Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Phần 6:Giúp đỡ mọi người-P3

Phiên bản Dịch · 4887 chữ

7.Cần chấm dứt bạo lực

Nuôi dưỡng Tâm hồn Tuổi mới lớn thân mến,

Tôi bắt đầu bức thư này không giống như hầu hết những bức thư khác. Tôi viết thư này vì một lý do duy nhất là: xả ra những ấm ức lâu nay chất chứa trong lòng. Tôi đã cất giữ rất nhiều điều trong suốt hai năm qua - tức giận, đau khổ, và rất nhiều điều hoang mang, vô định. Dường như chẳng ai thèm quan tâm đến chuyện giới trẻ ngày nay đang phải đối phó với bao vấn đề khó khăn trong cộng đồng và trong nhà trường. Tuy chỉ là một thiếu niên, nhưng tôi muốn trình bày một số vấn đề khẩn thiết về thế giới mà chúng ta đang sống. Dù rất muốn thực hiện những thay đổi, nhưng thật sự tôi chẳng biết phải bắt đầu từ đâu. Tôi chẳng biết phải chia sẻ những vấn đề này với ai, vì dường như không ai muốn lắng nghe cả. Vì thế tôi không quviệc bày tỏ lòng mình. Tôi đã ngồi yên, và điều ấy khiến tôi vô cùng đau khổ.

Cách đây hai năm, trong mùa hè trước khi vào lớp chín, tôi đã bị hai đứa con gái chẳng hề quen biết tấn công và đánh đập. Tôi đang dạo chơi trên đường phố với bạn trai và mấy đứa bạn thì gặp bọn này. Đầu tiên chúng thóa mạ chúng tôi bằng những lời thật khó nghe. Lúc đầu, tôi cứ tưởng chúng lầm lẫn gì đó, nhưng bỗng dưng chúng hét tướng lên rồi thụi túi bụi vào mặt mũi tôi. Mọi việc xảy ra quá nhanh đến nỗi tôi chẳng còn nhớ gì cả, nhưng tôi vẫn nhớ như in rằng tôi đã cầu cứu các bạn và bạn trai của tôi. Thế mà họ chỉ đứng đó và chẳng dám làm gì cả. Mấy đứa con gái ấy rất hung dữ và có bè phái trong trường trung học của tôi, vì thế bạn bè tôi sợ chúng cũng phải. Tôi ngã xuống đất và bất tỉnh. Khi tỉnh dậy, toàn thân tôi đau đớn vô cùng, chỗ nào cũng bầm tím và quai hàm thì không tài nào cử động được.Tôi chẳng hiểu chuyện gì đã xảy đến với mình.

Từ trước tới nay tôi vẫn sống bình yên trong một thế giới không hề có bạo lực hay thù ghét, cho tới ngày hôm ấy... Nhưng giờ thì tôi đã biết rằng ở đâu cũng có bạo lực, và tác động của nó thì mạnh mẽ và lâu dài vô cùng.

Sau vụ tấn công ấy, tôi bị trầm cảm và rất hay khóc lóc. Tôi chẳng muốn đi đâu cả và cứ ở rịt trong phòng, vì đó là nơi tôi được an toàn. Năm học lớp chín là khoảng thời gian đầy những ám ảnh đau đớn đối với tôi. Tôi cảm thấy lòng tin của mình đã bị lũ bạn phản bội. Ở trường, hễ khi nào tôi nhìn tụi nó thì y như rằng tụi nó nhìn đi chỗ khác. May thay, Michelle, bạn thân nhất của tôi, đã ở bên tôi và bằng mọi cách giúp tôi đứng vững trở lại trên đôi chân mình.

Tôi bắt đầu quan tâm đến mọi chuyện xảy ra xung quanh mình. Tôi trở nên nhạy cảm trước những bình phẩm của người khà để ý thấy một số bạn ở trường tôi đang bị những đứa lớn hơn, mạnh hơn bắt nạt và hành hạ. Luôn có những trận chiến sẵn sàng nổ ra, và cũng luôn có một bọn sẵn sàng viện bất kỳ một lý do nào đó để lao vào đánh người khác. Chúng phun ra những lời lẽ tục tằn khủng khiếp.Chẳng ai thoát khỏi sự chửi rủa và cười nhạo của chúng. Trong trường tôi cũng có cảnh sát đấy, nhưng sự hiện diện của họ chẳng giúp ích cho ai. Dường như họ thích trò chuyện với các thầy cô giáo hơn là đi tuần ở các hành lang lớp học, nơi mà các rắc rối thường diễn ra.

