Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Đông Sơn

Tiểu thuyết gốc · 1322 chữ

Phía bên kia đồi

Tiếng gà gáy vang lên báo hiệu một ngày mới trên làng Đông Sơn. Cái làng nhỏ lắm ấy thế mà tiếng gà không vang hết làng được cho nên ông mặt trời mới phải ngoi lên trên đỉnh đồi gọi người làng dậy làm việc.

-Thằng Hùng đâu người ta dậy từ lúc gà chưa mở mắt mà mày còn ngu được à. Con cái người ta dậy từ sớm dắt trâu ra đồng rồi.

Tiếng ông Sáu vang lên trong căn nhà nhỏ cuối xóm. Nhà ông Sáu có 2 người con một trai một gái. Người chị thì lấy chồng được 2 3 năm gì đó rồi. Còn mỗi thằng Hùng mọi việc lớn nhỏ trong nhà nó đều làm hết. Nhà nó khá nghèo, có thể nói là nghèo nhất làng nó cũng biết vậy nên nó khá chăm chỉ kể như mùa lạc các năm nhà nó đều thu hoạch nhiều nhất thôn ấy thế mà nghèo vẫn hoàn nghèo không biết của cứ bay đi đâu mất. Người ta nói không ai nghèo ba họ, khó ba đời. Đời nó là đời thứ tư vừa đẹp để thoát nghèo.

Thằng Hùng thức dậy hôm nay nó phải dắt trâu ra đồng cày trồng bí. Nghe người ta đồn huyện dưới giá bí lên cao nên người làng phá hết khoai, lạc... để đua nhau trồng bí. Dù biết chưa chắc chắn nhưng món lời lớn thế kia ai mà không thèm. Trước nhà nó trồng lạc nhưng phá hết rồi. Nó ngăn mãi nhưng ông Sáu không nghe. Ông là người hay đi ra huyện nên ông nói mọi người phải tin.

Rửa mặt xong nó ăn cái bánh chưng dở khi tối, lúc tối nó thấy có cái bánh chưng trong cũi nên ăn mất một nửa.

Xong việc nó xách cái cày to như cái gáo dừa kéo dây thừng giắc con trâu bắt đầu đi ra đồng cày đất. Người nó thì khá gầy. Cái cày thì vừa to vừa nặng nó vừa đi vừa chửi :" tổ cha đứa nào đúc cái cày. Gỗ gì mà nặng như quan tài, bố đứa nào mà vác nổi". Nó vừa đi vừa chửi vậy mà cũng ra đến đồng nhưng đã thấy ông Sáu đứng hút thuốc ở dưới cây xà cừ rồi.

Người đi đồng hôm nay đông lắm như đi trẩy hội hiếm khi người dân đông như thế này vài con chèo vẻo liệng đầy trời như sợ bị người ta chiếm địa bàn vậy.

Thấy nó đến ông Sáu dậm điếu thuốc xuống dưới chân lại đỡ cày giúp nó.

- Có vác cái cày cũng chả xong. Hôm nay còn một ít thôi để tao cày cho mày chạy theo trỉa hạt đi. Mà trỉa cho chuẩn đừng làm loạn đi.

- Thôi cha cứ để con cày mọi bữa cha cày cả rồi.

- Tao cày cho nhanh để còn xuống huyện đi mua đồ. Mày cày chậm thế biết đến khi nào

Thế là 2 cha con bắt đầu hì hục đi theo con trâu hết cả buổi. Buổi chiều ông Sáu vác thay cày cho nó, nó chỉ mỗi việc giắc trâu thôi nên khỏe cả người.

- Buổi chiều tao với mẹ mày đi xuống huyện có việc mày lại nhà ông Phúc lấy sách vở về đi.

- Thế hai người đi đâu vậy

- mày biết đến đó được rồi.

Cha nó là vậy thương nó lắm nhưng chả bao giờ biểu hiện ra cứ hay làm cho người ta khó gần như vậy. Mà cha nó không dặn thì nó cũng quên mất. Ấy thế mà nó vào lớp mười rồi. Thế là phải ra trường chung học rồi. Nói trường chung cho nó oai thôi chứ thật ra nó là cái lớp học lẻ được trường huyện xây cho 2 thôn vùng xa.

Nó chẳng ưa cái thôn bên kia tí nào. Cái thôn mà bọn trẻ con thằng nào thằng nấy to như thùng phi chia phe đánh nhau thôn nó toàn thua nên nó khá ghét thôn ấy.

