Trong góc sâu thẳm của ý thức, có tiếng cảnh báo nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc rằng cơ thể áp sát vào tôi không phải là cơ thể của Alex, nhưng tôi không thấy gì phải bận lòng cả. Bây giờ không. Tối nay không.

Mãi sau một giờ đêm tôi mới sực nhớ là mình đến đây cùng Miranda. Mấy tiếng vừa rồi tôi không thấy mặt bà đâu cả, chắc chắn là bà đã về khách sạn và không thèm để ý xem tôi ở đâu. Nhưng khi bò được dậy khỏi sofa trong phòng làm việc của bố Christian, tôi thấy bà đang hồ hởi tán chuyện với Karl Lagerfeld và Gwynerh Paltrow, cả ba đều thản nhiên như không đếm xỉa đến việc là còn mấy tiếng nữa họ đã phải đến show Christian Dior. Tôi lưỡng lự chưa biết có nên ra chỗ bà không, thì bà đã nhìn thấy tôi.

“Aan-dree-aa, chị ra đây,” bà gọi, giọng bà gần như mang vẻ thư thái và át tiếng ồn xung quanh đang ầm ĩ dần lên trong mấy giờ cuối, rõ ràng cũng nhờ sự trợ giúp đắc lực của mấy nhân viên quầy bar luôn miệng tươi cười. Sâm banh khiến tôi ấm áp và dễ chịu trong người, dễ dàng bỏ qua kiểu phát âm tên tôi bằng giọng Anh. Buổi tối quá hay, tôi nghĩ bụng, không thể tốt hơn được nữa, và rõ ràng là Miranda muốn gọi tôi ra để giới thiệu với những người bạn nổi tiếng của bà.

“Vâng, Miranda?” Tôi trả lời với giọng nịnh nọt cám-ơn-bà-đã-cho-tôi-đến-chốn- phồn-hoa-này. Bà không hề nhìn về hướng tôi.

“Lấy cho tôi một ly San Pellegrino, rồi chị gọi xe ra sẵn đi. Tôi xong rồi.” Hai người phụ nữ và một ông đứng cạnh Miranda cười khẩy, và tôi cảm thấy máu xông lên mặt.

“Vâng, xong ngay,” tôi đưa bà ly nước, tất nhiên không hề được lời cảm ơn, rồi đi qua đám khách đã thưa thớt ra chỗ đổ ô tô. Tôi tính đi tìm bố mẹ Christian để cám ơn, song rồi lại thôi và đi thẳng ra cửa. Christian đứng đó, dựa lưng vào khung cửa và mặt mũi đầy mãn nguyện.

“Cô bé Andy đấy à, tối nay có vui vẻ không?” Anh đã hơi líu lưỡi, nhưng chuyện đó vẫn chẳng làm anh bớt duyên dáng.

“Ổn cả, tôi nghĩ vậy.”

“Chỉ ổn thôi à? Nghe có vẻ như tối nay chị muốn tham quan nốt tầng trên nữa hả, Andy? Rồi sẽ có lúc, cô bé ạ, rồi sẽ có lúc.”

Tôi đánh yêu vào tay anh. “Đừng có tưởng bở, Christian. Nhờ anh cám ơn bố mẹ hộ em.” Và không để anh giành được thế chủ động, tôi rướn lên hôn vào má anh. “Chúc anh ngủ ngon!”

“Đồ quỷ!” Bây giờ nghe thấy đã líu lưỡi hơn. “Chị đúng là một con quỷ con. Tôi cá là bạn trai chị yêu chị cũng vì thế, phải không?” Anh mỉm cười, và không bực mình. Đối với anh tất cả chỉ là một trò chơi tán tỉnh, nhưng nhắc đến tên Alex làm tôi tỉnh rượu tắp lự. Đồng thời tôi nhận ra rằng đã từ mấy năm chưa có lần nào vui như thế. Rượu, nhảy cạnh nhau, bàn tay anh đặt lên lưng và kéo tôi sát vào anh, tất cả khiến tôi cảm thấy mình sống động hơn cả năm trời làm việc ở Runway đầy rẫy chán chường, hành hạ và kiệt quệ đến tận xương tủy. Có lẽ đó là lý do để Lily dở chứng, tôi nghĩ bụng. Đàn ông, tiệc tùng, nỗi rạo rực thấy mình trẻ tráng và sinh động. Tôi sốt ruột chỉ muốn gọi điện ngay cho cô và kể hết mọi chuyện.

Năm phút sau, khi vào ngồi cạnh tôi trên ghế sau chiếc Limousine, trông Miranda thậm chí còn có vẻ hài lòng. Có thể bà đã hơi quá chén chăng? Chắc chắn là không. Bà chỉ nhâm nhi vài ngụm là cùng, và cũng chỉ khi có dịp nào đòi hỏi. Bà ưa nước khoáng hơn cả sâm banh, có sữa lắc hay cà phê sữa thì bà sẵn sàng quên cả Cosmo.

Thoạt tiên bà quay tôi năm phút về chương trình ngày hôm sau (may mà tôi đem theo một bản sao trong túi), nhưng sao đó bà quay sang nhìn tôi – lần đầu tiên trong buổi tối nay.

“Emily, à, Aan-dree-aa, chị làm việc cho tôi bao lâu rồi?”

Như một tiếng sét giữa trời quang, và bộ não tôi không chịu hoạt động đủ nhanh nhạy để đoán ra ý đồ tiềm ẩn trong câu hỏi. Một cảm giác lạ lùng khi đột nhiên bị hỏi một câu khác hẳn với mọi khi , đại loại như tại sao tôi dốt nát đến mức không nhanh tay tìm được thứ gì bà cần hay chưa gửi fax đi. Cho đến giờ chưa khi nào bà hỏi thăm tôi về đời tư. Bà không còn nhớ gì đến chi tiết cuộc phỏng vấn tuyển dụng – tôi đoán vậy khi nhớ lại ánh nhìn vô cảm của bà ngày ấy – và không biết là tôi đã học đại học chưa (và nếu học rồi thì ở trường nào), nhà ở Manhattan (phố nào), và làm gì trong mấy phút rảnh rỗi quý báu sau khi hết ngày làm việc (mà không bị bà sai thêm chuyện gì khác). Nhưng mặc dù có đủ lý do để nghi ngại, linh tính cho tôi biết rằng cuộc nói chuyện này có thể - rất có thể - xoay quanh tôi.

“Sang tháng là đủ một năm ạ.”

