Tải App

Đăng Truyện

Liên Hệ QTV

Chi Tiết Bài Viết
trang1999
Nguyên Anh Sơ Kỳ (44%)
Một số kinh nghiệm nhỏ khi viết truyện - tiểu thuyết.

1. Điểm khác giữa tiểu thuyết và điện ảnh.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa tiểu thuyết và điện ảnh và phim truyền hình chính là tiểu thuyết chú trọng tính cốt truyện, còn phim điện ảnh và truyền hình chú trọng tính nhân vật. Nhưng nếu kết hợp hai yếu tố này lại với nhau, như vậy độc giả mới có ấn tượng sâu sắc, không nhất thiết phải miêu tả chính diện. Đương nhiên, cảm giác lập thể về một nhân vật phải được tái hiện qua nhiều mặt, như một bức tranh hình học vậy. Nếu chỉ vẽ một mặt nó sẽ là bức ảnh. Nếu đắp nặn đa chiều, thì đó sẽ là một con người sinh động. Dĩ nhiên, khi xây dựng nhân vật tốt nhất nên có một nguyên mẫu, hoặc là về tính cách, hoặc là về cách giải quyết tình huống, như vậy sẽ càng thực tế hơn.

2. Mối quan hệ của main chính và phụ

Mỗi nhân vật được viết vào trong tiểu thuyết đều cần phải suy nghĩ thấu đáo. Mỗi một nhân vật đều có tính cách sống động, mỗi một người đều không giống nhau. Nếu như họ về cơ bản giống nhau thì chỉ có thể nói rằng nhân vật mình lựa chọn chỉ là một con cờ tàn, không có bất kỳ tác dụng thúc đẩy nào đối với việc xây dựng câu chuyện của bạn. Main chính và phụ phải tiến hành miêu tả khác biệt hóa, mỗi người một cá tính thì mới thú vị.

3. Nhân vật nữ huyền huyễn

a.Bất kỳ một tuyến nhân vật nào, cả nam và nữ , chính và phụ nếu lúc xây dựng có độ căng độ chùng thì sẽ không giảm sức hấp dẫn. Đương nhiên, điều này còn phải xem tình tiết câu chuyện rồi suy ra nên kết hợp phát triển với tính cách nhân vật thế nào? ( cái này cho tất cả các thể loại)

b.Khi viết nữ huyền huyễn mà quá hoàn hảo hoặc quá xinh đẹp sẽ làm độc giả như trên mây.

c.Nên đừng để con chữ của trở thành một loại thuốc độc chỉ để khoe khoang văn phong. Trong một bộ tiểu thuyết, câu chuyện và nhân vật là rất quan trọng. Miêu tả chỉ là bổ trợ. Nếu chỉ có giọng văn hay mà câu chuyện không mạch lạc thì bộ tiểu thuyết ấy không khác gì tản văn cả.*

4. vấn đề khi viết về đề tài hào môn, tổng tài có được sự cao cấp, quý phái, khiến người đọc tuy không biết mà vẫn cảm thấy tài giỏi.

Khi nhắc tới tổng tài hào môn, mọi người luôn nghĩ tới sự quý phái, xa hoa. Thật ra cũng không phải là như vậy. Rất nhiều tác giả hiện nay chỉ dừng lại ở việc tưởng tượng và lên khung lời thoại. Thật ra muốn viết một bộ tiểu thuyết hào môn, cũng có thể thay đổi phong cách. Rất nhiều nhà văn mới đa phần đều viết tiểu thuyết hào môn dựa vào tưởng tượng. Viết như vậy rất hạn chế, lại không chân thực.

Có thể thử kéo thêm một số đề tài mang tính xã hội vào, cũng có thể đan xen những công việc thực tế. Như vậy, tác giả cũng có đất để viết. Khi có nhiều đề tài, viết mới không bị trống rỗng, nhìn vào không na ná nhau. người viết nên ra ngoài tiếp xúc với nhiều loại người, đi du lịch nhiều nơi. Vì những cung đường đó có thể mang lại những đề tài quý giá và độc đáo.

Những đoạn đối thoại đặc sắc có thể làm tăng vẻ đẹp cho một bộ tiểu thuyết. Thông thường, tác giả viết tiểu thuyết không nên quá chú trọng miêu tả đối thoại, ngược lại biên kịch thì chú trọng hơn. Có thể xem thêm kịch bản hoặc các tác phẩm của nhà văn Hemingway để tăng thêm sức lượng cho những đoạn đối thoại.

