Tải App

Đăng Truyện

Liên Hệ QTV

Chi Tiết Bài Viết
shirothanh
VIP 3
Nguyên Anh Sơ Kỳ (14%)
Cầu người hướng dẫn

Em mới bắt đầu viết truyện chưa có kinh nghiệm cầu người thầy có kinh nghiệm chỉ dạy. Em cảm ơn trước ạ !

tạo bởi
13 Tháng 11.
mới trả lời
13 Tháng 11.
7
trả lời
171
xem
7
thành viên
UcPham
UcPham
VIP 1
Luyện Khí Tầng Mười (1568%)

Chúc thí chủ thành công a

Đã sửa bởi UcPham lúc 19:38 13/11/2019
AnhVìAi_MàPhảiOnline
AnhVìAi_MàPhảiOnline
Trúc Cơ Hậu Kỳ (36%)

Hình như top dưới có top Tuyển Dịch giả ý đh vô xem có ng nhận đệ dạy cho ng ms tập dịch đấy, chúc may mắn

Hi...TấnĐạt_nè
Hi...TấnĐạt_nè
VIP 3
Nguyên Anh Sơ Kỳ (43%)

cái vụ viết truyện ta cũng không biết chỉ có thể chúc đh thành công

HᎧẠT_ᎮHẬT
HᎧẠT_ᎮHẬT
VIP 2
Nguyên Anh Sơ Kỳ (51%)

Chúc đh mau chóng thành công

zZzTRIẾT_TÌNHzZ_80ct.
zZzTRIẾT_TÌNHzZ_80ct.
VIP 6
Hóa Thần Sơ Kỳ (56%)

Tìm truyện sáng tác nào dc 1k chương trở lên , hoặc đã hoàn thành 1 bộ trên 800 chương , rồi ib đóng phí bái sư theo

Blood_Moon
Blood_Moon
VIP 4
Kết Đan Trung Kỳ (58%)

mình chỉ đưa ra cái sườn chung cho bạn còn về chiều xâu bạn phải tự tìm hiểu tự đúc kết kinh nghiệm cho mình, như thế bạn mới tiến bộ được.

  1. Hãy từ bỏ cái gọi là "convert" Tôi thực sự không muốn viết dòng nầy ra, nhưng bởi vì có nhiều bạn thích sáng tác theo kiểu convert. Bạn sẻ đồng ý với tôi rằng "đọc" củng là một phần "viết". Vì thế bạn nên đọc một cách có ý thức. Vì bạn là người mới bắt đầu, củng đồng nghĩa với việc bạn là một cây bút còn "non", tôi không muốn bạn bị tiêm nhiễm cái văn phong không "thuần" đó, mà tiếng anh tôi gọi nó là shit. Để cho dể hình dung , bạn hãy tưởng tượng. Bạn là cành hoa đẹp đẻ, trắng muốt cắm vào một ly nước đục ngầu, bông hoa đó sẻ bị đốm bẩn do hiện tượng mao dẫn. Nhưng nếu đó là một ly nước cực kỳ tinh khiết thì bông hoa đó sẻ luôn tươi sắc và thuần khiết. Thế nên nếu bạn muốn viết lách hãy từ bỏ convert ngay từ bây giờ.
  2. HE, SE or OE – that’s the question!

Khi bắt tay vào viết một tác phẩm , bạn có cần định trước một kết cục cho các nhân vật của mình hay không?

Trên thực tế, có hai kiểu sáng tác:

– Một là sáng tác dựa trên một cái xương cá. Bạn vẽ sẵn cái xương cá, từ đầu cá cho đến đuôi cá và để đó. Sau đó bạn mới bắt đầu quá trình “gia công” hoàn thiện đắp thịt thà, vảy viếc vào cho con cá trở thành toàn vẹn.

– Hai là sáng tác dựa trên việc xâu chuỗi hạt. Bạn tỉ mỉ xâu từng hạt châu một, khi xâu đến hạt cuối cùng thì chuỗi hạt cũng hoàn thành.

