Tải App

Đăng Truyện

Liên Hệ QTV

Truyện

Đề Cử

Bình

Nhân Vật

Thêm

Hôn Nhân Giấy

Thể loại Ngôn Tình
Trạng thái Hoàn thành
Số chương 6

Giới Thiệu Truyện Hôn Nhân Giấy

Bạn đang đọc truyện Hôn nhân giấy của tác giả Diệp Tuyên trên website đọc truyện online.

Tôi vốn đã muốn viết cuốn sách này từ lâu.

Về hôn nhân.

Về giai đoạn đầu của hôn nhân.

Về những chuyện vụn vặt trong giai đoạn đầu của hôn nhân.

Về những bực bội, buồn bã, tỉnh ngộ, thậm chí là nhẫn nại không bao giờ có thể quên trong những chuyện vụn vặt đó.

Đây không phải là chuyện cổ tích về nàng Lọ Lem, cũng không phải chuyện ân oán giữa các gia đình quyền quý, mà là câu chuyện về chúng tôi, những người thuộc thế hệ 8x, trong mắt xã hội được coi là “mặt trời nhỏ”, “mặt trăng nhỏ”, là “những bông hoa trong lồng kính”, đã học được những gì sau những năm tháng dưa cà mắm muối của hôn nhân. Chúng tôi là những bông hoa trong lồng kính, nhưng rồi hoa cũng phải lớn lên, cũng có một ngày phải bước vào đời sống gia đình.

Thực ra, kể cả lúc này, trong mắt các bậc phụ huynh, chúng tôi vẫn là trẻ con, vẫn là những đứa trẻ chẳng bao giờ lớn. Vì thế chỉ có chính chúng tôi mới biết, dù rằng chúng tôi cũng hay có những suy nghĩ ích kỷ và nhõng nhẽo, nhưng chúng ta vẫn mạnh mẽ, khoan dung hơn nhiều so với tưởng tượng của mọi người. Đối diện với tình yêu và hôn nhân, mỗi người trong chúng tôi đều không hoàn thiện, nhưng hầu hết chúng tôi lại một lòng một dạ đi hết con đường n

Nói cho cùng, điều tôi muốn viết, đó là trong cuộc sống rất đời thường này, chúng tôi, những người trẻ tuổi, luôn nắm chắc và quyết không từ bỏ tương lai.

Và cuối cùng thì đã có “Hôn nhân giấy”.

Trong thời gian 8 tháng, sau khi tôi hoàn thành cuốn tiểu thuyết này trong rất nhiều hoạt động giao lưu với độc giả, tôi nhận thấy, hóa ra đến cả chính tôi, cũng trong quá trình giao lưu đó mà càng ngày càng thấy cảm kích bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng, chồng mình, và cả cái cuộc sống tràn ngập những cay đắng ngọt bùi này nữa.

Vì thế, tôi muốn chân thành cảm ơn tất cả các độc giả đã quan tâm đến cuốn sách và tham gia thảo luận, cám ơn các bạn đã giúp tôi, từng bước một, đi đến ngày hôm nay.

Cần đặc biệt nói rõ rằng: trong cuốn truyện này đương nhiên có bóng dáng của tôi, nhưng cũng không hoàn toàn là tôi. Hình ảnh hai nhân vật Cố Tiểu Ảnh và Quản Đồng đến từ đời sống của bốn cặp vợ chồng trẻ, mà cho đến nay họ vẫn nắm tay nhau vượt qua con đường gập ghềnh mà đi về phía trước.

Nhưng tôi cũng hi vọng, cuốn sách này không chỉ đại diện cho bốn cặp vợ chồng trẻ đó, mà còn là nhiều hơn nữa.

Thậm chí, tôi mong cuốn sách có thể thay chúng tôi truyền đạt một lời kêu gọi rằng: xin tất cả những người yêu mến chúng tôi hãy yên tâm, chúng tôi sẽ cố gắng để giữ gìn hạnh phúc, trân trọng tình yêu.

