Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Bộ Nội Vụ và cải cách ruộng đất.

Tiểu thuyết gốc · 2459 chữ

Thành Gia Định.

Nhìn từ trên cao, thành trị này giống như hai ngôi sao năm cánh chồng lên nhau tạo thành một ngôi sao nhiều cánh. Phía trong, người ta thấy vô số nhà cửa đang bọc lên. Ở xa xa, những con thuyền buôn từ châu Âu, nhà Thanh,… thi nhau cập bến để buôn bán. Ở những điểm quan trọng, lá cờ vàng, vòng tròn đỏ, vẫy rồng xanh tung bay phất phới.

Theo đúng lịch sử thì giờ này Nguyễn Ánh đã lên ngôi hoàng đế ở Phú Xuân. Quảng Toản cùng toàn bộ tướng lĩnh nhà Tây Sơn đã chịu thảm cảnh. Tuy nhiên, vì có hiện tượng xuyên không mà mọi thứ đảo lộn hoàn toàn. Nguyễn Vương thua trận phải chạy về Gia Định. Kế hoạch xưng đế bị hoãn lại một thời gian. Bản thân hắn dù rất muốn nhưng cũng không dám đào mộ Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc lên do sợ làm quân Tây Sơn nổi điên.

Lúc này, ở trong hành cung, Nguyễn Ánh vẫn đang suy nghĩ. Đột nhiên, Quận Công Nguyễn Văn Nhơn tổng trấn Gia Định xin vào yết kiến.

- Cho truyền.

Nguyễn Phúc Ánh lên tiếng.

Một lúc sau, một người đàn ông với dáng người cao lớn và đôi mắt tinh anh bước vào.

- Tình hình tình báo như thế nào? - Nguyễn Vương mở lời.

Sau khi thua trận rút về Gia Định Nguyễn Ánh thường xuyên nhận được mật báo từ tổ chức Hoa hồng do một sư nữ là Ngọc Huyên thành lập. Tuy có tổ chức thần bí kia giúp sức nhưng việc bọn chúng không do ra được tung tích của thứ vũ khí mới kia, công thêm cái chết có phần bất thường của hoàng tử Cảnh làm Nguyễn Ánh quyết định dựa vào tình báo của chính mình.

- Theo tin tình báo, phía ta biết được Cảnh Thịnh ra đời các loại súng mới. Tuy nhiên, thần không thể đánh cắp bí mật vì mỗi người thợ chỉ làm một phần trong dây chuyền sản xuất. Súng tập xong phải cất vào kho. Binh lính nào làm mất súng là lập tức chém đầu. Vì thế, thần không thể nào ăn cắp được mẫu súng mới.

- Tên ranh con đó trở nên cẩn thận như vậy từ lúc nào? – Nguyễn Ánh lên tiếng – Khanh cũng hiểu, theo binh lính thoát chết kể lại thì súng đó uy lực vượt xa súng điểu thương đang dùng trong quân đội của ta. Quả nhân lo lắng nếu để vài năm nữa quân Tây Sơn hồi phục với uy lực của vũ khí mới thì ta không còn chỗ để chôn.

Thái độ của Nguyễn Ánh là lo lắng thực sự. Bản thân Nguyễn Văn Nhơn cũng lo lắng nếu cứ như vậy thì cũng không ổn.

- Khải tấu bệ hạ, thần thăm dò được biết gần đây Cảnh Thịnh hay vi hành ra ngoài mà mang theo rất ít người nên thần thấy đây là cơ hội để tiêu diệt Cảnh Thịnh. Mạt tướng đã liên lạc với bên Thiên địa hội. Họ đồng ý cử năm cao thủ hàng đầu của họ giúp ta hành thích Cảnh Thịnh. Đám người này chỉ xin nếu thành công cho họ được cai quản địa bàn Chợ Lớn.

Nguyễn Văn Nhơn nói.

