Tải App

Đăng Truyện

Liên Hệ QTV

Chi Tiết Bài Viết
TaLàLãoThất
VIP 1
Nguyên Anh Trung Kỳ (44%)
[KHU ĐÀO TẠO] Nhân Vật Trong Tác Phẩm

Ðối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người luôn giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những hành động hàng ngày,những bức tranh thiên nhiên,...đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm chính là việc xây dựng nhân vật. Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được tác giả thể hiện. Vì vậy, Tô Hoài đã có lí khi cho rằng "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác"

I. NHÂN VẬT VÀ CHỨC NĂNG CỦA NÓ TRONG TÁC PHẨM

  1. Khái niệm chung

Nhân vật văn học là con người được tác giả miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm.

Nhân vật văn học có thể là con người có tên (như Lâm Động, Lý Thất Dạ, Long Ngạo Thiên, Thạch Hạo, Mục Trần...), có thể là những người không có tên (như Hắc y nhân, trưởng lão, lão quản gia, chưởng môn...) hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó. Khái niệm con người này cũng cần được hiểu một cách rộng rãi trên 2 phương diện: số lượng: hầu hết các tác phẩm bất kể thể loại nào đều liên quan tới con người. Về chất lượng: dù tác giả miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật, yêu thú,...nhưng lại gán cho nó những phẩm chất của con người. ( p/s:cái này thì khỏi phải ví dụ, các bạn đọc truyện nhiều sẽ thấy)

Trong nhiều trường hợp, khái niệm nhân vật được sử dụng một cách ẩn dụ nhằm chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn, người ta thường nói đến người tu tiên như là một nhân vật trung tâm trong thế giới tu tiên.Tuy vậy, nhìn chung, nhân vật vẫn là hình tượng của con người trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, chức nghiệp, những đặc điểm riêng...Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông thường, sự phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó.

Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác. Ơí đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ. Vì vậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó.

2.Chức năng của nhân vật

Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của tác giả về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, tác giả có mục đích gán liền nó với những vấn đề mà tác giả muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của tác giả mà nhân vật muốn thể hiện.

Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật, nhất là các nhân vật chính, người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó. Gắn liền với Cổ Thanh Phong là thân phận của một người bị thiên đạo thẩm phán đi tìm nhân quả .. Gắn liền với người tu tiên là vấn đề đấu tranh để thực hiện khát vọng vĩnh sinh , thoát khỏi luân hồi, nắm giữ vận mệnh của mình... Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của tác giả về cuộc đời, cũng như cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, tác giả có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ được quan niệm của mình về con người và cuộc sống. ( lưu ý vô cùng vô cùng quan trọng đó là không nên đồng nhất nhân vật với con người trong cuộc đời.)

II. PHÂN LOẠI NHÂN VẬT

Nhân vật là một hiện tượng hết sức đa dạng. Những nhân vật được xây dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại. Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chất lượng miêu tả..., có thể thấy những hiện tượng lặp đi lặp lại tạo thành các loại nhân vật khác nhau. Ðể nắm bắt được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, có thể tiến hành phân loại chúng ở nhiều góc độ khác nhau.

  1. Xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật.

Có thể nói đến các loại nhân vật chính diện (nhân vật tích cực), nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực).

Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ. Khi nhân vật chính diện được xây dựng với những phẩm chất hoàn hảo, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dân tộc, một thời đại, mang những mầm mống lí tưởng trong cuộc sống...có thể được coi là nhân vật lí tưởng. Ơí đây, cũng cần phân biệt nhân vật lí tưởng với nhân vật lí tưởng hóa. Loại nhân vật sau là loại nhân vật được tô hồng, hoàn toàn theo chủ quan của tác giả. Ơí đây, tác giả đã vi phạm tính chân thực của sự thể hiện.