“Và chị có cảm giác là đã học được gì có lợi cho tương lai của mình sau này không?” Ánh mắt sắc lẹm của bà khiến tôi khẩn trương từ bỏ ý định kể ra những gì đã “học” được: cách tìm một cửa hàng trong thành phố khổng lồ, một bài báo viết về một nhà hàng trong hàng chục tờ báo mà chỉ có một vài, hay đúng hơn là không có gợi ý chính xác nào. Đối xử tế nhị với mấy con bé đáo để, vừa qua tuổi dậy thì mà đã có nhiều kinh nghiệm sống hơn cả bố mẹ tôi cộng lại. Thuyết phục mọi người, từ ông người Pakistan đưa thức ăn đến văn phòng cho đến tổng biên tập một tờ báo quan trọng, bằng cách nài nỉ, quát tháo, gạ gẫm, than khóc, nịnh nọt, làm duyên hay đơn giản là gây áp lực thô bạo để nhận được thứ mình cần vào đúng lúc mình cần. Và dĩ nhiên, cả nghệ thuật vượt qua bất cứ thử thách nào trong vòng một giờ, vì những câu trả lời kiểu: “Tôi không biết” hoặc “Không thể được” đều không được chấp nhận. Quả là một năm có nhiều thứ để học.

“Ồ, vâng, tất nhiên,” tôi bật ra. “Trong một năm ở chỗ bà tôi đã học được nhiều hơn so với bất kỳ công việc nào khác. Tôi thấy rất bổ ích vì được quan sát một tạp chí lớn, một tạp chí khổng lồ hoạt động ra sao, các công đoạn sản xuất, các lĩnh vực cộng tác khác nhau. Và tất nhiên là được chứng kiến tại chỗ cách điều hành của bà, cách bà đưa ra trăm nghìn quyết định – có thể nói là một năm đầy kinh ngạc, và tôi rất biết ơn bà, Miranda.” Biết ơn vì đã được làm việc tối tăm mặt mũi, không có cả thì giờ đến nha sĩ ngay cả khi từ mấy tuần nay hai cái răng hàm làm tôi mất ăn mất ngủ, nhưng biết làm sao được. Bù cho những đau đớn như vậy thì tôi biết được khối thứ về nghệ sĩ đóng giày Jimmy Choo!

Hình như bà tin vào mấy lời lâm ly của tôi, chắc vậy, vì bà gật đầu đầy vẻ quan trọng. “Aan-dree-aa, chắc chị cũng biết rồi. Khi một năm trôi qua và các cô gái làm việc tử tế, tôi sẽ suy tính chuyện nâng cấp họ.”

Tim tôi đập loạn nhịp. Đích đến đã hiện trong tầm mắt. Liệu trong câu tới bà có báo cho tôi biết là đã chuẩn bị mọi việc cần thiết để kiếm cho tôi một vị trí ở báo The New Yorker? Ngay cả khi bà không mường tượng là để được làm việc ở đấy tôi sẵn sàng phạm tội giết người! Có thể bà đã tinh ý đoán được nguyện vọng lớn nhất của tôi.

“Dĩ nhiên là tôi có nhiều nghi ngại về chị. Không phải là tôi không nhận ra tinh thần làm việc chưa cao của chị hay những cái thở dài và nhăn nhó khi tôi giao cho chị những việc mà chị coi là không xứng tầm. Tôi chỉ mong rằng đó là sự biểu hiện của sự thiếu chín chắn, vì ở những việc khác thì chị tỏ ra khá có năng lực. Chính xác là chị có nguyện vọng gì?”

Khá có năng lực! Bà cứ nói luôn rằng tôi là người thông minh nhất, thời thượng nhất, hấp dẫn nhất và có khả năng nhất trong lứa đồng trang mà bà đã từng gặp đi! Miranda Priestly vừa nhận xét là tôi khá có năng lực!

“Vâng, à, không phải là tôi không quan tâm đến thời trang, có ai không thích mốt đâu?” Tôi vội xen vào, mắt vẫn theo dõi ánh nhìn luôn luôn vô cảm của bà. “Nhưng tôi vẫn luôn luôn mơ ước được tự tay cầm bút, và đó là, à, một lĩnh vực tôi muốn được khám phá.”

Bà chắp tay để lên đùi và nhìn qua cửa kính xe. Rõ rồi. Sau bốn mươi lăm giây trò chuyện thì tôi bắt đầu làm bà chán. “Chà, tất nhiên tôi không biết là chị có năng khiếu hay không, nhưng nếu chị thích thì thử viết một bài ngắ để thử xem sao. Một bài phê bình sân khấu hay tiểu luận trong mục xã hội chẳng hạn. Và dĩ nhiên là làm ngoài giờ và không để ảnh hưởng đến công việc chính của chị ở chỗ tôi.”

“Vâng, tất nhiên rồi. Nếu được thế thì tuyệt quá!” Chúng tôi đã có một cuộc đàm đạo tử tế, cho đến giờ chưa thấy động đến chữ “ăn sáng” hay “giặt là”. Khởi đầu rất thuận lợi, có lẽ tỗi phải liều: “Tôi mơ một ngày nào đó được làm việc cho The New Yorker.”

Có vẻ như câu đó thu hút sự chú ý của bà, và bà nhìn tôi lần nữa. “Chị thích cái gì ở đó cơ chứ? Chẳng có gì hoa lá, toàn lao động thuần túy.” Tôi cẩn thận im miệng thì hơn, vì câu hỏi ấy chỉ là một kiểu nói.

Tôi còn khoảng hai mươi giây nữa: chúng tôi đã gần đến khách sạn, và thêm vào đó bà đã hết quan tâm đến cá nhân tôi. Trong khi xem lại các cuộc điện thoại bị nhỡ, bà lơ đãng nói: “Hừm, The New Yorker. Condé Nast.” Tôi gật đầu chí mạng, nhưng bà không nhìn tôi. “Tất nhiên tôi quen nhiều người ở đó. Để xem chuyến đi này sẽ kết thúc ra sao. Có thể tôi sẽ gọi điện đến đó khi về tới nhà.”

Xe đi đến cửa khách sạn. Ông Renaud tiến tới nhanh hơn cả nhân viên phục vụ, mặt mũi căng thẳng nhưng cố mỉm cười, tự tay mở cửa xe cho Miranda.

“Chào các quý bà, hy vọng là quý bà đã có một buổi tối vui vẻ.”

“Chín giờ sáng mai chúng tôi cần xe để đến show của Christian Dior, và tôi có một cuộc tiếp khách lúc tám rưỡi khi ăn sáng ở tiền sảnh. Trước đó tôi không muốn bị quấy rầy gì cả,” bà sẵng giọng nói, mọi dáng vẻ nhân tính vụt biến mất như giọt nước rơi lên hòn đá nóng. Bà không để tôi có dịp nói mọt câu kết hay ít nhất cũng quỵ lụy bày tỏ hàm ơn vì đã được bà tiếp chuyện, mà biến thẳng vào thang máy. Tôi mệt mỏi nhìn ông Renaud với vẻ thông cảm rồi vào một thang máy khác.

