Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Lịch sử, quá khứ và tương lai.

Tiểu thuyết gốc · 1574 chữ

Sự lạc hậu của nhà Nguyễn làm phần lớn mọi người nghĩ là quân đội của người Việt từ xa xưa toàn dùng gươm giáo mà không biết rằng súng đã được sử dụng từ thế kỷ XIV. Vào thế kỉ XV, chính nhà Hồ là người đã được ra loại súng tân tiến nhất thế giới lúc bấy giờ. Qua trăm năm sau đó, đất nước bước vào nội chiến, những mẫu súng của châu Âu bắt đầu xuất hiện. Các ghi chép vào thời đó đều cho thấy súng ống xuất hiện thừa thải, người người nhà nhà đều có. Ở làng xã, lính lệ còn thỉnh thoảng “cho mượn” súng để người dân bắn nhau chơi. Trước trình trạng này, triều đình lúc đó đã phải ban bố lệnh hạn chế. Tất cả thợ chế súng đều được triều đình quản lý.

Phải nói thật lòng, Trực cảm thấy Đại Việt vào thế kỉ XVII giống y chang nước Mỹ thời hiện đại. Ai cũng có một khẩu súng. Phải nói là nếu cho hắn xuyên sớm hơn hai trăm năm, không biết chừng hắn có thể đưa người Việt đi thống trị thế giới. Tiếc thay, hắn lại xuyên vào thời đại mà quân đội chuyển sang dùng lại gươm giáo trong khi phương Tây đang dùng tàu chiến hơi nước.

Nghĩ tới đây, Trung Trực không biết nên nghĩ gì về gia tộc Nguyễn Phúc. Thời chúa Nguyễn, tỷ lệ lính trang bị súng còn lớn hơn cả quân đội phương Tây. Vậy mà tới giờ, mười người mới có một khẩu súng cũ kỹ. Cái đáng giận nhất là chỉ hơn hai mươi năm trước, quân đội Đại Nam dưới thời Minh Mạng còn dùng súng ống đại bác bắn nhau ầm ầm với quân Lê Văn Khôi vì hắn dám làm phản, đánh tan đại quân Xiêm La để giành quyền kiểm soát Cao Miên và Ai Lao.

Mà có giận cỡ nào thì vị Hương cả kiêm đội trưởng nông binh Nguyễn Văn Lịch cũng còn có cả đống chuyện phải lo.

Từ sau cuộc đàm thoại giữa Trung Trực và thầy Sáu, tuy cuộc sống của Trực trong làng vẫn yên ả bình thường nhưng sinh hoạt của dân làng lại dần dần thay đổi. Ở lớp học của hắn, không chỉ có thanh niên mà toàn thể dân làng đều đến học, ai phải làm việc ban ngày thì đến học vào ban đêm, bởi Văn Lịch không chỉ dạy chữ mà còn truyền thụ cho mọi người nhiều kiến thức phổ thông cần thiết cho sinh hoạt vốn phổ biến vào thời hiện đại nhưng lại rất cao xa vào thời này. Ngoài ra, cái tên này còn bày ra một số trò giải trí để mỗi người vui chơi những lúc rảnh rang. Thời bấy giờ, những người dân bình thường ban ngày thì làm việc, tối đến thì đi ngủ, chẳng có trò gì để giải trí cả. Chuyện vừa được xem tuồng với tỉ võ như gần một năm trước chỉ là may mắn mà thôi. Nhờ đó, uy tín của Trung Trực đối với dân làng này càng tăng cao thêm nữa. Các vị Hương chức trong làng cũng hết lòng ủng hộ, bởi những việc làm của hắn đối với dân làng chỉ có lợi mà không có hại gì cả.

Bên cạnh đó, Nguyễn Trung Trực còn giảng về các hiện tượng tự nhiên như mưa giông gió bão, và những cách thức để tự bảo vệ mình khi gặp nguy cấp. Thời này chưa có biến đối khí hậu nên cũng chả lo bão đột ngột tiến vào Nam Bộ. Dù vậy, giống tố thì vẫn có mà nhà cửa đều là nhà tranh vách lá. Và quan trọng hơn là Tuấn Văn vẫn đang sống tại một trong những ngôi nhà như thế. Cái này thì cũng phải nói tới quy định của nhà Nguyễn, người không có quan tước thì không được xây nhà gạch. Thực ra, quan thì hắn cũng có nhưng chỉ là cấp làng nên không có quyền xây nhà gạch.

Một hôm, khi giảng về lịch sử thế giới, một người đưa tay lên hỏi. Người đó không ai khác lại là Mận, em gái hắn:

“Thưa anh hai, ý em là thưa ngài Hương Sư. Ngài nói trước đây Phú Lang Sa, Anh Cát Lợi, I Lang Nho chỉ là những bộ lạc man rợ đánh chiếm nước La Mã và chúng vô cùng lạc hậu trong hơn một ngàn năm. Vậy tại sao bây giờ chúng lại mạnh tới mức tiến đánh cả nhà Thanh?”

