Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

THÂN THUỘC

Phiên bản Dịch · 2886 chữ

Có những thứ càng muốn rời xa nó càng in đậm hơn, hằnsâu thành một vết sẹo, tựa như một thói quen xấu, dù biết là xấu nhưngmãi chẳng thể diệt trừ.

Kể từ dạo thân nhau Thằng Béo ngày nào cũng qua đón tôi đi học, thế làchẳng những thu nhận thêm thằng đệ tử lại còn kiêm luôn cả chân tài xế. Phanh gấp ngay trước cổng nhà rồi chạy biến với lý do “em đau bụngquá!”, nó bỏ lại tôi với nụ đón gió xuân gắn trên khuôn mặt bị thịt củaBà Béo.

“Thằng này ăn lắm ** nhiều, kệ xác nó đi! Mà đánh bóng đá banh thế nào?”

Tôi tiện tay lấy chai nước lọc, còn chưa mở nắp đã nghe tiếng Bà Béo oang oang:

“Thằng này hay nhỉ? Người lớn hỏi sao không trả lời?”

“Đá rất tốt!” Ực một ngụm to. “Ăn chắc giải rút rồi!”

“Láo! Nhắc bao nhiêu lần vẫn quen thói nói trổng” Bà Béo cầm chiếc vỏ nhựa định ném vào người tôi, đưa mắt nhìn, tôi tốt bụng cảnh tỉnh.

“Cháu không phải con bác, xảy ra việc gì hậu quả tự bác gánh chịu!”

“Ối giời Thằng Béo đâu? Mày kết bạn thế đấy à?” Có trời biết từ “béo”trong mồm bà ta được áp đặt lên cả hai mẹ con mình. Bà Béo ngoác cáimiệng rộng đến nỗi có thể đút lọt quả trứng gà, gân cổ tru tréo.

“Thằng ăn hại, mày làm tao tức chết mất, ** nhanh ra tao bảo!”

“Bác vặn bé cái đài thôi, hàng xóm mà tới thì…”

Bị một câu của tôi nói trúng, bà ta im bặt, ngóc đầu khỏi quán xem có mụ bạn già nào hóng hớt không, xác định không có người mới yên chí quayqua nguýt.

“Cái thằng ranh này nữa, gọi tao là “cô”, cô hiểu chưa?”

Hơi gật đầu nhưng chẳng tiếp thu, bắt tôi phải gọi một bà thím hơn bốn mươi tuổi này là “cô” á? Thà chọc mù tôi đi còn hơn.

“À, nghe thằng con cô ca ngợi mày đá giỏi lắm, thế cũng thua được hả?”

Tôi trầm ngâm, bà ta càng hứng khởi hơn: “Nhìn mày là cô biết kết quảrồi!” Đoạn thốc họng vào trong: “Lần này chết chưa! Nghỉ một tuần ănsáng nhe con!”

“Mẹ!” Không biết từ lúc nào Thằng Béo đã đứng cạnh mẹ mình, dùng sức lực cơ bắp đùn đẩy tống gọn bà Béo xuống dưới nhà. “Đi nấu cơm, để contrông cho!”

“Một tuần cấm xin tiền tao rõ chưa!”

Dưới bộ mặt cứng đờ của thằng Béo, một bàn tay vỗ nhẹ vào nó, mà bàn tay này không ai khác chính là tôi. Thể nào phản ứng của nó về việc thuacuộc lại thái quá vậy, ra là cá cược với mẹ Béo!

“To gan! Cả tao mày cũng đánh cược!”

“Đại ca hiểu nhầm!” Nó lắm bắp, nhanh tay lẹ chân vớ chai nước đổ đầycốc thuỷ tinh ấn về phía tôi, nước đá lạnh phủ một tầng hơi mỏng khiếnlòng bàn tay tôi ẩm ướt, nó cố cười lấy lòng:

“Em đặt trọn niềm tin lên người anh,… đáng tiếc là…”

“Bị cắt tiền tiêu vặt?” Cười gằn. “Tao làm mày thất vọng? Tóm lại là muốn bồi thường?”