Chiếc khay bạc với những viên sôcôla có nhân bày biện ngon mắt trên bàn ngủ là điểm kết của buổi tối hoành tráng mà tôi chính là người mẫu lướt qua trước chính mắt mình, cặp kè tán tỉnh với một người quen cực hot, được Miranda Priestly đánh giá là khá có năng lực. Cuối cùng thì mọi thứ có vẻ như đã đến hồi kết có hậu, vài dấu hiệu nho nhỏ cho thấy một năm hy sinh của tôi đã được đền bù thỏa đáng. Tôi để nguyên quần áo ngã ra giường và nhìn đăm đăm lên trần nhà, vẫn chưa tin hẳn là mình đã thật sự nói thẳng với Miranda chuyện muốn đến The New Yorker mà không bị cười chễ giễu hay quát mắng. Bà hoàn toàn không tỏ ra bất bình hay khuyên tôi nên thử sức ở Runway. Tôi có cảm giác thực sự là bà đã chú ý nghe và hiểu tôi. Hiểu và ủng hộ. Thật khó tin.

Tôi chậm rãi thay đồ và tận hưởng trong hồi ức một lần nữa, nhìn thấy Christian trước mắt, thấy anh ddwwa tôi qua các phòng và ra sàn nhẩy, thấy ánh mắt mơ màng và lọn tóc bất trị, và thấy cả Miranda gật đầu khi tôi thổ lộ là muốn viết văn. Có thể nói là một buổi tối thành công, thành công nhất trong thời gian vừa qua. Ở Paris lúc này là ba rưỡi sáng, nghĩa là chín rưỡi giờ New York – thời điểm lý tưởng để túm được Lily trước giờ cô đi chơi đêm. Nhưng thay vì gọi thẳng cho Lily, tôi không thể lờ đi đèn nhấy trên điện thoại báo hiệu hộp thoại có đầy tin nhắn. Tôi vớ tập giấy viết thư của khách sạn và bút bi để ghi chép, với tinh thần mẫn cán pha lẫn hứng khởi. Sẽ có hàng đống câu hỏi của hàng đống kẻ nào đó đổ xuống đầu tôi, nhưng không có gì có thể làm cô bé Lọ Lem tối nay mất vui.

Ba tin nhắn đầu tiên là của ông Renaud và cộng sự, khẳng định các lịch hẹn làm đầu và trang điểm cho ngày vừa bắt đầu, kết thúc với lời chúc ngủ ngon khiến tôi xúc động. Ro ràng họ nhìn tôi như một con người chứ không chỉ là một kẻ nô lệ vô danh. Bất giác tôi cảm thấy chút hy vọng pha lẫn lo lắng, liệu có tin nhắn của Alex không. Và tin thứ tư đúng là của anh.

“Chào Andy, anh đây, Alex đây. Xin lỗi vì anh đã quấy rầy em, anh biết là em bận bù đầu bên đó, nhưng có một chuyện cần bàn bạc với em. Gọi vào số di động khi em có thời gian nhé. Muộn cũng chẳng sao, nhưng nhớ gọi nhé, đừng quên! Okay, bye bye.”

Không thấy “anh yêu em” hay “nhớ em” hay “hy vọng em sắp về”, chắc là không thích hợp lắm sau quyết định “nghỉ lấy hơi”. Tôi xóa tin nhắn và định bụng sẽ gọi lại sau, như có sự xui khiến nào đó. Giọng anh không có vẻ khẩn thiết lắm, và lúc ba rưỡi sáng sau một buổi tối trong mơ, tôi không có tâm trạng để chuyện trò về “tình cảnh hiện tại trong quan hệ của hai chúng ta.”

Tin cuối cùng của mẹ tôi, và cũng như một câu thách đố.

“Chào con gái yêu, mẹ đây. Ở nhà bây giờ gần tám giờ, không hiểu bên đó mấy giờ. Con này, không có chuyện gì ghê gớm lắm – nói chung ở đây ổn cả - nhưng nếu con gọi lại thì tốt. Bố mẹ còn thức lâu, gọi muộn một chút cũng không sao, nhưng nhớ gọi trong hôm nay. Bố mẹ mong con có một ngày vui vẻ, lát nữa sẽ nói chuyện sau nhé, con gái yêu của mẹ.”

Lạ thật. Cả Alexx lẫn mẹ tôi đều chủ động tự gọi điện cho tôi sang Paris và nhắn gọi lại, kể cả khi đã muộn. Bố mẹ tôi “còn thức lâu”, nghĩa là muộn nhất đến khi chương trình của Letterman bắt đầu, qua đó tôi nhận ra là có vấn đề. Mặt khác thì cả hai đều không có vẻ lo âu lắm hay thậm chí hốt hoảng. Tốt nhất là tôi xả nước vào bồn tắm và tận hưởng mấy phút thư thái với mọi thứ tiện nghi mà Ritz cung cấp cho khách, lấy sức đủ nghe chuyện ngớ ngẩn nào đó của mẹ tôi hay tranh luận với Alex về “tình cảnh hiện tại trong quan hệ của hai chúng ta.”

Một bồn tắm thật nóng và mọi xa xỉ phẩm của Côc Chanel (hạng mini), sau đó dùng kem giữ ẩm trước khi khoác chiếc áo choàng tắm mềm mại lên tấm thân được chiều chuộng. Tôi vô tư nhấn số máy ở nhà trước – một sai lầm lớn: nghe tiếng mẹ tôi nói “a lô” đã đủ thấy bức xúc trầm trọng.

“Mẹ ơi, con đây. Mọi việc tốt không? Đằng nào thì mai con cũng gọi điện, ở đây lắm việc điên cả đầu, nhưng tối qua thì tuyệt vời!” Chuyện Christian thì cố nhiên tôi sẽ không hé môi, vì bố tôi còn chưa nghe vụ rắc rối với Alex, song nhất định bố mẹ tôi sẽ rất phấn khởi khi biết Miranda vui vẻ ghi nhận là tôi muốn đến làm việc ở The Neww Yorker.

“Con gái yêu, mẹ không muốn ngắt lời con, nhưng đã có chuyện xảy ra. Hôm nay bệnh viện Lenox hill vừa gọi điện đến đây, đó là bệnh viện ở phố 77 thì phải, và nghe nói là Lily bị tai nạn.”

Bỏ qua kiểu nói vòng vèo, tim tôi như ngừng đập. “Gì cơ? Mẹ vừa nói gì? Tai nạn gì?”

Qua giọng nói cố giữ vẻ bình tĩnh và cách dùng từ, tôi nhận ra mẹ tôi phải gắng séc ra sao để tỏ vẻ nhẹ nhàng và chủ động, và chắc là bố tôi đã dặn trước. “Tai nạn ô tô, con ạ. Mẹ lo là tương đối nặng. Chính Lily lái xe, có một bạn nữa ngồi cùng xe thì phải, rẽ nhầm vào một đường ngược chiều, đâm trực diện một chiếc taxi với tốc độ 65 km/h. Mẹ đã nói chuyện với cảnh sát, họ nói là sống sót được đã là chuyện lạ.”