Tôi bắt đầu sợ đi học, và điểm số của tôi dần xuống dốc một cách thảm hại.Không thể nói với bất kỳ ai về những gì mình đang gặp phải, vì thế càng ngày tôi càng trở nên câm lặng. Cuối cùng, ba mẹ tôi và tôi bàn về những gì tôi nên làm, và chúng tôi quyết định chuyển trường là cách tốt nhất. Ba mẹ quyết định cho tôi theohọc một chương trình học độc lập và tuỳ chọn.

Quyết định này dường như là động lực thúc đẩy một điều gì đó bên trong tôi. Đến lúc ấy tôi đã rất mệt mỏi và phát bệnh với cảm giác trầm uất rồi. Vì thế tôi có một quyết định. Tôi quyết định phải mạnh mẽ và bình thường trở lại. Tôi muốn sống hết mình và vui vẻ. Tôi cố gắng gặp gỡ mọi người và ra ngoài nhiều hơn. Tôi có thêm nhiều bạn, và những người bạn mới này đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi, giúp tôi thôi khóc và bắt đầu cười trở lại.

Giờ đây, tôi đã là học sinh năm đầu của bậc phổ thông. Tôi thường suy nghĩ nhiều về trải nghiệm của mình và về điều cần làm để thế giới này trở thành một nơi an toàn cho trẻ em. Việc chấm dứt bạo lực học đường ngay trong các trường học là điều tâm niệm của tôi, và tôi sẽ theo đuổi mục đích này cho tới cùng. Thật phi lý khió một học sinh vừa đi bộ từ trường về nhà vừa lo sợ cho tính mạng của mình. Thật phi lý khi các bạn nhỏ đi học mà trong lòng cứ nơm nớp lo sợ và lúc nào cũng cần phải “nhìn trước ngó sau”, bởi vì bạn bè đồng trang lứa làm cho họ cảm thấy mình trở nên nhỏ bé và chẳng là gì trong mắt bọn chúng cả. Thật phi lý khi những bạn tuổi mới lớn không dám thổ lộ những suy nghĩ của mình vì sợ người khác có thể nổi điên và gây hấn. Sự thật là, bạo lực tuổi học trò đang diễn ra khắp mọi nơi, và trẻ em không cảm thấy được an toàn, ngay cả ở một nơi như thị trấn nhỏ của tôi.

Vì đang theo học chương trình học độc lập nên tôi rảnh rang hơn các bạn tuổi mới lớn khác. Thế là năm ngoái tôi đã dành thời gian để viết thư cho những ai có khả năng giúp đỡ những bạn trẻ như chúng tôi - những nghị viên, những nhà lãnh đạo của cộng đồng, các thầy cô giáo, và bây giờ là các bạn. Tôi đang cố gắng nói với càng nhiều người càng tốt về cái điều cần phải thay đổi - và có thể đổi. Có thể thay đổi được nếu tất cả chúng ta cùng đứng dậy và bắt tay làm một điều gì đó. Các bạn tuổi mới lớn cần biết một vài quy tắc, cần thêm nhiều tư vấn viên, cần những lớp hướng dẫn kỹ năng giải quyết mâu thuẫn và kiềm chế sự tức giận. Các bạn trẻ cần xích lại với nhau, học cách thân thiện và biết nói lời xin lỗi. Giới trẻ chúng tôi cần một nơi để thoải mái tâm sự về mọi chuyện: cuộc sống riêng tư, gia đình và bạn bè,những cảm giác và cảm xúc. Chúng tôi cần giúp đỡ để giải tỏa được nỗi sợ hãi của mình. Chúng tôi cần những lớp dạy kỹ năng giao tiếp với bạn bè đồng trang lứa trong nhà trường. Chúng tôi cần những trung tâm cộng đồng, nơi mà các bạn trẻ tuổi mới lớn có thể gặp nhau và giúp đỡ lẫn nhau. Chúng tôi cần những người lớn dạy chúng tôi cách chống lại bạo lực và sự thù hằn.