“Không! Anh biết tính em mà… em đâu có chó đến mức ấy”

“Mới lợn thôi chưa chó!”

Đầu nó gật như bổ củi. “Đúng đúng, anh nói gì cũng phải… Ngày mai anh có tập bóng nữa không?”

Mẹ con nhà này ngoài cái tên ra còn có một đặc điểm chung là chuyển đềtài nhanh xoàn xoạt. Tôi nhấp một ngụm, cái lạnh khiến cổ hơi tê tê.

“Tao muốn nghỉ ngơi.”

Thằng Béo tưởng tôi nản chí bỏ luôn đá bóng, cuống cuồng tìm cớ thuyết phục.

Tôi phát chán với mớ ngôn ngữ lộn xộn của nó, gắt. “Tao đợi mày bình phục!”

Thằng Béo ngây người, khẽ động vào cái chân tàn tật chưa lành, vếtthương này do tập xe máy mà ra. Tôi còn nhớ khi ấy mặt nó tái xanh, đưara tuyên thệ thà đi xe đạp chứ cả đời này không thèm động vào xe máy!

Thằng Béo trông bề ngoài to khoẻ thế thôi chứ thực chất rất nhát chết,có lần tôi chế nhạo cái dạng mày thế mà cấp một cũng được làm Đại ca!

Nó thú nhận: “Việc em sợ hãi nhất là khi cơn điên qua đi, máu hăng tụtdốc, mỗi lần phải đối mặt với vết thương em chỉ biết hối hận!”

Đang mải miết đàm luận thì ánh mắt tôi chợt ngừng lại, gần như trong tích tắc đứng vụt dậy, mặc kệ Thằng Béo có réo gọi thế nào.

“Đại ca, đợi em lai về!”

“Ranh con đi đâu, chưa trả tiền đã phũi đít rồi!”

“Mẹ nói vớ vẩn gì vậy, đằng nào đó cũng là bạn con mà...”

Tôi ngoảnh lại cho bà Béo một đáp án thích đáng:

“Theo lệ cũ, cháu uống nước đệ tử sẽ trả tiền!”

“Á à!!! Mọi ngày mày vẫn trả tiền cho nó à????”

“Thằng ngu này, đầu mày chứa cái gì vậy… Tao uổng công nuôi cơm mày bao nhiêu năm nay!!!!”

“Mẹ biết gì! Ngoài tiền ra mẹ còn biết thứ gì nữa không hả??? Đồ bủn xỉn keo kiết!!!”

“Dám cãi lời!!!!”

...

Hai mẹ con cãi vã um trời, ở một nơi khác lại hoàn toàn đối lập, sự imắng tới dị thường. Ráng chiều đổ lên hàng cây ven đường, nhuộm tối bởimột màu âm u. Trên lối nhỏ tôi đã từng đi hàng trăm vạn lần, một đám trẻ con bâu quanh vào một đứa con gái. Đứa bé gái bước chân chếnh choángkhông ngừng lùi lại, lùi sát chân tường, cảm tưởng như nó muốn hoà tanvào không khí.

“Con này nôn tiền ngay!”

“Tớ đã nói là…”

“Không có? Mày không có thì ai có hử! Khôn hồn nộp ra tao tha!”

“Còn lì lợm! Chả phải bố mày làm bác sĩ rất có tiền!”

“Tớ không có thật!”

“Keo kẹt thế! Hưởng phúc rồi quên ngay bạn bè!!!”

"Tớ đã nói không có! Tin hay không tuỳ các cậu!

Một thằng giựt ba lô trên lưng nó lại, con bé ngửa người về phía sau, té ngã.

“Để tao kiểm tra, ông mày thấy thì xong đời!”

“Nói nhiều éo gì, xông vào đánh chết mẹ nó đi!”

"Các cậu quá đáng lắm!

" Đứa con gái ngẩng đầu, khuôn mặt nhỏ nhắn không chút sợ hãi.

"Để yên tôi về!

"

“Giờ bố người ta làm bác sĩ rồi, có là đứa con hoang nữa đâu!”

“Con chó! Sinh ra làm con hoang đến chết vẫn làm con hoang, đừng có ở đây mà vênh váo với các ông!”