Nhân vật phản diện là nhân vật đại diện cho lực lượng phi nghĩa, cho cái ác, cái lạc hậu, phản động, cần bị lên án. Trong quá trình phát triển của văn học, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, việc xây dựng các loại nhân vật trên cũng khác nhau. Nếu như trong thần thoại chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện thì trong truyện cổ tích, các truyện thơ Nôm, các nhân vật thường được xây dựng thành 2 tuyến rõ rệt có tính chất đối kháng quyết liệt. Ở đây, hễ là nhân vật chính diện thường tập trung những đức tính tốt đẹp còn nhân vật phản diện thì hoàn toàn ngược lại.

Trong văn học hiện đại, nhiều khi khó phân biệt đâu là nhân vật chính diện, đâu là nhân vật phản diện. Việc miêu tả này phù hợp với quan niệm cho rằng hiện thực nói chung và con người nói riêng không phải chỉ mang một phẩm chất thẩm mĩ mà bao hàm nhiều phẩm chất thẩm mĩ khác nhau, cái nhìn của chủ thể đối với sự vật nhiều chiều, phức hợp chứ không đơn điệu... Bakhtin cho rằng: cần phải thống nhất trong bản thân mình vừa các đặc điểm chính diện lẫn phản diện, vừa cái tầm thường lẫn cái cao cả, vừa cái buồn cười lẫn cái nghiêm túc. Chính vì vậy, ở đây, sự phân biệt chính diện, phản diện chỉ có ý nghĩa tương đối. Khi đặt nhân vật vào loại nào để viết , cần phải xét khuynh hướng chủ đạo của nó đồng thời phải chú ý đến các khuynh hướng, phẩm chất thẩm mĩ khác nữa. Xem xét chức năng và vị trí của nhân vật trong tác phẩm, có thể chia thành các loại nhân vật: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ.

2 .Xét từ góc độ kết cấu. (Tầm quan trọng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm).

Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và triển khai tác phẩm. Ơí đây, tác giả thường tập trung miêu tả, khắc họa tỉ mỉ từ ngoại hình, nội tâm, quá trình phát triển tính cách của nhân vật. Qua nhân vật chính, tác giả thường nêu lên những vấn đề và những mâu thuẫn cơ bản trong tác phẩm và từ đó giải quyết vấn đề, bộc lộ cảm hứng tư tưởng và tình điệu thẩm mĩ.

Nhân vật chính có thể có nhiều hoặc ít tùy theo dung lượng ( số chương, độ dài cốt truyện) và những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Với những tác phẩm lớn có nhiều nhân vật chính thì nhân vật chính quan trọng nhất xuyên suốt toàn bộ tác phẩm được gọi là nhân vật trung tâm. Trong không ít trường hợp, tác giả dùng tên nhân vật trung tâm để đặt tên cho tác phẩm.

Trừ một hoặc một số nhân vật chính, những nhân vật còn lại đều là những nhân vật phụ ở các cấp độ khác nhau. Ðó là những nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính trong quá trình diễn biến của cốt truyện, của việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật phụ phải góp phần hỗ trợ, bổ sung cho nhân vật chính nhưng không được làm mờ nhạt nhân vật chính. Có nhiều nhân vật phụ vẫn được các tác giả miêu tả đậm nét, có cuộc đời và tính cách riêng, cùng với những nhân vật khác tạo nên một bức tranh đời sống sinh động và hoàn chỉnh.

  1. Xét từ góc độ thể loại.

Có thể phân thành các nhân vật: nhân vật huyền huyễn , nhân vật võng du…. (sẽ nói rõ trong phần xây dựng nhân vật theo các thể loại)

  1. Xét từ góc độ chất lượng miêu tả. Có thể phân thành các loại: nhân vật, tính cách, điển hình. Nhân vật là những con người nói chung được miêu tả trong tác phẩm. Ở đây, tác giả có thể chỉ mới nêu lên một vài chi tiết về ngôn ngữ, cử chỉ, hành động...cũng có thể miêu tả kĩ và đậm nét.