Hôm nay tình cờ tôi xem kênh UPN và một chương trình có tên< /> Tài liệu tuổi mới lớn bàn về chủ đề bạo lực tuổi học đường do Leeza Gibbons dẫn chương trình. Chương trình này đã tạo một ấn tượng rất tích cực đối với tôi. Tôi muốn gặp những bạn trẻ dũng cảm đó để cám ơn các bạn vì đã mở rộng tầm nhìn cho tôi và giúp tôi tìm ra được con đường giải quyết vấn đề này. Giải pháp ấy chính là lòng tốt.Những bạn trẻ này đã quyết tâm xây dựng một cuộc sống đầy lòng nhân ái và tình đoàn kết. Và quan trọng nhất là chúng ta phải học được cách đối xử với nhau bằng sự tử tế và lòng tôn trọng.

Tôi đã từng bị bỏ rơi trong nỗi đau đớn và cảm giác cô độc. Giờ đây tôi quyết tâm ngăn chặn, không để cho những gì đã xảy ra với tôi lại xảy ra cho các bạn trẻ khác. Tôi đã bắt đầu bằng bức thư này. Tôi muốn tạo sự khác biệt và tôi cần sự giúp đỡ. Xin hãy giúp tôi gửi thông điệp này đến các bạn trẻ khác, để tất cả chúng ta có thể cùng nhau thực hiện một chương trình vì đường phố an ninh và vì trường học an toàn. Hãy giúp cho tiếng nói của tôi đến được với mọi người.

Thân ái,

Ashley Sims

8.Các em đã học viết văn như thế nào?

Nuôi dưỡng Tâm hồn Tuổi mới lớn thân mến,

Ngày nay, các giáo viên đang không ngừng tìm kiếm giải pháp để thúc đẩy thanh thiếu niên đọc và viết, đặc biệt là những học sinh nào sợ đọc sách và viết văn nhất - những em có nhiệm vụ phải vượt qua những bài kiểm tra quy định. Suốt nhiều năm qua tôi đã khích lệ các học sinh của mình chăm đọc sách và tập viết bài để xuất bản, nhưng tôi nghĩ rằng các em luôn cảm thấy “bà cô già dạy Văn” này chỉ đang cố lừa cho các em làm việc nhiều hơn mà thôi. Nhưng giờ thì các bài viết của các em học sinh của tôi đã xuất hiện trên các ấn phẩm trên khắp cả nước và trong cuốn sáchNuôi dưỡng Tâm hồn Tuổi mới lớn mới nhất của các bạn. Tôi cảm thấy nên chia sẻ thành công này với các đồng nghiệp và phải thừa nhận rằng thành quả này có được là nhờ vào bộ sách Nuôi dưỡng Tâm hồn Tuổi mới lớn của các bạn.

Tôi đọc được các câu chuyện trong bộ sách này trong chuyến bay ra nước ngoài. Lúc đầu tôi tìm đến cuốn Nuôi dưỡng Tâm hồn Tuổi mới lớn với hy vọng sẽ tìm được đôi ba câu chuyện nào đó có thể đọc cho lớp “học sinh chậm tiến” của mình nghe. Lúc đến sân bay Frankfurt, nước mắt tôi vòng quanh, khiến nhiều ánh mắt gần đó cứ nhìn tôi đầy thắc mắc. Nếu những câu chuyện này tác động đến tôi như thế thì chắc chắn chúng cũng sẽ cuốn hút những học sinh ở những lớp học mà các giáo viên ngán dạy nhất. Nhưng tôi cũng biết rằng: (1) Tôi sẽ không nhận được đồng nào trong quỹ của trường để mua những quyển sách này cho học sinh, vì hầu hết các quỹ đều đang dành để chi cho việc mua máy vi tính, (2) Tôi chỉ có thể đều đều kiếm đủ số sách nếu không có “người canh giữ” máy photo cực lực phản đối, và (3) Các hội đồng trong trường chấp thuận mua tất cả các sách giáo khoa, nhưng với những “học sinh chậm tiến”, những tài liệu cần thiết lại hiếm đến nỗi bất kỳ thứ gì dùng được cho việc dạy thêm cũng được xem là tài liệu quý, đặc biệt nếu giáo viên bỏ tiền túi ra mua.