Hai ví dụ cụ thể bên trên để giúp các bạn hình dung về hai kiểu sáng tác: loại thứ nhất các bạn lên “layout” sẵn, sáng tác dựa trên một dàn ý (sơ lược hay chi tiết tùy mức độ) hoàn thiện mà các bạn vẽ ra ngay từ lúc manh nha tác phẩm. Loại thứ hai bạn cứ cầm bút lên mà không có ý định gì cụ thể, viết đến đâu thì nghĩ đến đó. Có người thích hợp với phương pháp 1, nó cho thấy một cách làm việc khoa học, logic, có chuẩn bị và do đó công việc viết lách sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn có thể “quản lý” câu chuyện của mình ở tầm vĩ mô. Ví dụ khi bạn viết lên tới 150 ngàn chữ, một số lượng chữ khổng lồ với các tình tiết ngồn ngộn và viết trong vòng 2 năm trời, thử hỏi nếu không có cái “xương cá” ban đầu thì tôi cá là bạn sẽ bị loạn hết cả lên, chẳng biết đâu mà lần.

Tuy nhiên, có một số người lại thực sự thích (thậm chí chỉ viết được) khi áp dụng phương pháp 2. Phương pháp 2 đề cao sự ngẫu hứng, tính tức thời trong sáng tác (mà thường cho ra những kết quả rất ấn tượng) và sự mới mẻ trong sáng tạo.

3.Xây dựng giọng văn của riêng bạn (hay phong cách kể chuyện)

Bây giờ chúng ta cùng xem xét một vài đặc điểm của “Giọng văn”

– Giọng văn là thiên tính?

Cũng có thể nói như vậy. Bởi theo tớ, giọng văn có bị ảnh hưởng, thậm chí phần nhiều bị ảnh hưởng bởi tính cách của người viết. Trên thực tế, viết tiểu thuyết chính là quá trình bạn “kể” chuyện trên trang giấy. Người có tính cách vui vẻ sẽ kể câu chuyện của mình theo chiều hướng hài hước. Người sâu sắc sẽ kể với giọng điệu triết lý. Người cay độc sẽ kể với phần nhiều ý châm chọc, bè dỉu. Người hiền hòa sẽ kể với giọng nhỏ nhẹ. Người lãng mạn sẽ kể những câu chuyện với giọng điệu ngọt ngào… Đổi lại, nếu bạn là người hài hước, vui vẻ thì khó có thể tạo nên một câu chuyện sầu bi, ướt át. Đó là thực tế.

– Giọng văn là năng khiếu?

Cái này cũng đúng. Năng khiếu ở đây có thể diễn đạt theo cách khác đó là cái “duyên”. Bạn có đồng ý với tớ không, nhiều người kể chuyện bạn chỉ muốn lao tới khâu mồm anh ta lại vì quá dở. Nhưng có những người thì khi họ cất tiếng, bạn cứ phải há hốc mồm ra mà nghe. Ngày xưa gần nhà tớ có một chú kể chuyện rất siêu. Tối đến là đám con nít bu lại nghe ổng kể chuyện ma. Cũng là một câu chuyện thôi nhưng người khác kể nghe không thấy sợ gì hết mà đến phiên ổng là mình muốn nổi da gà.

Hoặc là cùng một câu chuyện buồn nhưng nghe người này ta thấy bình thường, nghe người kia kể thì ta lại rớt nước mắt. Năng khiếu nó là như vậy.

– Giọng văn là rất quan trọng?

Vâng, cực kỳ quan trọng. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm. Ngoài ra, giọng điệu còn phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật”.chắc hẳn bạn đã hình thành cho mình một cốt truyện cụ thể, nhân vật đã có, các tình tiết đã sẵn sàng, thậm chí kết cục đã được định sẵn, tất cả chỉ cần bạn cầm bút và viết ra. Thế nhưng… bạn lại không tài nào đặt bút viết xuống được. Vậy thì, đúng là bạn đang thiếu một giọng-văn-phù-hợp để định hướng ngòi bút của bạn đấy.