Tính cách là nhân vật được khắc họa với một chiều sâu bên trong. Nó như một điểm qui tụ mà từ đó có thể giải thích được mọi biểu hiện muôn màu, muôn vẻ sinh động bên ngoài của nhân vật.

Ðiển hình là tính cách đã đạt đến độ thực sự sâu sắc, là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái khái quát và cái cá thể... Ngoài những loại nhân vật được trình bày, có thể nêu lên một số khái niệm khác về nhân vật qua các trào lưu văn học khác nhau. chẳng hạn, khái niệm nhân vật bé nhỏ trong văn học hiện thực phê phán, khái niệm nhân vật-con vật người trong chủ nghĩa tự nhiên, nhân vật-phi nhân vật trong các trào lưu văn học hiện đại chủ nghĩa ở phương Tây..

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT

Ðể xây dựng thành công một nhân vật văn học, tác giả phải có khả năng đồng cảm, phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật. Ðiều này đòi hỏi tác giả phải hiểu đời và hiểu người. Nhưng có một điều không kém phần quan trọng là tác giả phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc. Ðây là vấn đề liên quan trực tiếp đến những biện pháp xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học. (p/s: nếu không làm tốt não của thằng main nó sẽ tàn lắm)

Có nhiều biện pháp khác nhau trong việc xây dựng nhân vật. Ở đây chỉ xét một số biện pháp chung, chủ yếu nhất: miêu tả nhân vật qua ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ và hành động.

  1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình.

Ngoại hình là dáng vẻ bên ngoài của nhân vật bao gồm y phục, cử chỉ, tác phong, diện mạo...Ðây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật. Nếu như văn học cổ thường xây dựng ngoại hình nhân vật với những chi tiết ước lệ, tượng trưng thì văn học hiện đại thường đòi hỏi những chi tiết chân thực và cụ thể sinh động. Tác nên xây dựng nhân vật của mình đúng như những con người sống và phải tìm thấy, nêu lên, nhấn mạnh những nét riêng độc đáo, tiêu biểu trong dáng điệu, nét mặt, nụ cười, khóe mắt...của nhân vật.

(p/s: Ở phần trên có nói là không được đồng nhất nhân vật với cuộc đời(1) ở đây lại nói là xây dựng giống như người sống(2). Mình sẽ gải thích cái này như sau: Cái (2) là tác giải được phép miêu tả nhân vật như một con người sống ( ví dụ : lấy ngoại hình thần tượng của bạn để miêu tả ngoại hình main). Cái một là tác không được lấy cuộc đười thật sự của một người sống vào truyện( cái này chỉ hợp với các tác văn hopcj hiện thực) đươn giản là tác không thể đặt nặng cảm xú bản thân vào việc xây dwungj cuộc đời nhân vật)

(p/s2: cái này mình hiểu vậy thôi,cách hiểu của mình nhiều khi cũng không đúng nên bạn nào có cách hiểu khác thì xin chia sẻ để mọi người cùng học hỏi. xin cảm tạ)

Ngoại hình nhân vật cần góp phần biểu hiện nội tâm. Ðây cũng chính là sự thống nhất giữa cái bên ngoài và cái bên trong của nhân vật. Vì vậy, khi tính cách, đời sống bên trong của nhân vật thay đổi, nhiều nét bên ngoài của nhân vật cũng thay đổi theo. Khi xây dựng ngoại hình nhân vật, tác giả cần thể hiện những nét riêng biệt, cụ thể của nhân vật nhưng qua đó, người đọc có thể nắm bắt được những đặc điểm chung của những người cùng nghề nghiệp, tầng lớp, thời đại...Những nhân vật thành công trong văn học từ xưa đến nay cho thấy tác giả bao giờ cũng chọn lựa công phu những nét tiêu biểu nhất để khắc họa nhân vật .