Trên khắp cả nước, các mỗi năm phải bỏ ra từ 300 đến 500 đôla tiền túi để mua tài liệu giảng dạy. Đối với tôi, với ba lớp “học sinh chậm tiến” mà tôi được xếp lịch dạy vào mùa thu, mỗi xu tôi bỏ ra để mua bộ sách Nuôi dưỡng Tâm hồn Tuổi mới lớn cho lớp đều vô cùng đáng giá. Vì thế, cầm trong tay cuốn sổ thuế của trường và một tờ giấy đề nghị giảm 10% giá bìa cho giáo viên, tôi đặt mua 35 cuốn ở cửa hàng sách Crown trong vùng. Sau đó tôi bắt đầu sắp xếp các câu chuyện để tạo thành những động lực thúc đẩy học sinh làm các bài văn.

May thay, sách đã đến sau khai giảng một tuần, và tôi đã chọn được một vài truyện phù hợp để đọc cho các học sinh của mình. Tôi yêu cầu các em thảo luận về ý nghĩa của truyện, văn phong, quan điểm, tính mạch lạc và giọng điệu của người viết trước khi bước vào bài làm văn đầu tiên. Thật ngạc nhiên khi thấy những “học sinh chậm chạp” ấy đã đọc say mê và chú tâm hơn cả một giáo viên như tôi đây. Một số em thậm chí còn ngồi lại trong lớp suốt giờ ăn trưa để đọc một câu chuyện được một bạn khác giới thiệu cho. Phải nói thật là có một vài quyển đã không cánh mà bay, thế nên tôi đành phải làm bẩn những cuốn còn lại bằng cách viết tên mình trên bìa và đóng dấu tên của trường bên trong. Mỗi khi có tiết Văn, một học sinh sẽ lên trước lớp và đọc một câu chuyện,. Việc đọc to cho người khác nghe là một kỹ năng mà những “độc giả miễn cưỡng” ấy trước nay vốn không thích tập luyện. Sau đó cả lớp sẽ đọc tiểu sử ngắn của người viết ở phía sau sách, rồi viết cảm nghĩ của mình về câu chuyện đó, “bài học” rút ra, và những ý tưởng viết bài của riêng mình trong một quyển nhật ký.

Những gì diễn ra tiếp theo sau đó thật là thần kỳ! Các em rất yêu thích những câu đề từ trước mỗi câu chuyện, thế nên tôi đề nghị các em viết lại những câu yêu thích mà các em đã nghe được, đọc được, và cuối cùng là sẽ dùng đến chúng khi các em làm văn. Nếu như Mick Jagger có thể viết thì chắc chắn các em cũng có thể viết hay sưu tầm được những câu trích yêu thích của mình. Phải thừa nhận rằng, có một số em đã làm việc này một cách qua loa, chiếu lệ. Nhưng tôi không cắt x các bài viết của các em. Trái lại, tôi khuyến khích các em viết cho đúng và nhớ rằng các bài viết phải đa dạng, thu hút được mọi lứa tuổi, và có tính thuyết phục nếu như mục đích cuối cùng của các em là bài được đăng.

Tiếp sau chúng tôi lấy những từ ngữ trong sách ra và cho vào vốn từ ngữ để chuẩn bị cho các kỳ thi đại học. Khi khám phá ra một số tác giả viết bài cho Nuôi dưỡng Tâm hồn Tuổi mới lớn đang sống gần chúng tôi, ở Columbia, Maryland, thế là chúng tôi mời Amanda Dykstra đến lớp để đọc và thảo luận bài thơ của em, bài Cô gái bên cửa. Amanda có niềm đam mê viết lách và viết rất mạch lạc; em nói với các học sinh của tôi rằng cuộc đời em đã thay đổi rất nhiều kể từ khi bài thơ đó được đăng. Amanda kể về những lần em đi ký sách cho độc giả, về những phần thưởng và những lá thư mà em đã nhận được, và về sự nổi tiếng mà bài thơ dài một trang đã đem lại cho em. Không cần phải nói thêm, các học sinh rất ngạc nhiên khi tận mắt nhìn thấy một cô bé trạc tuổi các em lại là một “tác giả có bài được đăng” trên sách báo toàn quốc.