Câu hỏi đặt ra ở đây là, làm thế nào để xây dựng một giọng văn cho riêng bạn?

– Trước tiên, bạn phải tự hỏi mình, bạn thích cái gì? Bạn thích hài hước hay u sầu, bạn thích lãng mạn hay hiện thực, bạn thích tỉnh táo hay mơ mộng… Tất nhiên, tất cả những phong cách mà bạn muốn hướng đến phải phù hợp với cốt truyện mà bạn đã đặt ra.

– Thứ hai là bạn phải xem bạn hợp với cái gì. Sau khi đọc Đường Thất Công Tử, bạn mê quá nên quyết định “nhại” theo phong cách hài hước, tưng tửng của tác giả. Thế nhưng bạn lại không hợp với giọng văn này, cứ gồng mình theo thì quá trình sáng tác sẽ rất mệt mỏi, bạn có nguy cơ “treo bút” và “ngâm tôm tác phẩm” của mình đến vĩnh viễn.

Tìm ra được một giọng văn hợp với bạn là điều hết sức hệ trọng. Khi đó, ngòi bút của bạn sẽ như được tiếp thêm dầu bôi trơn, việc viết lách sẽ dễ dàng hơn và bạn sẽ thấy hứng thú mỗi khi đặt bút. Đôi khi cái bạn thích lại không hợp với bạn. Hãy nhớ điều đó để thận trọng hơn trong sáng tác.

– Giọng văn có thể biến hóa nhưng phải giữ tính nhất quán.

Trong một tác phẩm, giọng văn phải giữ được tính nhất quán. Hay nói cách khác là bạn nên chỉ dùng giọng kể của một người cho toàn bộ câu chuyện. Tuy nhiên, bạn có thể biến hóa (tớ không dùng từ thay đổi nhé) giọng văn của mình cho phù hợp với diễn biến của chuyện. Ví dụ, với những chỗ cao trào, bạn có thể để cho giọng văn trở nên kịch tính hơn. Hoặc những lúc nhân vật suy tư, bạn có thể để cho giọng điệu sâu lắng và da diết hơn. Người kể mà, cũng có lúc vui lúc buồn, lúc tức giận, lúc xúc động, giọng văn vì vậy cũng cần phải điều chỉnh cho phù hợp, nhưng vẫn trong khuôn khổ nền tảng của tính nhất quán.

4.Xây dựng nhân vật Chúng ta sẻ liệt kê qua các nhân vật một chút.

  • Nhân vật chính: Đây là nhân vật trung tâm của truyện, tất cả mọi sự kiện trong truyện đều xoay quanh hoặc dẫn đến nhân vật này.
  • Thứ – Chính diện: Nhân vật đứng cùng phe với Nhân vật chính, đồng hành củng nhân vật chính, có tác động lớn đối với tình cảm và suy nghĩ của nhân vật chính.
  • Thứ – Phản diện: Kẻ thù của nhân vật chính, kẻ đối đầu và có quyền lực, sức mạnh vượt trội so với nhân vật chính. Người sẽ đối đầu với nhân vật chính ở trận chiến cuối cùng.
  • Phụ – Chính diện: Nhân vật đi theo Nhân vật chính và Thứ – Chính diện, hỗ trợ cho nhân vật chính.
  • Phụ – Phản diện: Trợ thủ của Thứ – Phản diện.
  • Phụ – Chính diện sang Phản diện: Nhân vật này ban đầu theo phe chính diện, sau đó chuyển sang phục vụ hoặc đứng về phe phản diện.
  • Phụ – Phản diện sang Chính diện: Nhân vật này ban đầu theo phe phản diện, sau đó chuyển sang phục vụ cho phe chính diện.
  • Hài: Nhân vật mang lại sự hài hước, vui vẻ cho truyện. Không quá quan trọng nhưng cần thiết để cân bằng truyện, nhất là với các truyện nặng tâm lý, bi kịch hay hành động, kinh dị.
  • Quần chúng: Nhân vật xuất hiện trong một hay vài tình huống nhất định trong truyện, làm nền cho khung cảnh. Đôi khi, nhân vật quần chúng có thể mang lại thông tin hữu ích cho các nhân vật khác, giúp đẩy mạch truyện lên.
  • Không lộ diện: Rất ít người biết về kiểu nhân vật này. Đó là những nhân vật được-nhắc-tới, nhưng không bao giờ xuất hiện. Ví dụ như người mẹ đã chết của nhân vật, ông sếp nào đó ở trên, bạn gái cũ… Những nhân vật này không hề lộ diện, chỉ được nhắc tới qua lời thoại của nhân vật, nhưng có khả năng tác động đến suy nghĩ, tình cảm và ảnh hưởng đến chuyển biến tâm lý cũng như hành động của nhân vật.