  1. Miêu tả nhân vật qua biểu hiện nội tâm.

Khái niệm nội tâm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong của nhân vật. Ðó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm lí... của nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nhân vật gặp phải trong cuộc đời. Sự biểu hiện hợp lí và sâu sắc nội tâm góp phần rất lớn tạo nên sức sống của nhân vật. Nói như L. Tônxtôi: "Mục đích chính của nghệ thuật...là nói lên sự thật về tâm hồn con người, nói lên những điều bí ẩn không thể diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường được". Ðể làm được điều đó, tác giả phải hiểu sâu sắc cuộc sống và con người, nắm bắt được những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt nhất đời sống bên trong của nhân vật. 3. Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật.

Khái niệm ngôn ngữ nhân vật nhằm chỉ những lời nói của nhân vật trong tác phẩm. Lời nói đó phản ánh kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hóa, tư tưởng, tâm lí, thị hiếu.v.v..Ðằng sau mỗi câu câu nói của mỗi con người đều có lịch sử riêng của nó. Sêđrin cho rằng: "Từ cửa miệng một người nói ra không hề có lấy một câu nào mà lại không thể truy nguyên đến cái hoàn cảnh đã khiến cho nó xuất hiện...Trong cuộc sống, không thể có những hành động, những câu nói mà đàng sau lại không có một lịch sử riêng". Quả là trong cuộc sống không thể có những người nói hoàn toàn giống nhau, vì vậy tác giả cần phát hiện những nét riêng của ngôn ngữ nhân vật để thể hiện trong tác phẩm. (p/s: sẽ có một bài chia sẻ cách xây dựng hội thoại độc thoại và xây dựng ngôn ngữ nhân vật)

  1. Miêu tả nhân vật qua hành động.

Hành động nhân vật là khái niệm nhằm chỉ các việc làm của nhân vật. Ðây là phương diện đặc biệt quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật vì việc làm của mỗi người là căn cứ quan trọng có ý nghĩa quyết định nói lên tư cách, lí tưởng, phẩm chất cũng như những đặc điểm thuộc về thế giới tinh thần của người đó. Hơn nữa, trong các tác phẩm tự sự, tính cách nhân vật không phải ngay từ đầu đã được hình thành trọn vẹn. Chính hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển của tính cách và thúc đẩy sự diễn biến của hệ thống cốt truyện...Thông qua các mối quan hệ, sự đối xử giữa các nhân vật trong những tình huống khác nhau, người đọc có thể xác định được những đặc điểm, bản chất của nhân vật.

Thông thường, khi miêu tả hành động nhân vật, tác giả thường kết hợp với những biểu hiện nội tâm tương ứng vì đằng sau mỗi hành động, bao giờ cũng có một tâm trạng hoặc một động cơ nào đó. Dùng nội tâm để lí giải hành động, sử dụng hành động để làm sáng tỏ nội tâm là một hiện tượng phổ biến trong việc miêu tả nhân vật.

Trên đây là những biện pháp chung nhất trong việc xây dựng nhân vật. Ngoài những biện pháp trên, tác giả còn có thể khắc họa nhân vật thông qua việc đánh giá của các nhân vật khác trong tác phẩm, thông qua việc mô tả đồ dùng, nhà cửa, môi trường xã hội, thiên nhiên...mà nhân vật sinh sống. Ở những tác phẩm tự sự, ngôn ngữ người kể chuyện là một yếu tố rất quan trọng trong việc bộc lộ, miêu tả và đánh giá nhân vật.

Việc phân biệt các biện pháp xây dựng nhân vật như trên chỉ có tính chất tương đối. Trong thực tế, các biện pháp này nhiều khi không tách rời mà gắn bó chặt chẽ với nhau. Vì vậy, nhiều khi rất khó chỉ ra các biện pháp xây dựng nhân vật dưới một hình thức thuần túy và độc lập. Một điều cũng cần lưu ý là, nắm bắt các biện pháp trên đây cũng chỉ là nhằm mục đích hiểu một cách đầy đủ và chính xác về nhân vật trong tác phẩm

p/s: sẽ có một bài hướng dẫn từ a đến z từ trong ra ngoài từ trên xuống dưới về phần nhân vật trong viết truyện. mình sẽ sớm hoàn thành để chia sẻ cùng các đạo hữu.