Các em học sinh cũng rất ngưỡng mộ những người nổi tiếng mà các em biết và đã viết cho cuốn sách này - những ngôi sao như Bill Cosby, Jennifer Love Hewitt và nam diễn viên Clifton Davis. Các em quyết định cũng sẽ viết thư cho những ngôi sao nhạc rock, các anh hùng thể thao và các gương mặt chính trị yêu thích của các em, để đề nghị họ gửi các câu chuyện của họ cho ban biên soạn sách Nuôi dưỡng Tâm hồn, với hy vọng rằng rồi các bạn cũng sẽ biên soạn một cuốn sách về những người nổi tiếng ấy.

Sau khi đọc xong những câu chuyện trong chương Trong Gia đình, các em quyết định viết những lời ca ngợi và th cảm ơn đến cho cha mẹ mình. Những bứcthư ấy đã được gửi qua bưu điện đến cho các bậc cha mẹ và sau đó là gửi đến các tờ báo địa phương để xuất bản nhân dịp Ngày của Mẹ, Ngày của Cha, và Ngày của Ông Bà. Không cần phải nói thêm, các bậc phụ huynh đều vô cùng ngạc nhiên. Hầu hết đều thừa nhận là họ rất xúc động trước những suy nghĩ và những kỷ niệm của con cái họ. Một số bài viết được gửi cho tổng biên tập tờ Senior Edition, U.S.A. ở Boulder, Colorado, và mỗi khi có bài được đăng, tòa soạn lại gửi cho các tác giả - học sinh này những tấm séc tiền nhuận bút nho nhỏ. Kể từ đó, các em học sinh đã khuyến khích cha mẹ viết và gửi các câu chuyện của họ cho Nuôi dưỡng Tâm hồn.Jessica Parsons, một học sinh lớp chín, đã thuyết phục cha mình viết lại kỷ niệm của ông về ngày cô bé ra đời và gửi đăng báo. Trong một buổi họp phụ huynh vào mùathu nọ, hiệu trưởng trường đã thông báo rằng câu chuyện của ông Parsons đang được duyệt để chuẩn bị in trong ấn phẩm mới của các bạn về trách nhiệm làm cha mẹ.

Kể từ đó, các em học sinh đã viết nhiều hơn, biên tập kỹ lưỡng hơn trước khi gửi đăng, và về nhà thuyết phục cha mẹ viết bài ca ngợi con cái và cả những chuyện khác nữa, kể cả thơ. Các bậc phụ huynh đã gửi những bài viết ca ngợi con cái của họ cho tôi, bài nào cũng có ký tên, đóng dấu đàng hoàng. Vào ngày học cuối cùng trong tháng Sáu, các học sinh đã đọc to lên những bài khen ngợi mà cha mẹ viết cho chúng. Tôi nghe thấy có một học sinh nói thế này, “Mình chưa bao giờ biết được là ba mẹ mình nghĩ như thế về mình đấy.” Vào ngày hôm đó, chẳng ai trong chúng tôi rời khỏi lớp học mà mắt không đỏ hoe; một số em còn gửi bài viết của cha mẹ mình đến ban biên tập của các bạn. Đến bây giờ thì không chỉ các “học sinh chậm tiến” hưởng được niềm vui ấy, mà cả những học sinh giỏi của tôi và các lớp chuyên khác cũng bắt đầu được dự phần. Các phụ huynh công nhận rằng, lần đầu tiên họ cảm thấy mình được tham gia vào chương trình viết văn của con cái.

Trong lớp học của tôi, bộ sách của các bạn còn có một tác dụng khác nữa.Dựa vào các câu chuyện trong sách, tôi đã tổ chức những cuộc thảo luận để phân tích tác dụng nghệ thuật của các câu đối thoại, các câu chủ đề và các chi tiết hư cấu trong tác phẩm của các em để giúp các bài viết sau có chất lượng hơn và có khả năng được xuất bản. Các cương Tình yêu, lòng tốt và Tạo ra sự khác biệt đã khích lệ nhiều học sinh hồi tưởng và viết lại những nỗ lực tình nguyện của chúng cho tạp chí 1.000 Points of Light Foundation của cựu Tổng thống George Bush. KhiNuôi dưỡng Tâm hồn Tuổi mới lớn II vừa được phát hành, tôi đã mua một bộ khác cho lớp, và các em bắt đầu so sánh và tranh cãi xem cuốn nào có những bài viết hay nhất. Chúng thậm chí còn tập hợp những bài chúng yêu thích và viết tóm lược về các câu chuyện này cho bản tin của trường. Trong bài học Mất đi tuổi thơcủa tôi, bài viết Ngày của những cái hộp các tông của Eva Burke là câu chuyện được chúng yêu thích nhất; trong bài học Thể thao, câu chuyện Người chỉ huy cổ động của Marsha Arons làm các em nữ không ngớt sụt sịt, trong khi Từ Cây nạng đến Người chạy đua đẳng cấp thế giới lại thu hút hầu hết các em trai.