Thực ra thì bản chất Thiên Địa Hội cũng khá phức tạp. Sau các cuộc bạo loạn thất bại thời Khang Hy và Ung Chính, lực lượng này phân hóa đi nhiều. Một bộ phận ở lại nhà Thanh để hoạt động ngầm. Sau khi Quang Trung lên ngôi hoàng đế, lực lượng này trở thành chi nhánh hoạt động hải ngoại của nhà Tây Sơn. Trong khi đó, một bộ đi thuyền về phía Nam, định cư ở vùng đất Chúa Nguyễn. Về căn bản, dĩ nhiên là chúng nghe lệnh của Nguyễn Ánh.

Bản thân Nguyễn Ánh suy nghĩ khá nhiều. Ảnh hưởng của người Hoa tại Đại Việt thật sự quá lớn. Từ khi thế lực của mình bắt đầu lớn mạnh, sự kiểm soát về kinh tế của người Hoa với xứ Nam Hà cũng lớn theo. Cứ đã này thì toàn bộ kinh tế sẽ rơi vào tay người Hoa. Bản thân cái tổ chức thần bí kia cũng là người Hoa, lại còn có liên hệ với nhà Thanh nữa chứ.

Dù vậy, tên Quang Toản này đã thành mối họa. Chỉ riêng cái việc trả lời chấp vấn gì đó đã cho thấy bản lĩnh phi thường. Nếu không thể đánh hắn trên chiến trường thì đành trực tiếp xử lý mà thôi. Bản thân tổ chức kia vẫn chưa có động tĩnh nên đành đích thân lão ra tay.

- Chuẩn tấu. – Nguyễn Ánh nói.

Sau đó, có mấy người vào yết kiến. Đó là một người có dáng vẻ mạnh khỏe nhưng cũng chỉ là trung bình. Phía sau là hai nhà sư. Tuy tuổi cao nhưng Nguyễn Ánh cảm nhận sát khí không nhỏ từ họ.

Lúc này, được sự gật đầu của Nguyễn Văn Nhơn, Lý Phát, hội trưởng Thiên địa hội ở Đại Việt, đứng lên giới thiệu :

- Hai nhà sư này là Thích Hành Thiện và Thích Đại Đức là cao thủ của Thiếu lâm Tung Sơn. Hành Thiện có sở trường về Thiết Bố Sam đao thương bất nhập. Đại Đức sở trường về trường côn. Người cao lớn tết tóc đuôi sam là Vương Kiệt cao thủ môn phái Đường Lang, còn phu nhân đây là Bạch Dĩ Nương cao thủ về ám khí. Người thanh niên trẻ là Vương Kiệt Luân có độc môn Ngũ độc thần chưởng, ai bị trúng chưởng thì chậm nhất một ngày sau sẽ trúng độc mà chết.

Nhìn đám người này, Nguyễn Ánh rất hài lòng. Hắn cảm thấy đem Chợ Lớn cho bọn chúng cũng không tệ lắm.

- Tốt, ta đồng ý cho người dùng thuyền buôn bí mật đưa ra Bắc để trà trộn vào Trung Đô. Sau một tháng cập bến ở Phố Hiến, các ngươi hãy trà trộn vào đám thương nhân để vào Trung Đô.

…………………………………..

Qua Tết các công việc cũng đã dần đi vào quỹ đạo công việc của Cảnh Thịnh cũng ít bận hơn, nhất là nhờ Nội Các giúp đỡ. Do đó, Quang Toản dùng nhiều thời gian vi hành trong dân để nghe ngóng dân tình. Cũng vì vậy mà Nguyễn Ánh mới lên kế hoạch hạ sát hắn. Còn giết được không thì phải chờ xem.

Lúc này, Cảnh Thịnh cho triệu đô đốc Tuyết đến ngự thư phòng.

- Không biết bệ hạ muốn hạ thần làm gì?

- Vấn đề thì nhiều lắm. Trước hết, trẫm muốn khanh thành lập Bộ Nội Vụ.

Quang Toản lên tiếng.

“Lại thêm cơ quan mới à!?” – Tay này nghĩ thầm nhưng không nói ra.

- Không biết chức năng của nó là gì.