5. Cách xen vào câu chuyện của những nhân vật khác và khiến độc giả không chán ghét.

Muốn xen vào câu chuyện của những người khác thì phải danh chính ngôn thuận. Họ nhất định phải có liên quan tới main chính, hoặc là có liên quan tới cốt truyện. Những tiểu thuyết hiện nay đều tăng lên triệu chữ, mấy triệu chữ cũng có.. ..

Điều này yêu cầu trong tuyến nhân vật chính phải kéo theo tuyến nhân vật thứ hai, thứ ba, liên hệ với nhau, phối hợp với nhau, cùng làm phong phú thêm cho câu chuyện, như vậy mới hợp lý và hấp dẫn. Ví dụ Nếu mọi người chú trọng tiểu thuyết của mình đi theo con đường điện ảnh, thì ngay từ khi lên đề cương đã phải xác định rõ tuyến nhân vật. Một bộ phim không ai lại chỉ kể chuyện main chính.*( cái này rất quan trọng, yếu tố giúp kéo dài truyện, đồng thời nội dung truyện không nhàm chán)

6. Cách chú trọng tính cách trong các mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật, và làm cho nó không lặp lại

Trước khi sáng tác tiểu thuyết, thì phải thảo một Đề Cương. Đối với một người mới, đề cương rất quan trọng.Luôn phải nhớ kỹ, mỗi một nhân vật xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết đều không được dư thừa. Họ sẽ dùng tính cách khác biệt của mình để làm phong phú thêm một câu chuyện. Nếu khi xây dựng nhân vật, tính cách của A và B mà giống nhau như đúc, thế thì hoàn toàn có thể vứt đi một người.*

7. Cách đặt tên cho truyện và tên nhân vật

a.Đặt tên cho một cuốn truyện giống như cái mở mắt đầu tiên của con người, rất quan trọng. Làm sao để đặt tên hay, khiến cho độc giả vừa nhìn đã muốn đọc cái này rất quan trọng. Trên mạng, tên sách đa phần đều yêu cầu sự hấp dẫn, thu hút.còn mình làm đăng web với viết vì đam mê thì một tên truyện đơn giản cũng rất tuyệt.

b.tên nhân vật

8. khi viết truyện sẽ lên dàn đề cương câu chuyện trước hay nghĩ tới đâu, tư duy tới đó..( cái này cũng phải chú ý và luyện tập làm các đề cương truyện ngắn)

Sáng tác nột bộ truyện hay một tiểu thuyết,, là một việc rất nghiêm túc không thể đùa hoặc viết chơi chơi,, phải chú tâm vô nó thì mới có 1 kết quả tốt được. thế nên phải dành ra rất nhiều thời gian để tư duy.

Khi viết lần đầu viết 1 bộ truyện hoặc viết 1 thể loại mưới .phải viết đề cương ra giấy, khi lam quen rồi thì ko cần nữa vì kết cấu cả một bộ tiểu thuyết đã ở trong đầu rồi, hơn nữa phải dành ra rất nhiều thời gian để hoàn thiện và làm phong phú cho nhân vật và cốt truyện. Ví dụ như bây giờ, viết bộ truyện hoàn thành một nửa rồi thì trong đầu chắc đã phải nghĩ ra bộ tiếp theo rồi.Thông qua những quá trình sáng tác các bộ truyện đó, người tác giả sẽ hoàn thiện từng chút một cho cuốn tiếp theo.

Cho nên có thể thấy” Đề cương là rất quan trọng”.

Không có đề cương không khác gì người bị gãy lưng, cứ viết mãi viết mãi rồi sẽ lạc đề, chẳng biết tiếp theo mình định viết cái gì. Vấn đề thường gặp nhất là: Một tác giả sáng tác không có đề cương rất dễ viết lệch nhân vật, ý là nói cá tính main. Viết lâu sẽ chợt nhận ra nhân vật mà mình viết hoàn toàn không giống với tưởng tượng trước đây. Mà độc giả thì không phải heo, mình viết ra như thế nào, họ đọc họ biết rõ.*

9. Cách dùng câu từ để miêu tả được trực tiếp sự lạnh lùng, lãnh đạm của main

Thật ra cái này cũng không có gì đặc biệt .cho dù là main chính lạnh lùng hay lãnh đạm, đều chỉ là một mặt. Tính cách của hắn có lạnh thế nào cũng sẽ có lúc không lạnh, có thể thể hiện thông qua sự kiện, cũng có thể đột phá thông qua lời thoại, không nhất thiết cứ phải miêu tả qua vẻ bề ngoài.