“Con chẳng hiểu gì cả. Chuyện xảy ra lúc nào? Nó có bị sao không?” Tôi hầu như không nói ra lời vì cố giữ khỏi bật khóc, cho dù mẹ tôi vẫn cố gắng nói nhẹ nhàng. Mỗi câu chữ được chọn lựa càng tỏ rõ tính nghiêm trọng của vấn đề. “Mẹ, nó đang nằm đâu? Có bị nặng lắm không?

Lúc này tôi cũng nhận ra là mẹ tôi đang khốc, dù rất khẽ. “Andy, mẹ đưa máy cho bố. Bố có tin ới của bác sĩ, con gái yêu ạ.” Mẹ tôi cố nói hết câu.

“A lô, con gái của bố, tiếc là ở nhà không có tin gì tốt hơn cho con.” Giọng bố tôi trầm và bình tĩnh, trong khoảnh khắc này tôi tin vào ảo tưởng rằng tất cả rồi sẽ lại đâu vào đấy. Lily không bị gãy cổ, mà chỉ gãy chân hay xương sườn, mấy vết xước trên mặt rồi sẽ được một bác sĩ thẩm mỹ cao tay phù phép cho lành lặn ngay tại chỗ. ĐẠi khái là chẳng có gì đáng lo.

“Bố nói cho con biết chuyện gì thuwcj sự xảy ra. Mẹ kể là Lily đâm trực diện một chiếc taxi? Con không hiểu nổi. Thứ nhất vì Lily không có ô tô, thêm nữa là nó rất ghét đi xe, có gì mà đi lung tung ở Mahhattan cơ chứ? Bố mẹ được tin bằng cách nào? Ai báo cho bố mẹ biết? Và nó bị sao?” Tôi tưởng mình sắp lên cơn thần kinh, chỉ dịu đi khi nghe tiếng bố tôi vừa nhẹ nhàng vừa chủ động.

“Hiys một hơi đi nào, rồi bố kể cho con những gì bố biết. Tai nạn xảy ra hôm qua, nhưng hôm nay bố mẹ mới được tin.”

“Hôm qua! Làm sao có thể thế được, tai nạn từ hôm qua mà không ai gọi cho co cả?”

“Con gái yêu, họ đã gọi cho con. Bác sĩ nói là trong sổ tay của Lily có tên con là địa chỉ đầu tiên khi có sự cố, vì bà nó không làm được việc gì acr. Bệnh viện đã gọi về nhà con và thử gọi số di động nhưng tất nhiên không ăn thua. Sau hai mươi tư giờ mà chẳng thấy ai đến cả, họ xem lại trong sổ tay của Lily và thấy bố mẹ cùng tên họ với con. Họ đã gọi tới đây hỏi xem có thể tìm thấy con ở đâu. Bố mẹ không nhớ là con ở khách sạn nào, vì vậy bố mẹ gọi điện hỏi Alex tên khách sạn.”

“Trời đất ơi. Từ hôm qua đến bây giờ. Lily một mình ở đó hả bố? Nó vẫn ở bệnh viện à?” Tôi hỏi không kịp lấy hơi, và có cảm giác mình đang phải đợi mãi mà không thấy câu trả lời. Cho đến giờ tôi chỉ hiểu ra rằng nhất định tôi là người quan trọng nhất trong cuộc đời của cô vì cô ghi số điện thoại của tôi vào mục cần thông báo khi có sự cố, cho dù không ai suy nghĩ gì khi điền mục đó. Nghĩa là cô rất cần tôi, đúng lúc không ai tìm được tôi ở đâu. Tôi đã thôi nấc, nhưng nước mắt vẫn chảy nóng xuống má, và họng tôi khô rát như bị đá mài vào.

“Ừ, nó vẫn ở bệnh viện. Andy, bố muốn nói cho con biết tất cả. Không ai dám chắc là nó sẽ qua khỏi.”

“Sao ạ? Thé nghõa là gì? Cho con biết chuyện cụ thể đi!”

“Con gái yêu, bố đã nói chuyện nhiều làn với bác sĩ, và bố biết Lily được chăm sóc rất chu đáo. Nhưng vấn đề là nó đang hôn mê, con ạ. Tuy bác sĩ có cam đoan với bố là...”

“Hôn mê? Lily bị hôn mê?” Tôi chẳng hiểu gì cả, lời nói cứ như hoàn toàn rỗng tuếch vô nghĩa.

“Con hãy bình tĩnh nào. Bố biết đó là tin sốc cho con, và ước gì bố không phải báo tin đó cho con qua điện thoại. Bố mẹ đã suy tính có nên đợi đến lúc con quay về hay không, nhưng con còn ở đó mấy ngày nữa, và bố mẹ nghĩ là con nên biết sớm. Nhuwng con cũng cần biết là bố mẹ sẽ làm hết những gì có thể để nó được chăm sóc đầy đủ. Lily như một đứa con gái trong gia đình mình, con biết đấy, tất nhiên lúc này bố mẹ sẽ không để nó cô đơn.”

“Trời ơi, con phải quay về ngay bố ạ, con phải về ngay! Nó không có ai ngoài con, mà con thì ngồi tận bên kia Đại Tây Dương. Thôi chết, ngày kia là bữa tiệc khốn nạn mà chỉ vì nó con phải có mặt ở đây, và Miranda đảm bảo sẽ tống con ra khỏi công ty nếu con không có mặt. Con làm gì bây giờ? Làm gì bây giờ đây?”

“Andy, bên ấy muộn lắm rồi đấy. Bố nghĩ là tốt nhất con nên ngủ một chút và suy nghĩ cho kỹ. Tất nhiên là con muốn về ngay, bố biết. Nhưng con hãy nghĩ là Lily hiện chưa tỉnh. Như bác sĩ nói, cơ may tỉnh lại sau bốn mươi tám đến bảy mươi hai giờ là khá cao, cơ thể cần giấc ngủ này như một dạng hồi phục, nhưng không ai dám chắc chắn điều gì.” Bố tôi khẽ nói thêm.

“Và sau khi tỉnh dậy? Con nghĩ chắc nó sẽ bị bại não hoặc liệt hay đại loại như thế. Trời ơi, con không chịu nổi nữa.”

“Đơn giản là không ai chắc chắn điều gì. Nghe nói là chân và tay có phản ứng, nghĩa là có thể không bị liệt, nhưng nhiều chỗi trên đầu bị phù nề, chỉ có thể đánh giá được sau khi tỉnh dậy. Ta chỉ còn cách đợi.”

Chúng tôi còn nói vài câu nữa, đến khi tôi đột ngột cắt máy và gọi số di động của Alex.

“Chào anh, em đấy. Anh đã ở chỗ cô ấy chưa?” Tôi hỏi bất ngờ, không có lời rào đón, đúng như một MIranda thu nhỏ.

“Andy, chào em. Em đã biết tin rồi?”