- Nhiệm vụ chủ yếu là chuyên tra xét các quan lại tham nhũng hoặc mưu phản để mật báo cho hắn. Thành viên Bộ Nội Vụ chia làm ba hạng. Hạng một là những người làm gián điệp thu thập tin tức, có thể làm nhiều ngành nghề như thương nhân, thợ thủ công, người đánh cá …Hạng hai là những người võ công giỏi tin cẩn chủ yếu để bảo vệ nhà vua và ngầm bảo vệ những người trong hoàng thất hoặc những nhân vật quan trọng. Hạng ba cao hơn chủ yếu hoạt động điều tra những gián điệp, tham quan ô lại, nghe ngóng binh tình và dân tình. Có quyền bắt quan từ tam phẩm trở xuống để điều tra mà không cần phải xin ý chỉ. Dĩ nhiên là phải có chứng cứ về dựa theo luật pháp. Ai dám lạm quyền trẫm sẽ phạt nặng.

- Người muốn thành lập Cẩm Y Vệ? – Đô Đốc Tuyết hỏi – Thứ lỗi thần nói thẳng, năm đó Chu Nguyên Chương cũng làm cách này nhưng cuối cùng thì chính bọn chúng lại là những kẻ phá hoại nhà Minh từ gốc rễ. Kết quả, Đại Minh dần biến thành Đại Thanh.

- Đó là lý do mà trẫm cần các khanh để biến cơ quan này thành một cơ quan chống tham nhũng hiệu quả. Đó là một trong hai mục tiêu mà Nội Các cần thảo luận – Quang Toản nói – Ngoài ra, Bộ Nội Vụ hoạt động hoàn toàn dựa trên luật pháp. Các hoạt động bắt người phải có chứng cứ và thông qua xét xử công khai chứ không phải tùy tiện như Cẩm Y Vệ khi xưa. Tất cả thành viên đều hoạt động dựa trên pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật triều đình.

- Thần đã hiểu.

Nguyễn Văn Tuyết lên tiếng.

Một lúc sau, Trần Văn Kỷ xuất hiện.

- Nếu hoàng thượng có việc thì thần cáo lui trước. – Đô đốc tuyết nói.

Ngay sau đó, khi Trần Văn Kỷ đi tới, Toản có dịp quan sát người này kỹ hơn. Đúng là nhìn không khác gì Gia Cát Lượng thời tam quốc, chỉ thiếu mỗi cây quạt lông ngỗng mà thôi. Dáng người và khuôn mặt không có gì nỗi trội nhưng ánh mắt thì đúng là khác hẳn người thường.

- Không biết hoàng thượng gặp riêng thần có chuyện gì? – Trần Văn Kỷ hỏi.

- Khanh thấy số lượng nông dân tự canh với địa chủ ở vùng kiểm soát của triều ta như thế nào?

Quang Toản hỏi.

Trước khi tiến hành kế hoạch liên quan tới ruộng đất, hắn cần nắm vững được tình hình. Nếu số lượng địa chủ không lớn hoặc lớn nhưng ruộng đất chiếm giữ không nhiều thì việc cải cách có thể tiến hành chậm rãi.

- Khởi tấu hoàng thượng, trên toàn Đại Việt, bao gồm nhà triều ta và lãnh thổ giặc Ánh, phần lớn ruộng đất đều do các cường hào, phú hộ, công thần huân quý nắm giữ trong tay, còn đại đa số dân chúng đều là tá điền của bọn họ. Những người nghèo khổ này thật sự có rất ít nông dân có được ruộng đất. Hơn nữa, họ lại phải gánh toàn bộ thuế phú và quân dịch. – Trần Văn Kỷ lên tiếng – Bản thân tiên hoàng lúc còn sống cũng từng suy nghĩ rất nhiều về điều này. Người đã từng đề ra giải pháp để đảm bảo dân chúng dần dần đều có ruộng cày cấy. Tiếc thay…

“Đúng là tình hình ruộng đất nghiệm trọng hơn mình nghĩ. Lại còn dính cả vụ thuế má nữa” – Quang Toản nghĩ thầm.

Chế độ thời phong kiến, đám thứ dân có rất ít ruộng nhưng lại phải gánh vác đại bộ phận sưu cao thuế nặng. Đám huân quý, công thần, cường hào, địa chủ, có đất đai thẳng cánh cò bay thì lại không phải nộp một đồng nào. Nếu gặp thời kỳ kinh tế phát triển, minh quân cai trị thì cũng tạm ổn nhưng gặp thời loạn, vua không biết nghĩ chắc chắn sẽ gặp chuyện.