Khi bàn tay thằng con trai còn cách mặt con bé 20cm thì bỗng nhiên dừng lại. Thằng bé đau đớn kêu gào: “Đứa chó nào!!!! Đâu!!!”

Tôi chẳng nói chẳng rằng hất mạnh khiến nó ngã nhào, bọn trẻ con xanh mặt, riêng thằng bé kia vẫn trừng mắt không phục.

“Cậy lớn bắt nạt bé, đúng là không biết nhục!”

“Mày nói lại xem!” Mấy thằng trẻ con bị tôi doạ sợ quá chạy biến đi, còn một mình thằng này ngồi bệt trên đất, dụi mắt cho nước khỏi chảy ra.

“Tôi nói anh lớn bắt nạt bé, không xứng làm đàn ông!”

Bất giác nhớ tới mình hồi bé, tôi không khỏi bật cười.

“Tao lớn bắt nạt bé, mày trai bắt nạt gái, không biết đứa nào hạ tiện hơn!”

“Nó không phải con gái! Nó là con hoang!” Thằng bé gân cổ cãi, giây phút thích thú bỗng chốc biến mất,… mí mắt dưới giần giật.

“ ‘Con hoang’ không phải từ tuỳ tiện mày được phép nói ra!”

“Tôi cứ nói!” Thằng bé đứng bật dậy, hai tay nắm thành quyền. “Anh là cái thá gì mà có quyền cấm tôi!”

“Tao là con trai của ông bác sĩ bọn mày vừa nói đến đấy! Nhóc à!”

Nó khựng người, có vẻ không thể ngờ rằng Bánh Bột Gạo có một người anh... à không hẳn ‘anh’.

Phía sau còn nghe tiếng gào

“Anh đợi đấy, có ngày tôi lớn lên sẽ làm Đại ca, sẽ đánh bại anh!”

Hồi ấy tôi bỏ qua câu nói này, thiết nghĩ đằng nào nó cũng chỉ là mộtđứa trẻ con, không ngờ nhiều năm sau, thằng bé này lại làm những việctôi không thể ngờ...

Bánh Bột Gạo cắm cúi nhặt đống sách vở rơi đầy trên đất, hai tay trắngnõn vì cát đất mà trở nên nhem nhuốc, cả gấu váy do cú đẩy lúc trướccũng đen đúa theo.

Quãng đưường dài ngập tiếng ve kêu, âm thanh rả rích kéo dài vô tận, như than như oán xen lễn tiếng bước chân dẵm đạp lên mặt đường cồm cộp tạothành một bản nhạc vô cùng thê lương.

Cách chưa đầy 2m, tôi đi trước, nó theo sau nhưng chúng tôi vĩnh viễn chẳng nói nổi câu nào, đúng hơn là không có gì để nói.

“Sao không để bọn nó đánh em đi! Tạo sao lại cứu em?”

Đứng trước cửa nhà Bánh Bột Gạo với đôi mắt trong trẻo nhìn tôi, cả nóvà tôi đều rõ chỉ cần thêm một bước chân nữa vào ngôi nhà này, chúng tôi càng không thể trực tiếp đối thoại bình thường.

“Tao đánh mày thì được, đứa khác đừng hòng đụng tới!” Suýt nữa tôi đãbật ra câu này, may mắn thế nào lại ngăn kịp. Nhớ lại năm đó có mộtthằng bé dốc lòng bảo vệ đứa bé gái… nó với con bé hàng xóm thân thiết…mà bây giờ thì không!

Mím chặt môi, tôi xoay người vào nhà.

Khoảng khắc lên cầu thang nhìn xuống, có bé vẫn đững im dưới mái hiên,bờ vai bé nhỏ hơi run run. Bóng tối và ô cửa kính màu hổ phách khiến tôi không biết được, nó rút cuộc là đang khóc hay đang cười…

“Con đĩ này! Mày thích léng phéng với người yêu bà không?”

“Á! Còn già mồm! Bọn mày đâu! Đánh nát cái mặt lol nó ra!”

“Rũ đầu nó!!!”