Vậy thì, xin dành tặng cuốn sách này cho dịp kỉ niệm bốn năm kết hôn của tôi với Chàng Ngốc.

Dành tặng cho tất cả những người sắp bước vào, đang trải qua, hay đã đi qua quãng thời gian này ở khắp mọi nơi.

Dành tặng cho “quãng thời gian thích nghi” đã từng khiến chúng ta đau khổ, hoang mang, vui vẻ và nhiều cảm hứng.

Diệp Tuyên<

Tế Nam ngày 7 tháng 6 năm 2009

Lời tựa

Ngày 8 tháng 7, đúng giữa mùa hè nóng nực, thành phố ven biển R do có bão sắp tràn qua mà náo nhiệt lạ thường. Đây là một ngày đặc biệt – ngày này của năm 1999, cô bạn Cố Tiểu Ảnh mồ hôi mồ kê nhễ nhại đang làm bài thi đại học. Còn ngày này của năm 2006, cô, lúc này đã tốt nghiệp thạc sỹ ở lại trường làm giảng viên, trở thành cô dâu của Quản Đồng.

Ngày hôm đó quả là nóng nực.

Rất lâu sau, Cố Tiểu Ảnh vẫn còn nhớ như in ngày hôm đó, rõ ràng là trời râm, mà nhiệt độ lại cao hơn cả ngày nắng. Hơi nóng từ mặt đất bốc lên ngùn ngụt, mang theo cái ngột ngạt trước cơn mưa, biến cái sân nhà Quản Đồng thành một miếng thịt nướng. Khi Cố Tiểu Ảnh rót rượu mời khách, mồ hôi cô ướt đẫm lưng áo dưới nắng mặt trời, cô cảm giác mình giống hệt một miếng bánh đặt trên lò lửa, hay một miếng thịt ôi trong chiếc chảo rang.

Cô không chịu nổi nữa, ngẩng đầu nhìn trời, đúng lúc ngẩng đầu lên thì có cảm giác một giọt mồ hôi lớn chảy từ sau tai, lăn xuống cổ chui vào cổ áo dài, rồi nhanh chóng bị lớp lụa thấm hết; sau đó là cảm giác nhơm nhớp, dinh dính cứ bết vào da, ngứa ngáy thật khó chịu.

Buổi chiều ngày nóng nực đó, không có mặt trời, cũng chẳng có lấy một giọt mưa, chỉ biết phải ra sức gào, như thể xé rách cổ họng mình trong bầu không khí vốn đã ồn ào, để thi thố với đống tạp âm của nhân loại.

Ngày hôm đó là lần thứ hai trong vòng hơn 30 năm qua, nhà họ Quản được nở mày nở mặt. Lần đầu là 13 năm trước, con trai Quản Đồng của Quản Lợi Minh và Tạ Gia Dung, đạt thành tích cao nhất môn xã hội nhân văn toàn huyện, đã thi đỗ vào đại học văn học của tỉnh, đổi đời trở thành “cán bộ nhà nước”. Ngày tin vui được chuyển đến, trưởng thôn và bí thư chi bộ đến ngay nhà Quản Lợi Minh chúc mừng. Quản Lợi Minh mừng quá đỗi, mở tiệc mừng ngay trong sân. Dưới cái nắng tháng bảy như đổ lửa, người ra người vào vừa nói với Quản Đồng mấy lời tốt lành thân thiết, vừa ghen tị mong con cái mình sau này có ngày được mở mày mở mặt như con trai Quản Lợi Minh. Lúc đó, trong mắt của những người dân trong thôn, Quản Đồng không chỉ là người đầu tiên đỗ đạt và đi ra ngoài học đại học, mà còn là người nhất định sau này sẽ nổi danh thiên hạ.