“Vâng. Em vừa gọi điện cho bố mẹ. Anh đã ở chỗ Lily chưa?”

“Có, hiện tại anh đang ở bệnh viện. Họ không cho anh vào phòng vì không phải giờ thăm và anh không phải là người nhà bệnh nhân, mặc dù vậy anh muốn ở đây, chỉ để có mặt khi Lily tỉnh dây.” Giọng anh xa lắc xa lơ, như chìm trong suy tư.

“Chuyện gì đã xảy ra vậy? Mẹ em nói đại khái là cô ấy rẽ sai vào đường một chiều và tông phải taxi hay sao ấy. Không sao tin nổi.”

“Đúng là ác mộng.” anh thở dài, thất vọng vì chưa ai cho tôi biết gì cụ thể. “Anh cũng không rõ hết sự việc từ đầu đến cuối, nhưng anh đã nói chuyện với người ngồi cùng trong xe. Cậu ta tên là Benjamin, người mà ở hồi đại học đã bị cô ấy cắt đứt sau vụ với hai cô gaias khác, em nhớ không?”

“Tất nhiên, hắn ta làm cùng một tòa nhà với em. Tại sao hắn lại có mặt trong chuyện này? Lily ghét hắn lắm, cô ấy chưa tiêu hóa xong chuyện ngày xưa.”

“Thì anh cũng nghĩ thế, nhưng có vẻ như dạo này hai người đã gặp nhau nhiều lần, tối qua cũng thế. Cậu ấy kể là họ có vé xem Phish biểu diễn ở Nassau Coliseum và cùng đi đến đó. Anh đoán là cậu ta hút nhiều quá, Lily rủ lòng thương hại và tự cầm lái. Mọi việc bình thường, cho đến khi Lily vượt đèn đỏ ở một ngã tư rồi rẽ nhầm vào đường Madison Avenue, đâm trực diện một chiếc taxi. Phần cuối thì em biết rồi.” Giọng anh lạc đi, và tôi biết rằng tất cả tồi tệ hown là những gì tôi được nghe từ nãy đến giờ.

Nửa giờ vừa qua tôi lần lượt tấn công mẹ, bố và Alex với đủ loại câu hỏi, trừ một câu lơ lửng ngay trước mắt: tại sao Lily vượt đèn đỏ ở ngã tư và đi ngược chiều? Như mọi khi, Alex đón đầu suy nghĩ của tôi và trả lời trước.

“Độ cồn trong máu cao gần gấp đôi mức cho phép,” anh nói tỉnh khô và rõ ràng hết mức có thể, để khỏi phải nhắc lại.

“Lạy Chúa.”

“Nếu một lúc nào đó Lily tỉnh lại, cô ấy se có khối vấn đề ngoài chuyện phục hồi sức khỏe. May mà người lái xe taxi chỉ bị xây xước chút đỉnh, và chân trái Benjamincungx nát bét, nhưng câu ấy nói là sẽ chóng lành. Mình chỉ còn cách đợi xem Lily sẽ ra sao. Bao giờ em về?”

“Gì cơ?” Tôi vẫn chưa thôi nghĩ về chuyện Lily đi với một thằng mà cô ấy ghét cay ghét đắng, nay bị hôn mê chỉ vì lái xe sau khi uống rượu cùng hắn.

“Anh vừa hỏi là bao giờ em về.” Tôi im lặng một lát trước khi anh nói tiếp. “Em sex về sớm trước hạn chứ? Hay em định quyết tâm ở lại Paris và đẻ bạn gái thân nhất trên đời chết mòn trong bệnh viện?”

“Sao anh lại nói thế, Alex? Anh có định nói em có lỗi khi không biết chuyện này sẽ xảy ra? Và Lily nằm trong bệnh viện vì mấy hôm nay em ở Paris? Và mọi chuyện đã không xảy ra nếu em biết trước là cô ấy lại đi với Benjamin? Đúng thế không? Anh định ám chỉ điều gì?” Tôi hét lạc giọng, nhưng sau cú sốc vào buổi sáng tinh mơ tôi cảm thấy nhu cầu bức thiết được quát vào mặt ai đó.

“Không, đó là lời em chứ anh hoàn toàn không nói thế. Anh chỉ nghĩ là tất nhiên em sẽ chóng về với Lily, như em có thể. Anh không có quyền phán xwr em, Andy, em hiểu anh rồi đấy. Tất nhiên anh cũng rõ là bây giờ đã rát muộn và trong mấy tiếng tới em cũng chẳng làm được gì. Gọi điện cho anh khi nào em biết giờ hạ cánh, anh sẽ đón em và mình đến thẳng bệnh viện.”

“Okay, cảm ơn anh đã chăm sóc Lily. Em rất cảm kích, và nhất định Lily cũng thế. Em sẽ gọi điện sau khi biết sẽ phải làm gì.”

“Được. Andy, anh nhớ em. Và anh biết em sẽ làm việc gì cần phải làm.” Đường dây liên lạc bị ngắt trước khi tôi xé xác anh ra vì câu này.

Làm việc gì cần phải làm? Cần phải làm à? Nghĩa là gì? Chắc anh định gợi ý là tôi hãy chạy ra ngay sân bay. Cái giọng cao đạo như nói với một con bé nữ sinh bị bắt quả tang nói chuyện riêng trong lớp thật đáng ghét. Đáng ghét như lúc này anh đang ở chỗ bạn gái Lily của tôi, là gười liện lạc giữa bố mẹ tôi và tôi, được lên giọng rao giảng đạo đức. ĐÃ qua rồi cái thời mà khi nói chuyện với nhhau chúng tôi có cảm giacsan ủi là đang cùng nhau chèo chống chứ không phải đứng đối mặt trên hai chiến tuyến, Tình thế đã tồi tệ đi như vậy từ bao giờ?

Tôi không đủ sức giải thích cho anh một sự thật hiển nhiên: nếu tôi về nhà trước thời hạn thì sẽ mất việc, và tôi đã đổ mồ hôi sôi nước mắt vô ích trong suốt cả năm trời. Cho đến giờ tôi cố nhắm mắt trước một ý nghĩ khủng khiếp, song lúc này tôi phải nhìn vào sự thật: tôi có mặt hay vắng mặt cũng chẳng có ý nghĩa gì đối với Lily đang hôn mê trên giường bệnh. Mọi tính toán quay cuồng trong đầu. Tôi có nên đợi lúc bữa tiệc kết thúc rồi thử thuyết phục Miranda cho tôi đi? Hoặc khi Lily tỉnh dậy và nhận biết xung quanh, liệu có ai ở đó giải thích cho cô biết là tôi sẽ quay về sớm như có thể, chỉ vài hôm nữa thôi? Trong tâm trạng rối bời sau một đêm dài toàn những sâm banh và khiêu vũ, lại thêm tin cô bạn thân nhất hôn mê sau khi say rượu lái xe, những tính toán ấy nghe có vẻ hợp lý – song sâu thẳm trong tim, tôi biết, vâng, tôi biết là chúng chẳng có ý nghĩa gì.