Chưa đến trường đã thấy tiếng chửa nhau. Thằng Béo tay thì dắt xe, mồm thì chửi rủa:

“Lại đánh ghen, cấp ba là cái bọn vô văn hoá, vô giáo dục! Thế giới hỗn loạn cả rồi!”

Vào sáng thứ hai toàn thể giáo viên học sinh tụ tập đầy đủ trong sântrường, riêng tôi theo thói quen cũ tìm nơi kín đáo sau khuôn viên nằmnghỉ. Từ trên cao, một có cái bóng che khuất tầm nhìn, tôi khẽ nhíu mày, chống mình ngồi dậy.

“Xin điếu thuốc!” Cái chất giọng chanh chua và động tác nhảy tường nhưphim chưởng, chị ta đón điếu thuốc tôi quăng cho, cười khinh khỉnh.

“Trẻ con trẻ cái, suốt ngày trốn học thế à?“

Nâng đồng hồ lên xem, tôi dõng dạc tuyên bố: “Vẫn trong phạm vi cho phép! Còn 20 phút nữa mới vào tiết chính.”

Chị thở một hơi dài thườn thượt, gõ đầu: “Thứ hai. Quên béng mất, còn tưởng học.”

Giờ mới phát giác trên mặt chị ta chằng chịt những vết thương, phấn trộn lẫn son nhoè nhoẹt cấu thành một bộ dạng lem nhem thể không tả.

“Chưa thấy người đẹp bao giờ chắc mà nhìn ghê vậy?”

“Chuyện lạ, ma cũng xuất hiện vào ban ngày, còn tự xưng là ‘mỹ nữ’ ”

“Cái gì?”

Đưa tay sờ lên mặt, mắt chị trợn trừng: “Mấy con chó kia, đánh đâu không đánh, cứ nhằm mặt đẹp của bà! Ghét nhất là cái loại ghen ăn tức ở!”

Cạnh mép chị có một vết thương tím bầm, lòng chợt khó chịu, tôi đưa tayvào cặp lấy ra một vật. Sau một hồi chú tâm soi xét nó, chị đột nhiênbật cười hô hố.

“Con trai mà lại đem băng cá nhân bên người, đúng là cái loại…”

“Làm sao? Không cần thì thôi!”

Tôi thường xuyên bị thương nên lúc nào trong cặp cũng dự trữ mấy đồ y tế tiện dụng, đằng này chả được lời cám ơn chị ta còn quay ra xoáy đểumình, đời xưa có câu “làm phúc phải tội” quả đúng 100%. Tôi còn chưa kịp cất đồ, chị ta vội vã ngăn chặn, bĩu môi.

“Mới thế đã dỗi, làm gì mà gớm vậy!”

“Đồ điên!” Lúc đấy chị ta đang loay hoay với cái băng cá nhân bé xíu lên chả bỏ câu nói của tôi vô đầu, được lát sau nghe thấy tiếng than vãnbên tai.

“Không có gương soi bằng cách nào? Chú định đánh đố chị đấy hả?”

“Dùng hay đáp đi là quyền của chị!”

“Làm phúc phải làm đến cùng, tiễn phật tiễn đến tây thiên chứ!”

Chị ta lảm nhảm điếc tai, tôi nhận lại tấm băng cẩn thận dán lên. Vếtdài vệt ngắn, chủ yếu là do cào cấu, căn bản một cái không thể che hết.Tôi bóc sạch số băng còn lại, xong việc mặt chị ta chi chít những bănglà băng, trông rất nực cười.

“Ngậm miệng! Ai cho cười mà cười!” Hai tay chống nạnh, nhe răng trợn mắt rống to đúng tiêu chuẩn mấy mụ đàn bà đanh đá. Tôi đưa ra kết luận.

“Chằn Tinh!”

Chị ra vẻ không vui, lắc lắc đầu. “Không phải chằn tinh, mà là hồ ly tinh!”

Tôi ngưng mắt ngó chị ta một lượt, khẳng khái phủ định: “Tôi chưa từng thấy con hồ ly tinh nào xấu như chị!”

"Chị có thể thôi tâng bốc bản thân đi được không?