Đến nay, đã hơn 13 năm, trong thôn có người ra ngoài làm thuê rồi thành chủ thầu, có người mở cửa hàng may quần áo rồi trở thành chủ nhỏ, có người làm vận chuyển, trồng rau cải rồi trở thành tấm gương xóa đói giảm nghèo… Tuy vấn đề đi lại trong thôn vẫn không thuận tiện lại hay ùn tắc, nhưng nhà dân cũng đang dần chuyển từ nhà tranh vách đất sang nhà gạch nung mái ngói, bước ra khỏi nhà phương tiện đi lại từ hai chân cũng chuyển sang xe ba bánh nông dụng; ở một số nhà giàu mới nổi còn có cả bình nóng lạnh thái dương năng và ti vi màu…

Thế nhưng chỉ có nhà Quản Đồng vẫn sống trong ngôi nhà khá hơn nhà tranh vách đất một chút nhưng vẫn gió lùa mưa dột, vẫn dùng cái ti vi trắng đen chưa đến nỗi không nhìn ra hình gì nhưng cũng chẳng có màu sắc gì cả… Người trong thôn thỉnh thoảng có nhắc đến cũng thấy lạ: chẳng phải con trai nhà Quản Lợi Minh đang làm quan to hay sao? Sao hai vợ chồng vẫn sống bần hàn thế nhỉ?

Vì thế, cũng có vài người đầu óc sáng suốt đã mò mẫm tìm câu trả lời: rõ ràng là không định xây nhà mới nữa. Quản Đồng đã làm quan tại một cơ quan to nhất ngoài tỉnh thành kia rồi, sớm muộn gì cũng đón Quản Lợi Minh và Tạ Gia Dung đi. Sớm muộn gì rồi cũng đi thì còn sửa lại cái căn nhà nát đó làm gì?

Lại có người lắm chuyện đến hỏi Quản Lợi Minh: Con trai nhà ông thăng tiến rồi, sao hai người không lên thành phố mà ở?

Quản Lợi Minh cười khà khà, trả lời: Đợi con trai cưới vợ đã, rồi chúng tôi lên thành phố trông con cho hai đứa chúng nó luôn!

Thế nhưng, cái việc đợi này sao mà mất nhiều năm, đến khi Quản Lợi Minh tưởng như sắp bị bệnh tim đến nơi vì chờ đợi thì Quản Đồng mới đưa về nhà một cô gái thành phố kém anh năm tuổi rưỡi, tên là Cố Tiểu Ảnh, rồi cuối cùng lại đợi thêm đúng một năm nữa mới nhận được giấy đăng ký kết hôn. Điều này mới khiến cho trái tim quá sốt ruột đến nỗi sắp thụt lên tận cổ của Quản Lợi Minh trở về đúng chỗ.

Có trời chứng giám! Nhà ông Quản chờ đợi cuộc hôn nhân này đã chồn chân mỏi mắt!

Bởi thế, nói thế nào Quản Lợi Minh cũng không đồng ý tổ chức tiệc cưới trong khách sạn trên thị trấn, vì nhà mình chẳng tốt hơn khách sạn nhiều hay sao? Khách đến dự đều là bà con hàng xóm, một bước là sang đến nơi, lại có thể ăn uống thoải mái, uống thật đã, uống thật vui! Hơn nữa, ông còn phải tổ chức thật rôm rả, uống để lấy lại cái sĩ diện sắp cạn khô suốt mấy năm nay. Ông vẫn còn nhớ, vì Quản Đồng cứ chần chừ chuyện lấy vợ mà ông phải hứng chịu những ánh mắt hiếu kỳ và nghi kị của người trong thôn, quả là tức nghẹn họng!

Chưa hết, khách sạn vốn là nơi không rẻ, mà năm ngoái con trai ông Trương lấy vợ, thuê một chiếc xe đưa người trong thôn lên thị trấn ăn cỗ. Lúc đi còn đỡ, ngồi xe to, oai! Hoành tráng! Nhưng đến lúc về, cả một đoàn xe toàn những người đã ăn uống căng bụng trên chiếc xe nghiêng ngả; mọi người bắt đầu say xe, chưa về đến nhà đã lần lượt nôn thốc nôn tháo, thảm hết mức. Kết quả là một bữa cỗ linh đình, bỗng chốc biến thành chuyện cười trong thôn. Sao bằng tổ chức tại nhà, không chỉ tiết kiệm tiền mà còn rảnh rang vừa uống rượu vừa nghe gà vịt chiêm chiếp, hàng xóm hàn huyên… thoải mái quá còn gì nữa!