Trước câu hỏi này, Trực mỉm cười. Đây chính là thứ hắn cần giảng cho mọi người. Ngay sau đó, hắn nói bằng chất giọng của bà mẹ kể cho đàn con của mình:

“Trong thời gian dài, nền văn minh phương Tây chìm trong đêm trường trung cổ. Tuy nhiên, qua một thời gian, bọn họ đã nhận ra phải học hỏi thì mới phát triển được. Đầu tiên, các nước phương Tây tiến hành hạn chế bớt những hủ tục của Thiên Chúa Giáo. Tiếp theo, họ học hỏi những kiến thức từ nền văn minh La Mã đã diệt vong từ lâu. Kế tiếp, họ tiến hành phát kiến tìm các tuyến đường thương mại mới. Quan trọng nhất đó là học hỏi lẫn nhau. Quốc gia kia phát minh được đại pháo có tầm bắn xa và uy lực lớn hơn pháo súng thần công, ngay lập tức có nuớc phái người tới học tập, sau đó phát minh ra đại pháo còn lợi hại hơn.”

“Vậy còn tàu chiến hơi nước. Chả lẽ không có cách nào chống lại” Lần này người hỏi là Kim Định.

Trước việc Định hỏi, thầy Sáu có hơi nhíu mày. Thực ra thì quan điểm của người Đại Nam thoáng hơn người Đại Thanh rất nhiều, nhất là dân Nam Bộ lại có tính hào sản. Dù vậy, bản thân nàng và Trực vốn đã được định thành vợ chồng. Ông sợ Văn Lịch bị vợ tương lai hỏi thẳng như vậy thì sẽ không vui.

Dù vậy, tên Trực lại không có tý gì buồn. Đừng nói là một nữa linh hồn của hắn là người hiện đại, với tình yêu mà Nguyễn Trung Trực dành cho Kim Định từ nhỏ, dù nàng có nói gì thì hắn cũng không giận. Ngược lại, thái độ của Định lại làm hắn có chút thích thú. Dĩ nhiên, giờ hắn đang ở thời phong kiến, lại còn trước mặt nhiều người nên cái gì cũng phải kiềm lại.

“Thực ra vào thời Thánh Tổ hoàng đế, nước ta cũng từng chế tạo được tàu hơi nước. Tiếc thay, Thánh tổ chỉ xem đó là trò vui, không chú tâm phát triển. Về sau, quốc khố hao hụt dần, các hoàng đế sau này muốn phát triển cũng không được” Trực nói.

Thánh Tổ mà Trực nói không ai khác chính là Minh Mạng, người đặc tên nước ta là Đại Nam, nắm quyền lực vào lúc nước ta binh mã mạnh nhất, hiện đại nhất, lãnh thổ rộng nhất. Đồng thời, chính gã này cũng là người đã gây ra sự lạc hậu hiện tại của quân đội, bế quan tỏa cảng, phá sập hết sự phát triển từ thời Chúa Nguyễn.

Trong khi đó, về phần tàu hơi nước thời Minh Mạng thì thầy Sáu có hơi ngạc nhiên. Thực ra thì lúc còn trẻ ông cũng nghe nói ở kinh thành có người chế được thuyền không cần sức gió hay tay chèo cho hoàng đế ngự lãm. Tuy nhiên, cả Đại Nam đều xem đó là thú vui nhất thời, bản thân hoàng thượng cũng không để ý nên mọi thứ dần chìm vào quên lãng. Không ngờ một kẻ sinh sau thời điểm đó gần hai mươi năm lại biết rõ như vậy. Không phải nói là không ngờ đức Lạc Long Quân lại để tâm đến cả chuyện này.

Ngoài ra, theo cách nói của Trực thì bế quan tỏa cảng mà Đại Nam đang áp dụng là một chính sách sai lầm. So với cấm đạo, nó còn nguy hiểm hơn gấp trăm lần.

Hiện tại, rất nhiều người trong đó có thầy Sáu tự hỏi nếu như lúc đó Thánh Tổ không đuổi người Tây Dương đi thì liệu Đai Nam có hùng cường như các nước Phú Lang Sa, Anh Cát Lợi mà Trực kể không. Mà không hùng mạnh thì có lẽ sẽ không phải chỉ có vài tàu chiến ở Đà Nẵng mà không đuổi đi được.

Trước mắt mọi người có vẻ buồn rầu, Trực liền nói:

“Mọi người cũng đừng buồn. Quá khứ thì không thay đổi được nhưng tương lai thì có thể. Chúng ta không thể đưa Đai Nam về thời hoàng kim thì cũng làm hết sức của mình chứ”

Thực sự, hắn cảm nhận được dòng thời gian đã rẽ nhánh. Đó là cảm nhận mà kẻ mang hai linh hồn ở hai thế giới có được. Cái tốt là hắn có thể làm mọi thứ để bảo vệ những gì trước mắt. Cái xấu là sẽ có những thử thách cực lớn dành cho hắn. Còn thử thách là gì thì phải đợi mới biết được.

Bạn đang đọc Anh Hùng Nguyễn Trung Trực Tân Truyện sáng tác bởi dangtuanviet2018
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi dangtuanviet2018
Thời gian
Lượt thích 3
Lượt đọc 103

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.