" Bất ngờ chị ta sáptới, tôi nhanh chóng bắt kịp lấy bàn tay gồm năm móng đỏ chót trảo lênđầu mình.

"Hóm thế! Ngoan! Cho chị sờ đầu cái nào!

"

"Bệnh!

"

“Người khoẻ mạnh ngon nghẻ thế vầy... Mày đoán chị giá bao nhiêu?” Bấtthình chị đưa ra câu này, tôi nhất thời tung trả luôn đáp án.

“Không đáng một xu!”

“Mở to mắt nhìn kỹ lại đi! Một xu mà lắm đứa nhăm nhe huỷ dung chị lắm đấy!”

Chị cứ làm như việc mình quyến rũ đàn ông là hay ho lắm, vênh váo vỗngực, nhưng chưa đầy năm giây sau vẻ tự mãn giảm bớt còn phân nửa, chịta cúi đầu, mái tóc vàng loà xoà che kín một bên mặt tựa hồ ẩn giấu cảtâm tư con người.

“Đĩ thì sao chứ! Làm nghề nào cũng có cái giá của nó hết!”

Chẳng rõ chị ta đang nói với tôi hoặc tự nói với chính mình, khi cònđang bận bịu phân tích, chị đã ngẩng đầu cười, sau lớp phấn son dày cộpthoáng lộ ra một chút bi ai.

“Cậu ghét đĩ không?”

“Mẹ kế hiện giờ của tôi là một con đĩ, chị xem tôi có nên hận bà takhông?” Đúng thật là tôi có ác cảm với từ “đĩ”, nhưng cảm giác này không tồn tại trên người chị ta, phải chăng tận lúc đó tôi chưa từng gặp mộtcon điếm nào dám dũng cảm nhận mình là điếm hay chăng?

“Tôi kể cho cậu một câu truyện…” Biết tôi chuẩn bị phản đối, chị ta liền cướp lời.

“Muốn nghe cũng được, không muốn nghe cũng bắt buộc phải nghe. Ngày xửangày xưa ở một khu rừng nọ, có một cô bé mồ côi cả cha lẫn mẹ, một hômcó một người đàn ông tốt bụng hỏi cô rằng “bằng lòng đi theo ta không?”Cô bé luôn ấp ủ hy vọng thoát khỏi chốn rừng sâu hiu quạnh, nay lại cóngười muốn đưa cô ra ngoài, cô vui sướng tột độ, ngoan ngoãn nhận lời.Ai ngờ người đàn ông cô vẫn gọi là cha ấy lại là một tên buôn ngườichính thống, ông ta bán cô lấy tiền ăn chơi. Cô gái nhỏ sống trong đaukhổ, chịu đựng sự dày vò cả thể xác lẫn tinh thần. Vào một ngày kia saunhiều lần suy nghĩ, cô quyết đinh tự kết liễu cuộc sống mười chín nămngắn ngủi của mình… Lại nói về người đàn ông nọ, khi đã tiêu sạch tiềnmới nhận ra bên mình thiếu đi một tiếng gọi ‘cha’, một cô bé ngày ngàyquấn quýt nói cười với ông ta… Người đàn ông hối hận trở về chốn xưanhưng thứ ông thấy chỉ là một ngôi mộ trơ trụi, trên đó có nở ra một cây hoa màu đỏ rực…”

“Các em chú ý! Sau đây là danh sách học sinh yếu em trong tuần!”

Tiếng loa từ phía trường cao trung vang vọng, phá vỡ một góc nhỏ yêntĩnh giữa tôi và chị, hàng loạt những cái tên được nêu lên, trong có duy có một cái tên bị nhắc đi nhắc lại liên miên, từ việc nghỉ học đến hành xử vô lễ, chửi trên mắng dưới,…

Cách một bức tường, cô gái với mái tóc vàng khè bật cười tươi rói, lớp băng dán lộn xộn trên mặt chị làm nổi lên một vẻ nhu hoà.

“Nghe gì không? Tường Vi là tên chị đấy!”

Bạn đang đọc Bò Lên Giường Em Gái của Ly Thanh Duong
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Mr. Robot
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt đọc 28

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.