Cha mẹ nó đi, nó ở nhà một mình cũng không biết làm gì nhà nó chả có gì ngoài cái radio cũ ông Sáu thường nghe thời tiết. Mà nó lại gãy cái ăng ten mỗi khi nghe đài là phải quay khắp nhà mới ròe ròe được vài tiếng. Sau mùa lạc nó bảo ông đổi mấy lần nhưng ông không nghe, ông bảo bận việc khác. Nhà nó thì có gì bận cơ chứ.

Ngồi buồn nó lại chạy sang nhà thằng Mặc nghe nó đàn. Từ ngày cha nó cho nó cái đàn cũ của ông thế là hắn khoe suốt. Tuy có vài vết xước nhưng kết cấu đàn khá đẹp mấy lần nó xin đánh thử nhưng đều không được thằng Mặc bẩn tính lắm vài chiêu trò không được thế là nó đành lủi thủi ra về. Ngồi xem nó đánh làm gì cơ chứ nghĩ vậy nhưng nó thích được một lần đánh lắm nó tưởng tượng mình leo lên mái nhà ngồi cầm cây đàn đánh những bài mà mình thích ôi cái cảm giác ấy mới vui làm sao.

Bầu trời bắt đầu ngả về chiều đâu đó hiện lên những mây vàng mỡ gà lổm chổm tạo ra những hình thù thật bắt mắt. Nó nhìn mây nhìn trời chả hiểu sao nó cứ có cái cảm giác lạ lạ. Nó nghĩ:" sao trời hôm nay khác thế nhỉ". Đang vu vơ đâu trên trời sắp gặp được ông tiên thì bổng nó chồm phắt dậy. Thì ra nó quên việc đi lấy sách ở nhà ông Phúc.

- chết cha ngài mai ông Phúc phải đi lên tỉnh nhập sách. Ông đi có khi mấy tuần liền.

Nếu nó không kịp lấy sách vở thì có khi trễ mất. Nhà ông Phúc nằm giữa hai làng. Hồi trước nghe đâu ông chữa bệnh trên tỉnh nhưng giặc đốt nhà. Bây giờ hòa bình ông chuyển về đây bán sách vở cho học sinh. Ông lạ lắm hay nhìn lên bầu trời thơ thẩn.

Chỗ từ nhà nó chạy qua nhà ông Phúc phải đi qua cái trường làng mà mỗi lần đi qua nó háo hức lắm. Trường chính nó lấy tên là Nguyễn Huệ trường lẻ thì tên Nguyễn Huệ 2. Nghe người làng nói ngày xưa vua từng dừng chân ở đây chiêu mộ binh sĩ nên trường lấy tên như vậy.

Đứng trước cổng trường với một tâm trạng háo hức nó thấy được mình sẽ ngồi vào đó học, nó thấy được sau giờ học sẽ cùng mấy đứa Bắc Sơn phân chia địa bàn một cách rõ ràng. Thế là nó chờ mong lắm. Ngắm một lúc nó cũng kịp chạy qua nhà ông Phúc. Đến đầu ngõ nhà ông đã thấy dàn hoa dâm bụt đỏ chói. Ông Phúc sống một mình nên nhà trồng rất nhiều hoa thuở trước ngày nhà giáo bọn tôi thường đến xin ông ít hoa nhài với hoa cúc trắng lấy cái cỏ dây buộc vào cho chắc chắn thế là có một bó hoa tươi còn thơm mùi nhài.

Bước vào ngõ bắt gặp ông đang tưới hoa nó lễ phép bảo:

- Thưa ông cha con bảo sang nhà ông lấy sách về học ạ

Vừa lúc đặt xô nước xuống chỉnh cái kính dày cộp mới thấy rõ tôi là ai

- Hùng đó hả, sách mày ông để giữa bàn có cái giấy ghi tên mày rồi. Vào lấy đi, ông tay còn ướt.

- Dạ vâng ạ

Nó bước vào nhà ông Phúc. Đây là lần thứ hai nó bước vào đây lần trước nó vào cùng với cha nó. Nhà ông Phúc tuy nhỏ nhưng bài trí rất gọn gàng cái gì của ông cũng sạch sẽ

Bạn đang đọc Phía Bên Kia Đồi sáng tác bởi HưngĐảoChủ
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi HưngĐảoChủ
Thời gian
Lượt đọc 11

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.