“Aan-dree-aa, chị báo cho trường biết là hai cháu bé vắng mặt hôm thứ Hai vì ở Paris với tôi, và chị ghi lại những gì cần học bù. Sau đó chị dịch giờ ăn tối sớm lên nửa tiếng, nếu khó quá thì cắt luôn. Chị đã kiếm được cuốn sách tôi hỏi tối qua chưa? Trước bữa ăn tôi cần bốn quyển, hai quyển tiếng Anh và hai quyển tiếng Pháp. À, bản dự thảo cuối cùng trước khi đem in thực đơn bữa tiệc ngày mai nữa, tôi định duyệt các thay đổi lần nữa. Nhớ không được có món sushi, nhớ chưa?”

“Vâng, Miranda,” tôi nói và viết ngoáy tốc ký mọi việc vào cuốn sổ Smythson do phòng phụ kiện nhanh trí bổ sung vào bộ sưu tập túi, giày, thắt lưng và đồ trang sức. Tôi đến show thời trang Dior đầu tiên trong đời, và bên cạnh tôi MIranda truyền lệnh với tốc độ súng máy, không cần để ý là tôi chưa được ngủ đến hai tiếng. 7 giờ 45, một nhân viên học nghề của Renaud được ông cử đến gõ cửa để chắc chắn rằng tôi đã tỉnh giấc và – sáu phút trước hẹn – ăn mặc nghiêm chỉnh xuất hiện ở chỗ hẹn để cùng Miranda đến show thời trang. Nhận viên là một người trẻ tuổi, anh ta kín đáo làm như không nhận ra là tôi để nguyên quần áo thiếp đi trên chiếc chăn chưa giở ra, thậm chí còn hạ độ sáng của ngọn đèn mà tôi đã quên không tắt trước khi ngủ. Tôi có hai mươi phút để tắm, xem hướng dẫn trang phục của Allison, mặc quần áo và trang điểm (cô thợ trang điểm khó đăm đăm chưa đi làm vào giờ này).

Cơn nhức đầu của tôi không là gì so với nỗi đau khi nhớ lại những cuộc điện thoại trong đêm. Lily! Lẽ ra tôi phải gọi điện cho Alex hoặc bố mẹ tôi xem tình hình cô trong mấy giờ vừa qua – dài như cả tuần - có gì cải thiện không, nhưng không cong thì giờ nữa.

Trong thang máy tôi đi đến quyết định là sẽ chỉ ở lại một ngày, một ngày chết tiệt duy nhất nữa thô. Tàn cuộc tiệc tùng là tôi sẽ về ngay với Lily Biết đấu, nếu Emily đã hết ốm, thậm chí tôi có thể xin nghỉ vài hôm để hỗ trợ cho Lily vượt qua vụ tai nạn và những hậu quả tiêu cực tất yếu được chừng nào hay chừng ấy. Bố mẹ tôi và Alex sẽ giữ vọng gác cho đến khi tôi về - nghĩa là Lily không bao giờ cô đơn – tôi tự nhủ. Cuộc đời tôi, cả sự nghiệp và tương lai đang ở đoạn thử thách, vậy thì hai ngày có là gì quan trọng – nhất là đối với một người đang hôn mê? Đối với tôi – tất nhiên với cả Miranda – thì vô cùng hệ trọng.

Ít nhất thì tôi cũng lên được xe trước Miranda. Bà ném một cái nhìn sắc như dao vào chiếc váy nhung the của tôi, nhưng không buông lời nhận xét nào. Tôi vừa cất sổ ghi chép vào túi Bottega Venetta thì chiếc điện thoại dii động quốc tế của tôi rung chuông – một điều chưa hề xảy ra trước mắt Miranda.

“A lô?” Tôi vẫn lén để mắt tới MIranda đang giở xem chương trình hôm nay và ra vẻ không nghe gì.

“Chào con gái.” Bố tôi gọi. “Bố chỉ muốn báo tin mới nhất.”

“Okay,” tôi cố hạn chế nói chuyện vì cảm giác không thoải mái khi phải nói chuyện điện thoại trước mặt Miranda.

“Bác sĩ vừa gọi điện báo là có vẻ như Lily sắp hồi tỉnh. Có tuyệt vời không con? Bố nghĩ là nhất định con muốn biết tin đó.”

“Vâng ạ, tất nhiên rồi. Thật tuyệt vời.” “Con đã quyết định về hay chưa?”

“À, không, chưa ạ. Tối mai Miranda tổ chứ dạ hội và rất cần con giúp một tay, cho nên... Bố này, con xin lỗi, bây giờ không tiện nói chuyện. Con sẽ gọi điện lại nhé?”

“Lúc nào cũng được con ạ.” Bố tôi cố nói giọng bình thản, nhưng tôi gnhe khá rõ sự thất vọng.

“Vâng, cảm ơn bố đã gọi điện. Bye.”

“Ai đấy?” MIranda hỏi, mắt vẫn nhìn tờ chương trình. Trời bắt đầu mưa, tiếng giọt nước đập lên mái ô tô át cả tiếng bà.

“À, bố tôi gọi điện. Từ Mỹ sang.” Tôi nói vớ vẩn gì vậy? Từ Mỹ sang?

“Ông ấy muốn gì mà đụng chạm đến công việc của buổi dạ hội ngày mai?”

Trong đầu tôi cảy ra hàng triệu lời nói dối tiềm tàng, nhưng không có thì giờ để nghĩ ra một câu cho hợp lý – nhất là khi Miranda tình cờ dỏng tai lên nghe. Tôi không còn cách nào khác là phải nói thệt.

“À, không có gì. Một cô bạn của tôi bị tai nạn, đang ở bệnh viện, chính xác hơn là bị hôn mê. Bố tôi vừa kể tình trạng của cô ấy và hỏi tôi có về không.”

Bà lắng nghe, gật đầu vẻ duy nghĩ và vớ lấy tờ báo mà người tài xế chu đáo đã đặt sẵn vào xe. “Thế à.” Không có lấy một lời xin chia buồn hay hỏi cô ấy có bị nặng không, chỉ một câu lạnh lùng vô nghĩa và ánh mắt bực dọc.

“Nhưng tôi không về, nhất định không. Tôi biết là sự có mặt của tôi ngày mai ở buổi dạ hội rất quan trọng. Tôi đã suy nghĩ rất lâu và muốn nói với bà là tôi sẽ cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình trước bà và công việc, nghĩa là tôi sẽ ở lại.”