Bản thân cuộc khởi nghĩa Tây Sơn cũng vì dân chúng không chịu nổi chế độ thuế khóa khủng khiếp của thời Nguyễn Phúc Thuần trong sự chuyên quyền của Trương Phúc Loan. Dân chết đói đầy đường trong khi quý tộc, quan lại thì sung sướng. Cũng vì vậy mà khi Tây Sơn Tam Kiệt phát lời hiệu triệu thì dân chúng đi theo rất đông. Nói cho đúng thì gia tộc Chúa Nguyễn bị đồ sát không hề oan uổng chút nào.

Quay lại vấn đề chính, sau khi nhìn Quang Toản một hồi, Trần Văn Kỷ cảm thấy con người này đúng là thực sự thay đổi, trưởng thành hơn nhiều.

- Bệ hạ, có phải người muốn tìm cách hạ uy tín của các thế gia trung thành với nhà Lê.

Trần Văn Kỷ hỏi.

Thực ra, đa phần các thể lực thôn tính ruộng đất hiện tại đều là những kẻ hưởng lợi cực lớn từ thời Lê – Trịnh. Bản thân họ chính là những thế lực đứng sau sự thống trị lâu dài của dòng họ Trịnh ở xứ Đàng Ngoài. Tuy nhiên, cả nhà Tây Sơn hiện tại và nhà Nguyễn trong lịch sử đều là người từ phía Nam tới nên vì củng cố quyền lực mà dẫn tới việc có mâu thuẫn với đám thế gia này. Cũng vì lẽ đó mà trong lịch sử, tới tận thời Tự Đức vẫn tồn tại vô số các cuộc khởi nghĩa mang danh nghĩa phò Lê.

- Quả nhân muốn mang số nhân của Đại Việt hiện tại mà trong diện nộp thuế đầu người quy ra thành tiền, tính cả tiền quân dịch đã quy đổi thành tiền tất cả đều đưa vào thuế ruộng. Như vậy, bất kể nam phụ lão ấu, đều phải gánh tiền thuế đã đưa vào thuế ruộng. Ngoại trừ các loại thuế đặc biệt như thương mại, cửa khẩu ra, một hộ gia đình bình thường hàng năm chỉ cần nộp một loại thuế duy nhất. Đồng thời, quy định bất kể phú hộ hay cường hào, quan lớn bậc nào chỉ cần có ruộng đều phải nộp thuế như vậy.

Nói cho dễ hiểu hơn là gôm hết tất cả các loại thuế lằn xì nhằng hiện tại vào một nhóm duy nhất, dựa trên lượng đất đai sở hữu. Từ đó, địa chủ có ruộng cò bay thẳng cánh sẽ nộp nhiều nhất. Trong khi đó, nông dân chỉ có vài mảnh ruộng sẽ phải nộp thuế rất ít. Thương dân vốn dựa vào thương mại sẽ không chịu thiệt hại gì nhiều.

- Bệ hạ anh minh. Tuy nhiên, chả lẽ người không sợ…. – Trần Văn Kỷ ngập ngừng nói.

Lão vui mừng vì Quang Toản biết nghĩ cho dân nhưng việc này quá nguy hiểm cho triều đại.

- Trẫm hiểu khanh muốn nói gì. Cũng vì lẽ đó, trẫm đang tìm cách phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và cả thương mại, nhất là ngành dệt. Trước mắt khanh cứ đem hạng mục này thảo luận ở Nội Các để đề ra một chiến lược hiệu quả.

Tuy là kế hoạch của Quang Toản rất tốt nhưng muốn thi hành ngay vẫn chưa được mà còn phải đề ra từng bước cụ thể, tính toán các nguy cơ có thể xảy ra. Cái này thì phải nhờ Nội Các mới thành lập giúp đỡ. Dù sao thì hắn cũng phát lương đầy đủ cho từng người rồi mà.

Bạn đang đọc Ngược Về Thời Tây Sơn. sáng tác bởi tacgiathientai2020
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi tacgiathientai2020
Thời gian
Lượt thích 10
Lượt đọc 393

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.