Khi xây dựng một người lạnh lùng, cần chú ý, đầu tiên, thằng main ấy không thể là người lắm lời, nếu câu nói ấy chỉ cần một chữ thì không bao giờ nói hai chữ. Ví dụ như thằng main ấy ghét một ai đó thì chỉ cần: “Cút!” Nó chắc chắn có sức mạnh hơn rất nhiều với cả một câu dài dòng “ngươi cút đi cho ta!”.

Hoặc là những người có tính cách lạnh thường không thích xen vào chuyện người khác. Nhưng khi miêu tả một khía cạnh, thì nên viết đó là một người ngoài lạnh trong nóng, như vậy tính mâu thuẫn trong nhân vật sẽ được thể hiện ra ngoài.

10. miêu tả ánh mắt main

Người ta hay nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Nên khi mình thường xuyên miêu tả ánh mắt. Nó cũng giống như việc mình đang xem một bộ phim điện ảnh, khi lia ống kính tới gần, mình cũng có thể nhìn được ánh mắt của diễn viên, nó thể hiện niềm vui hoặc sự đè nén. Kiểu miêu tả tinh tế này cũng là một khía cạnh để thể hiện cá tính nhân vật.*

11. vấn đề miêu tả trong truyện

.Có người có ý tưởng rất tuyệt vời nhưng câu chuyện lại thiếu tính phát triển, không có sức cảm hóa tới người khác. Điều này rất dễ chết , dùng văn từ quá hoa mỹ sẽ khiến người ta cảm thấy dài dòng hoặc là cố tình viết kéo dài số chữ. Cần vận dụng và kết hợp cả kéo và giản lược câu từ.Cách miêu tả quá rắc rối. Một ý lặp đi lặp lại, dùng những kiểu câu khác nhau để biểu đạt.Cũng dễ bị ghét bỏ .. nên khi miêu tả phải thích hợp, đơn giản. Làm nổi bật nét chính mới là cách thực sự trong vận dụng miêu tả.*

12.Các vấn đề về ĐỀ Cương

a.Đề cương không phải công cụ trói buộc khả năng sáng tác của mình mà nó là một khuôn phép để mình viết không lan man. Mỗi một đại cương trong quá trình sáng tác chắc chắn sẽ có thay đổi, nhưng hướng đi lớn không đổi thì sẽ không vô lý. Nhân vật và cốt truyện phải tương hỗ cho nhau. Câu chuyện thúc đẩy nhân vật, nhân vật làm phong phú cho câu chuyện. Nhân vật cũng sẽ không ngừng trưởng thành như câu chuyện và cốt truyện của mình. Nếu nhân vật mình xây dựng ban đầu đã định hình, không có sự thay đổi số phận và sự trưởng thành thì mình đã thất bại trong việc xây dựng nhân vật.

b.Đề cương ban đầu là mấy chốt, giống như thai nhi cần phải có cuống rốn .Đề cương là cái gốc để mình sáng tác, giống như nền móng để xây nên một ngôi nhà lớn. Thời gian chuẩn bị càng dài thì ngôi nhà ấy sẽ càng kiên cố. Đương nhiên, chưa chắc đã phải viết từng câu từng chữ trong đại cương ra, nhưng trong đầu thì nhất định phải có, nhất định phải nắm chắc nó, thay đổi tùy tình hình.*

13. các vấn đề về những đoạn đối thoại thông thường hoặc là tả cảnh.

Nếu đã chỉ là những đoạn đối thoại bình thường qua thì không cần lãng phí câu chữ viết ra để làm gì. Cả nhân vật và đối thoại của mình đều phải có tính chuẩn xác, không nên lãng phí câu chữ. Nếu đã viết ra một đối thoại thì nó nhất định phải mang theo cốt truyện. Rút ngắn tả cảnh thì cố gắng dùng câu văn tinh tế, chuẩn xác để miêu tả. Đây là lúc kiểm tra văn phong của bản thân mình… tác giả phải thường viết các đoạn văn và rút gọn , giản lược nó đi.. để cách hành văn và khả năng ứng biến của mình nâng cao lên.