Bà im lặng. Rồi khẽ mỉm cười: “Aan-dree-aa, tôi khen ngợi ý định của chị. Chị biết xếp thú tự ưu tiên thế là tốt. Tôi cũng phải nói là thoạt tiên tôi đã suy nghĩ nhiều vì chị. Thứ nhất vì chị biết gì về thời trang cả, và còn tệ hơn, chị cũng chẳng thèm quan tâm đến. Thứ hai là sự bất bình dai dẳng và đa dạng của chị về các yêu cầu của tôi không hề qua được mắt tôi. Về công việc thì chị đã tỏ ra là người khá có năng lực, nhưng quan điểm của chị về công việc không phải đã hoàn toàn tốt.”

“Ô, Miranda, cho phép tôi được...”

“Tôi chưa nói xong! Tôi muốn nói là lúc này đây, sau khi chị đã tỏ rõ thái độ làm việc tích cực, tôi sẽ có nhiều thiện chí hơn để giúp chị đạt được mục tiêu mơ ước. Chị có quyền tự hào về mình, Aan-dree-aa.” Một cuộc độc thoại với độ dài, độ sâu và trognj lượng kỷ lục.! Tôi choáng váng muốn ngất, ai biết được vì vui hay buồn, ai mà nói được. Nhưng bà còn đi xa thêm một bước, với một cử chỉ tuyệt đối không thích hợp với một quý bà ở tầm vóc của bà. Miranda đặt tay bà lên tay tôi đang để trên ghế giữa hai người và nói: “Vào tuổi chị, ngày xưa tôi cũng vậy.” Tôi không tìm ra lấy một từ để đáp lại, và xe cũng vừa phanh kít trước khải hoàn môn Carrousel du Louvre va tài xế nhảy phắt ra khỏi xe để mở cửa cho chúng tôi. Tôi vớ lấy túi của tôi và của bà, vẫn chưa biết đó là khoảnh khắc huy hoàng nhất hay nhục nhã nhất trong đời mình.

Ký ức về show thời trang Paris chỉ còn lờ mờ. Phòng khá tối, như tôi còn nhớ, và tiếng nhạc quá ồn ã để làm nền cho sự lịch thiệp được đưa lên sân khấu. Nhưng nếu hôm nay nhớ về hai giờ đồng hồ được ngó vào thế giới dị biệt ấy thì một lần nữa tôi chỉ còn cảm thấy sự khốn khó của mình. Tương thích với bộ cánh của tôi – áo cashmere hiệu Malo mặc sát người, váy nhung the – Jocelyn đã cẩn thận chọn ra đôi ủng Channel làm cho đôi chân tôi có cảm giác bị đút vào máy xay thịt. Tôi chóng mặt vì mất ngủ, lại còn nhút nhát và đói gần chết. Đứng cùng với một nhóm phóng viên hạng ba và mấy kẻ lăng xăng khác ở tận cuối phòng, tôi cố không để Miranda lạc khỏi tầm kiểm soát, đồng thời đảo mắt tìm một xó xỉnh không có người, đề phòng trường hợp bị nôn. Vào tuổi chị, ngày xưa tôi cũng vậy. Câu ấy đập thùm thụp trong tai tôi theo nhịp mạch máu trên trán và thái dương.

Miranda để tôi yên thân ngót một tiếng – khoảng khắc tĩnh lặng trước cơn bão. Chúng tôi ở trong cùng một phòng, nhưng bà vẫn mở di động gọi tôi đi lấy một ly San Pellegrino. Từ lúc đó trở đi, trung bình cứ mười phút bà lại gọi điện, mỗi cú gọi lại gây ra một luồng điện đau buốt óc tôi. Reng! “Nối máy cho tôi với ông Tomlinson trên phi cơ.” (Mười sáu lần gọi, nhưng Mờ-Cờ-Đờ không nhấc máy.” Reng! “Nhắc nhờ các biên tập viên Runway đang ở Paris: chớ quên là đang ở đây thì được miễn các nhiệm vụ hắng ngày. Tôi đợi duyệt tất cả mọi bài theo đúng lịch đã định.” (Mấy người đang ở Paris mà tôi gọi được tại khách sạn chỉ cười và cúp máy luôn.) Reng! “Chị đi kiếm ngay cho tôi một chiếc bánh kẹp thịt gà tây kiểu Mỹ, tôi ghét giăm bông quá.” (Tôi chạy năm cây số trong đôi ủng tra tấn, nhưng khác với Mỹ là nơi mỗi góc phố có một xe bán đồ ăn, ở đây không sao tìm được. Chắc chắn đó là điều không lạ đối với bà, vì ở New York tôi có bao giờ bị sai đi mua món này đâu.) Reng! “Tôi đợi bộ hồ sơ hoàn chỉnh của ba ứng cử viên đầu bếp hứa hẹn nhất, đặt vào phòng trước khi tôi từ show diễn về.” (Emily làm ầm lên, cứ như tôi định bóp cổ chị. Nhưng chị vẫn hứa sẽ fax mọi thông tin cần thiết mà chị đã ghi chép về các ứng cử viên đầu bếp tương lai. Tập hợp thành hồ sơ là chuyện của tôi.” Reng! Reng! Reng! Vào tuổi chị, ngày xưa tôi cũng vậy.

Chân nhức nhối, mặt xám ngoét, tôi trốn khỏi lũ búp bê người mẫu trên sàn catwalk ra ngoài để hút vội điếu thuốc. Vừa kịp bật lửa thì - dễ hiểu – lại có chuông điện thoại. “Aan-dree-aa! Aan-dree-aa! Chị lại chạy đâu mất rồi?

Tôi di nát điếu thuốc chưa kịp châm và chạy vào phòng. Có lẽ dạ dày tôi sắp vùng dậy, bây giờ chỉ còn đợi xem khi nào và ở đâu.

“Tận phía tường sau cùng.” Tôi lách vội qua cửa và đứng tựa vào tường. “Bên trái, ngay cạnh cửa. Bà có thấy tôi không?”

Bà ngó qua ngó lại cho đến khi thấy tôi. Tôi toan tắt điện thoại, nhưng giọng nói thầm của bà vẫn tiếp tục xoáy vào tai: “Chị đứng yên ở đó, hiểu chưa? Là trợ lý của tôi chị phải luôn có mặt cạnh tôi khi cần, chứ không phải ra ngoài nhảy múa. Thật không sao chấp nhận được, Aan-dree-aa!” bà rẽ đường đi đến cuối phòng và đứng sững trước mặt tôi. Trên sàn diễn, một cô gái trong chiếc áo dài chấm dất gấu xòe ra lấp lánh kim tuyến đi đi lại lại giữa đám khán giả kính cẩn ngắm nhìn, và nhạc chuyển từ một kiểu nhạc nhà thờ sang Heavy Metal. Nhịp tim của tôi cũng chuyển theo. Miranda vẫn tiếp tục phun ra những lời độc địa khi đến trước mặt tôi, song ít nhất thì bà cũng gập điện thoại lại, và tôi làm theo.