Dưới ánh nắng mặt trời thiêu đốt, với tâm lý hài lòng đó, Quản Lợi Minh vừa tiếp rượu cho trưởng thôn ngồi cùng bàn, vừa hài lòng nhìn Quản Đồng dắt Cố Tiểu Ảnh đi mời rượu từng bàn, cảm thấy bao nhiêu năm nay, giờ mình đã có thể yên tâm được rồi.

Thế nhưng, Quản Lợi Minh không biết rằng, kể từ giờ phút này, chính từ cái nơi có thân bằng cố hữu góp mặt đông đủ này, với Cố Tiểu Ảnh, một cảm giác hoàn toàn khác đang xâm chiếm tâm hồn cô. Chính là tất cả những thứ này, căn phòng chưa từng được quét một lớp vôi, gà vịt chạy rông khắp nơi, nhà vệ sinh lộ thiên giữa trời, những đồ làm đồng để rải rác khắp các góc tường, những bàn ghế mượn về, những cái bát canh đã mẻ hết miệng… Những thứ này là cả một thế giới khác mà một cô gái từ nhỏ lớn lên trên thành phố chưa bao giờ được tiếp xúc!

Trong không khí ngột ngạt, đầu tiên Cố Tiểu Ảnh đưa cánh tay lên gạt mồ hôi, ngước nhìn khuôn mặt đang nhe răng cười của Quản Lợi Minh ở phía xa, rồi nhìn đến Quản Đồng mồ hôi mướt mải đang đến từng bàn mời rượu, thì cô thấy tâm trạng mình rối bời, chẳng biết rốt cục là cảm giác gì, chỉ biết là có xúc động, có choáng váng, có tủi thân, có trách cứ, và có cả cảm giác ngỡ ngàng.

Nhiều năm sau, khi nhớ lại cảnh tượng này, Cố Tiểu Ảnh vẫn lặng người.

Đến lúc đó cô mới phát hiện ra, cô gái nhiều năm trước kiên quyết lấy Quản Đồng, lại còn muốn đi cùng anh đến đầu bạc răng long, là mình đó, quả là điếc không sợ súng. Đột nhiên cô lại dũng cảm đưa mình, khi vẫn còn quá trẻ, vào một cuộc hôn nhân, mà bất chấp không để ý gì đến cái gọi là “môn đăng hộ đối”; rồi lại dũng cảm tuyên bố với bố mẹ đẻ rằng: “Chắc chắn sau này con sẽ hạnh phúc.”

Rất hiển nhiên, vì lúc đó cô vẫn chưa ý thức được rằng: quyết định lấy một người, chỉ là sự dũng cảm nhất thời; duy trì được một cuộc hôn nhân, lại cần sự nỗ lực cố gắng của cả cuộc đời.

Bởi vì, từ khi bắt đầu, tình yêu là một câu chuyện lãng mạn, còn hôn nhân, lại là một câu chuyện nghiêm túc.

Triết lý hay trong tác phẩm:

Ngay từ lúc bắt đầu, tình yêu là một câu chuyện lãng mạn, còn hôn nhân là một câu chuyện nghiêm túc.

Lấy chồng không chỉ là lấy một người đàn ông, mà là lấy cả một gia đình.

Cơm vợ nấu không phải là bữa cơm ngon nhất, nhưng chắc chắn là bữa cơm ấm áp nhất trên đời.

Tình yêu và hôn nhân không giống nhau. S khác biệt lớn nhất là ở chỗ: tình yêu phóng đại ưu điểm, còn hôn nhân phóng đại nhược điểm.

Có lúc, hôn nhân là duyên số, ngoài tình yêu, có lẽ còn có sự nương tựa rất thực tế nữa.

Luôn luôn trong hôn nhân, không có gì là tốt nhất, chỉ có thích hợp nhất.

Chúc bạn có những giây phút vui vẻ khi đọc truyện Hôn Nhân Giấy!