Một ngày nọ, tình cờ trong Ngày Hiến chương Nhà giáo Quốc gia, chúng tôi đọc câu chuyện “Em muốn cám ơn cô” của Diana L. Chapman có dòng kết thúc là, “Có lẽ các bạn [độc giả] nên cám ơn cô giáo [người giáo viên mà bạn yêu quý] trước khi quá trễ.” Sau khi nghe xong câu chuyện ấy, các em học sinh đề nghị được viết thư cám ơn những thầy cô giáo mà các em yêu mến. Và các giáo viên ấy đã hồi đáp một cách cảm động và chân thật. Một số giáo viên đến thời điểm ấy đang sống trong viện dưỡng lão đã gọi điện hoặc viết thư để thừa nhận rằng, “Đây là lần đầu tiên tôi nhận được một lời cám ơn của một học sinh cũ, và tôi đã bật khóc.” Sau đó đọc đến bài Hẹn hò và các mối quan hê, rồi bài đọc Tôi đã tập hôn như thế nào của Mary Jane West Delgado, mỗi học sinh của tôi lại viết về nụ hôn đầu tiên của mình, và chúng tôi đã gửi một số bài hay nhất cho Washington Post để chào mừng Ngày Lễ tình yêu sắp đến. Hãy tưởng tượng sự ngạc nhiên và vui mừng của các em khi một số bài được đăng và đến được với bạn đọc trên cả nước. Các học sinh đang biết được giá trị của việc viết cho một công chúng văn học lớn hơn, vượt ra ngoài giới hạn bạn bè đồng trang lứa, cha mẹ và thầy cô của chúng. Mỗi lần tôi yêu cầu các em nói về những tiến bộ trong việc đọc sách, khả năng thảo luận những bài viết có ý nghĩa và sáng tác truyện ngắn, các em ấy đều khẳng định rằng nhờ có Nuôi dưỡng Tâm hồn Tuổi mới lớn mà các em đã được biết về những chủ đề mà các em không thể thảo luận cởi mở trong các giờ học khác. Ở mức độ nào đó, việc liên hệ các “chủ đề cấm kỵ” đó với giờ dạy Văn của tôi đã làm cho các chủ đề này được ban quản trị nhà trường chấp nhận, và chúng tôi chẳng khi nào bị mắng vì đã “vượt ra ngoài giáo án đã được quy định” cả. Cứ cho rằng các vấn đề về đồng tính, sự khác biệt, thành kiến, tình dục, lòng ái quốc, tôn giáo, tự tử, nghiện ma túy, bạo hành, cô đơn và phân biệt đối xử là những đề tài nóng, nhưng khi học sinh của các bạn đang đọc và viết - một việc chưa từng xảy ra, và các phụ huynh nhìn thấy tên con mình được in trên sách, báo - thì dù có muốn họ cũng không thể phản đối được.