“Aan-dree-aa, chúng ta có một vấn đề nghiêm trọng. Có nghĩa là chị có một vấn đền nghiêm trọng. Tôi vừa nhận điện thoại của ông Tomlinson. Anabella đã nhắc nhở ông là hộ chiếu của bọn trẻ con hết hạn vào tuần trước.”

“Ôi, thật thế sao?” Là câu duy nhất mà tôi có thể thốt ra, tuy nhiên không phải là câu trả lời thích hợp. Tay bà ôm chặt chiếc túi, mắt bà lồi khỏi hốc mắt.

“Ôi, thật thế sao?” Bà nhại tôi, chất giọng chua loét của bà khiến mọi người quay lại nhìn. “Ôi, thật thế sao? Phải chăng chị không có gì để góp lời nữa à?”

“Không, tất nhiên không phải thế, Miranda. Ý tôi không phải thế. Tôi có thể giúp được gì không?”

Tôi có thể giúp được gì không? Bà nhại lại, lần này nghe như một đứa trẻ mè nheo. Nếu đó là bất kỳ ai trên quả đất này, ngoài Miranda, thì chắc chắn sẽ được tôi cho một cái tát. “Có đấy, chị sẽ giúp được ngay đây, Aan-dree-aa. Do chị không đủ khả năng để lo làm xong mấy việc đó từ trước nên bây giờ chị phải tìm cách làm xong hộ chiếu mới cho bọn trẻ trước khi chúng cất cánh vào tối nay. Tôi không muốn thiếu mặt các con trong buổi tiệc tối mai, chị có hiểu tôi không?”

Có hiểu tôi không? Chà, câu hỏi hay đấy chứ nhỉ. Tôi hoàn toàn không hiểu nổi, tại sao đó lại là lỗi của tôi khi hộ chiếu của hai đứa trẻ mười tuổi hết hạn. Chúng có – xét về lý thuyết – hai bậc phụ huynh, một bố dượng và một cô giữ trẻ chăm sóc hai mươi tư tiếng mỗi ngày. Mặt khác thì tôi cũng biết là chuyện đó chẳng có ý nghĩa gì nữa. Trong mắt Miranda tôi là kẻ có lỗi, thế là đủ. Chắc chắn bà sẽ bịt tai không muốn hiểu, nếu tôi nói là nên xóa sổ chuyến bay tôi nay của hai đứa trẻ đi. Tôi có thể làm một số điều tưởng như bất khả thi, nhưng trong vòng chưa đến ba tiếng đồng hồ mà từ nước ngoài xin được nhà chứ trách liên bang cấp cho hộ chiếu mới là chuyện nằm mơ giữa ban ngày. Chấm hết. Sau một năm phụng sự Miranda, đây là nhiệm vụ bất khả thi đầu tiên: bà có thể quát tháo và đòi hỏi hay hăm dọa bao lâu thì cũng vậy thôi, không ai có phép màu để làm chuyện này. Vào tuổi chị, ngày xưa tôi cũng vậy.

Quên khẩn trương Miranda đi. Qên khẩn trương Parris và show diễn thời trang và tro khỉ marathon “tôi béo quá đi mất” đi. Quên khẩn trương cả lũ tay sai quen gánh chị tính khí quái đản của MIranda, chỉ vì bà làm chủ được nghệ thuật sử dụng các nhiếp ảnh gia có năng khiếu và trang phục đắt lòi mắt cho một tạp chí thời trang. Quên khẩn trương chuyện bà nghĩ ra điểm giống nhau giữa tooiv à bà. Và bà có lý. Có lý do chết tiệt nào khiến tôi đứng đây, tại sao tôi phải đê rcon quỷ cái buồn thảm này hành hạ và làm nhục? Để có thể, chỉ có thể thôi, ba mươi lăm năm nữa tôi lại có mặt tại chính nơi này, giữa một lũ sẵn sàng hôn chân mình và một trợ lý chỉ nhăm nhăm muốn bóp cổ mình?

Tôi rút di động ra bấm số và quan sát mặt Miranda ngày càng tím tái điên dại hơn vì điên tiết.

“Aan-dree-aa,” bà rít qua kẽ răng nhưng vẫn có đủ tư cách một quý bà để không nhảy chồm chồm lên. “Chị làm gì thế? Tôi nói với chị là hai con gái tôi cần gấp hộ chiếu mới, còn chị thì thấ lúc này buôn điện thoại thích hợp hơn chứ gì? Chị cho rằng tôi đưa chị qua Paris chỉ để làm việc ấy thôi sao?”

Mẹ tôi cầm máy sau ba hổi chuông, tôi vào đề luôn.

“Mẹ, con sẽ bay chuyến sớm nhất có thể. Con sẽ gọi điện lại cho mẹ khi xuống đến sân bay JFK. Con về nhà đây.” Không đợi câu trả lời, tôi gập điện thoại và ngẩng lên nhìn vào cặp mắt sửng sốt vô độ của MIranda. Tôi bất giác quên cả nhức đầu và buồn nôn, chỉ mỉm cười chứng kiến bà há mồm không nói nên lời. Song tiếc thay, bà hồi lại cũng nhanh. Kể ra thì ngay lúc đó nếu tôi phủ phục xuống và cố giải thích thì may ra còn một cơ hội mong manh không bị đuổi việc, nhưng lúc này không còn gì để tiếc nuối nữa.

“Aan-dree-aa, chị có biết là chị đang làm gì không? Chị có biết là nếu chị cứ thế bỏ đi thì bắt buộc tôi phải...”

“Biến đi, Miranda. Biến ngay đi cho khuất mắt tôi.”

Bà ngáp ngáp lấy hơi và ập tay che miệng. Những con búp bê thời trang đứng xung quanh quay phắt lại nhìn, thì thào với nhau và chỉ tay vào con bé trợ lý mạt hạng dám nói to câu ấy với một huyền thoại của thế giới thời trang.

“Aan-dree-aa!” Bà túm tay tôi. Tôi lánh người tránh móng vuốt của bà và cười rạng rỡ. Đẫ đến lúc chấm dứt trò thì thào xung quanh và để cho mọi người biết bí mật nhỏ bé của hai người chúng tôi.

“Rất đáng tiếc, Miranda,” lần đầu tiên từ khi tới Paris tôi nói bằng giọng bình thản, không run rẩy. “Nhưng chắc tôi không thể đến buổi tiệc tối mai được. Bà hiểu chứ ạ? Chúc bà vui vẻ, tôi tin là ở đó sẽ rất vui. Chấm hết.” Và trước khi bà kịp trả lời, tôi đeo túi lên vai, không thèm để ý đến đôi bốt đang nghiền nát đầu ngón chân, hiên ngang đi ra ngoài kiếm taxi. Chưa bao giờ trong đời tôi có cảm giác khỏe khoắn hơn lúc này. Tôi về nhà.

Bạn đang đọc Quỷ Cái Vận Đồ Prada (The Devil Wears Prada) của Lauren Weisberger
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Mr. Robot
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt đọc 4

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.