Đã sửa bởi TaLàLãoThất lúc 19:04 21/10/2018
tạo bởi
02 Tháng 10.
mới trả lời
03 Tháng 9.
13
trả lời
490
xem
13
thành viên
KhanG.nhi
KhanG.nhi
VIP 1
Hóa Thần Sơ Kỳ (90%)

Đọc hết thật choáng ván, nhưng bổ ít cho vài tên bắn đầu

TửTuyền
TửTuyền
VIP 1
Luyện Khí Tầng Chín (9%)

Làm theo như vậy có khi ta thành tác viết cứng ta luôn

Ám_Nguyệt_Lăng
Ám_Nguyệt_Lăng
VIP 1
Trúc Cơ Sơ Kỳ (54%)

lợi hại mà cái này là của huyền huyễn hả, không có hiện đại đời thường sao

Đã sửa bởi Ám_Nguyệt_Lăng lúc 17:52 02/10/2018
TaLàLãoThất
TaLàLãoThất
VIP 1
Nguyên Anh Trung Kỳ (44%)

Cũng tương tự nhau mà thôi. ta sẽ có những bài chuyên sâu hơn để mọi người có thể tham khảo. Thân!

namnam111
namnam111
VIP 1
Kết Đan Hậu Kỳ (78%)

Phát huy bộ não làm việc tối đa.sây dựng hình tượng khổng lồ

TkleeNguyen
TkleeNguyen
VIP 1
Trúc Cơ Trung Kỳ (99%)

Phần xây dựng nhân vật: ko dc đặt nặng cảm xúc chính bản thân tác vào nhân vật.

Sao ta thấy khó khó, ta muốn 1 kiểu nhân vật dc xây dựng trên chính hình ảnh bản thân là ko dc à Vậy là nhân vật ta đã xây dựng là sai hết à Tại sao chớ, ta thử tạo ra 1 nhân vật khác vs bản thân, ko trùng về tất cả mọi mặt, cảm giác thấy nó ko dc tốt lắm, viết về cuộc đời 1 nhân vật ko cùng lý tưởng của ta, thật khó chịu

Nếu ta muốn viết 1 truyện dạng hồi ký về cuộc đời, lý tưởng của mình qua nhưng chương truyện huyền huyễn là sai à, huhu, buồn quá

catmagic
catmagic
VIP 2
Trúc Cơ Hậu Kỳ (5%)

ôi ta chóng mặt quá !

RuyLyy
RuyLyy
VIP 1
Luyện Khí Tầng Năm (41%)

Sao ngươi âm exp vậy chỉ ta đi mà

ÔnNgư
ÔnNgư
VIP 1
Trúc Cơ Sơ Kỳ (8%)

Dài wa vậy, đọc mà choáng váng

Đã sửa bởi ÔnNgư lúc 20:44 16/10/2018
Đường_Trúc_Diệp
Đường_Trúc_Diệp
VIP 2
Trúc Cơ Hậu Kỳ (17%)

Đài nhưng mà rất chi tiết, thất ca viết về cảnh đánh nhau đi, muội tham khảo ahihi

thdrond
thdrond
Kết Đan Hậu Kỳ (8%)

Từ bài viết kia sang

cuongphays1412
cuongphays1412
Luyện Khí Tầng Hai (14%)

các đạo hữu ai có thể tóm tắt ý chính cho ta vs đc ko, ta ngộ tính ko đủ

BạchVôTình
BạchVôTình
VIP 2
Kết Đan Trung Kỳ (96%)

Quá hay, quá xuất sắc

Bạn đang đọc bài [KHU ĐÀO TẠO] Nhân Vật Trong Tác Phẩm tạo bởi TaLàLãoThất trong Hướng Dẫn - Giới Thiệu.