Bài học rút ra được là nếu một giáo viên chọn được những bài văn tuyển phù hợp thì những điều kỳ diệu sẽ xuất hiện. Tôi không yêu cầu các em phải đọc và phát biểu về bài Lá co của tác giả Whitman, mà thay vào đó là những câu chuyện hiện đại ngân đúng dây lòng của các em, lôi cuốn các em, nói bằng ngôn ngữ của các em, và chứng minh cho thấy rằng cả những nhà văn tuổi mực tím cũng có thể lôi cuốn bạn đọc trên cả nước. Qua thành công của các em, tôi thường được mời đến chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp ở các hội nghị Giáo viên Ngữ văn của Hội đồng Quốc gia. học này đã giúp các học sinh ở các kỳ thi quốc gia nâng cao điểm số của mình, và tôi có thể nói với các bạn rằng học sinh trường tôi nổi tiếng là viết văn hay. Sydney Fox, học sinh của tôi, xuất thân trong một gia đình đã nhiều năm làm việc với những người vô gia cư và nghèo khó trong vùng chúng tôi đang sống. Em đã viết về một mối quan hệ tuổi mực tím trong câu chuyện có tựa Terri Jackson. Và khi em đọc câu chuyện này trước lớp cách đây hai năm, tôi biết chắc là nó có sức lôi cuốn để được đưa vào Nuôi dưỡng Tâm hồn Tuổi mới lớn III, và đúng như vậy, ban biên soạn của các bạn đã chấp nhận in nó. Cách đây vài tháng, sau khi Tuổi mới lớn III được phát hành, Sydney đã có tên trên báo chí địa phương, xuất hiện trên TV và tổ chức hai buổi ký tên sách - một buổi ở hiệu sách Barnes and Noble trong vùng và một buổi ở trường chúng tôi. Bỗng nhiên, giấc mơ được in bài trong một cuốn sách bán chạy khắp nước trở thành một mục tiêu thực tế cho học sinh của chúng tôi.

Mùa đông vừa qua, mười lăm em học sinh cuối cấp của chúng tôi đã xuất bản cuốn hợp tuyển các truyện ngắn của chính các em có tựa Icarus bay lên, được Trung tâm Luật Đói nghèo miền Nam ở Montgometry, Alabama tài trợ phần lớn.Cuốn sách mỏng này nổi tiếng trong vùng chúng tôi đến nỗi một trường đại học địa phương đã yêu cầu đọc cho các tân sinh viên nghe trong buổi định hướng của trường. Cuốn sách nhỏ có cái bìa màu đỏ này đã đem lại cho các giáo viên và phụ huynh niềm hy vọng rằng các học sinh hôm nay có thể tiến đến những tầm cao mới trong việc đọc, viết và xuất bản.

Sau nhiều năm khích lệ học sinh viết lách, không lời nào có thể tả nổi niềm tự hào mà tôi có được khi nhìn thấy tên các em được in trên sách, báo.

Đến mùa thu này tôi sẽ nghỉ hưu, và tôi cảm thấy đã có được một chút thành công nào đấy trong việc đưa được ít nhất một học sinh của mình có bài trong loạt sách của các bạn. Hy vọng sách của các bạn sẽ chẳng bao giờ đình bản bởi vì chúng tôi, những giáo viên dạy văn, đã nhận thấy được sức mê hoặc của chúng. Rất cám ơn các bạn đã giúp tôi biến những giấc mơ thành hiện thực.

Thân ái,

Kathy A. Megyeri

Tái bút: Năm nay, có một điều ngoài mong đợi đã xảy ra khiến tôi càng suy nghĩ nhiều hơn về tầm quan trọng của những lời ca ngợi, chẳng hạn như đem Nuôi dưỡng tâm hồn Tuổi mới lớn để làm những bài học cho học sinh. Khi trở về nhà sau chuyến nghỉ đông, tôi đã nhận được lá thư này do phụ huynh của một em học sinh gửi đến.

Mẹ của Christopher đã mất đột ngột trong lúc ngủ vào đêm Vọng Giáng sinh. Chris và tôi đã rất đau khổ và suy sụp khi mẹ của cháu và cũng là người vợ chung sống với tôi suốt 27 năm qua đã đột ngột qua đời. Trước tiên, tôi muốn được cám ơn cô vì đã quan tâm đến cảm xúc của cháu suốt thời gian khó khăn nhất này. Những lời ca ngợi Chris viết cho mẹ cháu trong bài tập cô ra vào ngày 21 tháng Mười hai, chỉ bốn ngày trước lúc mẹ cháu mất, đã làm mẹ cháu rất xúc động, đến nỗi mẹ cháu đã viết một bài ca ngợi để đáp lại con. Trong lễ tang của vợ tôi vào ngày thứ ba vừa rồi, vị trưởng ban tang lễ đã đọc bài ca ngợi Chris viết cho mẹ cháu và bài mẹ viết cho con. Đó là giây phút rất xúc động đối với tôi, và tôi xin cám ơn cô vì đã ra bài tập này. Chúng tôi không ngờ rằng phải cần bài viết này sớm như vậy.

Bạn đang đọc Đây là mùa của tình yêu của Jack Canfield
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Mr. Robot
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt đọc 8

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.