Bạn phải làm 1 cái lý lịch nhân vật giúp nắm bao quát hoàn cảnh truyện để viết dể hơn. 2 loại nhân vật cuối không cần làm lý lịch.

Nhận dạng:

  • Họ tên nhân vật.
  • Biệt danh/tên thường gọi.
  • Ý nghĩa của tên gọi.
  • Tuổi (ngày tháng năm sinh).
  • Ngoại hình (cao, thấp, mập, ốm…)
  • Điểm đặc biệt về ngoại hình nếu có (cận, viễn, loạn thị, bị tật, gù lưng, mù, câm, điếc, nốt ruồi, sẹo, bớt, chàm…)
  • Nguyên nhân gây ra điểm đặc biệt (nếu điểm đó quan trọng, ảnh hưởng tới truyện )
  • Màu tóc, kiểu tóc
  • Màu da
  • Cỡ giày
  • Kiểu trang phục/ phong cách ăn mặc

Tính cách

  • Tính cách cơ bản (hướng nội, hướng ngoại, sôi nổi, lãnh cảm, trầm tính, ngây thơ…)
  • Sở thích (màu sắc, món ăn, thức uống, hoạt động giải trí…)
  • Không thích
  • Ghét
  • Có dị ứng thứ gì không?
  • Có nỗi sợ thầm kín nào không?
  • Có chơi thể thao không? Nếu có thì chơi môn gì? Giỏi hay không?
  • Có hâm mộ ai không? Hâm mộ tới mức nào? Tại sao?
  • Có năng khiếu gì?
  • Có kỹ năng gì?
  • Tình trạng sức khỏe? Làm sao đạt được sức khỏe như vậy?
  • Ước mơ?
  • Mục tiêu sống?
  • Quan niệm xã hội?
  • Châm ngôn sống?

Hoàn Cảnh:

  • Có bao nhiêu nguời thân? Gồm những ai? Bố? Mẹ? Anh chị em? Cô dì chú bác…?
  • Quan hệ với những người đó thế nào?
  • Trình độ học vấn? Lý do học tới mức độ đó?
  • Thông minh thế nào?
  • Hoàn cảnh tài chính gia đình? Tại sao đạt được mức đó?
  • Hoàn cảnh tài chính cá nhân? Tại sao đạt được mức đó?
  • Thu nhập? Tài sản cá nhân?
  • Quan hệ với các nhân vật khác trong truyện?

Thôi tôi viết tới đây thôi, viết nhiều mỏi tay quá. đây chỉ là một cái sườn chung, dành cho viết truyện. phần lý lịch sẻ khác đi motoh chút nếu gặp nhiều thể loại khác nhau, nhưng đa phần sẻ trên sườn nầy. Lúc khác tôi sẻ nói thêm.

Bai!!!

Đã sửa bởi Blood_Moon lúc 21:37 13/11/2019
minhmap1088
minhmap1088
VIP 3
Phàm Nhân (-875952%)

Đạo hữu xem truyện sáng tác ở đây khá nhiều a.

Bạn đang đọc bài Cầu người hướng dẫn tạo bởi shirothanh trong Sáng Tác Truyện.