14. Vấn đề trâu và cọc trong truyện

Cái này mà vận dụng không khéo là tự đào hố chôn mình.Bất luận là trâu tìm cọc hay cọc tìm trâu, nhất định phải học hiệu ứng CẮT MĂNG. Đưa ra vấn đề thì phải giải quyết vấn đề. phải mang tới cho người đọc cảm giác câu chuyện đã đi vào chỗ chết, nhưng bản thân mình thì không thể rơi vào tình cảnh ấy. Rơi vào 1 cái là cả 1 bộ truyện vất đi,, ( cái kiểu main ham gái não tàn trong truyện)Nếu rơi vào hoàn cảnh này, thì chứng tỏ khi tung ra vấn đề, chưa nghĩ ra được cách giải quyết, chỉ viết theo cảm giác mà thôi, không nghĩ xem bước tiếp theo phải làm thế nào.( dính cái mà ko giải quyết là chết chắc ( đặc biệt là đối với thể loại ngôn tình). Cái cảm giác mơ hồ này nhất định phải đưa câu chuyện tới một cái kết tươi sáng thì mới hay được.còn cái kết là abcxyz rồi bỏ vỏ, hay ăn tạp là say good bye.

15. Cách chi chương cho các tình huống ( 1 tình huông thì viết mấy chương)

Cái này còn phải xem kết cấu số chương của cả bộ tiểu thuyết( dựa vào đề cường , khung , sơ đồ , dàn ý để xác định), còn phải xem tầm quan trọng của tình huống đó trong câu truyện nữa.

+Đa phần là theo cảm xúc,, cảm thấy tình huống đó còn có thể phát triển thì kéo dai chương nó ra.. còn tình huống đó ko có gì đặc biệt thì thu gọn nó lại.. kiểu vậy.

16. Không biết mình đang viết gì?

Tình huống không thể xác định được thể loại mình viết là gì Tức là khi up truyện thường bị nói là phong cách không phù hợp. truyện này nên để ở bên thể loại a hay thể loại b gì đó.Điểm này rất mâu thuẫn. Làm sao để thay đổi phong cách?

Ý kiến của mình :

Bạn muốn viết gì cứ viết, có thể kết hợp với đề tài độc giả thích với thể loại mình kết. Thái độ của tác giả rất quan trọng. Nếu trước sau bất nhất, chỉ một mực a dua hùa theo thì mãi mãi mình chỉ đi theo họ. Sáng Tác là một quá trình đơn độc, thế nên càng phải kiên trì thứ mà mình thích, dù biết nó tar đi tới đâu. Người sáng tác phải tạo cho mình một văn phong riêng cái này rất quan trọng nah. Bây giờ có rất nhiều người chỉ bắt chước, nhìn lướt qua cảm giác giống y như đúc. Nhất định phải bồi dưỡng cho mình một giọng văn riêng nếu xd cho mình 1 tể loại riêng thì càng tốt để độc giả đọc là biết đó là truyện do mình viết viết...

17. Cách làm đoạn đối thoại giữa các nhân vật và sự xuất hiện của nhân vật không bị gượng gạo?

Cái này là cái liên kết và sự chuyển tiếp.cái này thì không cần quá nhiều, nhưng phải có sự điểm xuyết. Hợp lý mà vẫn bất ngờ, như vậy mới thú vị.

18. Mẹo Miêu tả

Khi bạn miêu tả một cảnh nào đó, cảnh này luôn phải có sự thúc đẩy cho nhân vật và câu chuyện tiếp theo phát triển. Vậy thì nên hình dung nó ở trong đầu trước. Khi đã có hình ảnh rồi, mình sẽ dễ dàng biết được nên tả cái gì, nên lược cái gì. Giống như khi bạn đi xem phim, máy quay cũng không phải cái gì cũng thể hiện. Hình ảnh trong đầu bạn chính là cảm giác lập thể, nên tới lúc miêu tả bạn cũng sẽ có cảm giác này. Khi miêu tả và xây dựng, sợ nhất là trong đầu trống rỗng, chỉ như một đang tưởng tượng lỗ hổng, vậy thì ý sẽ phóng túng mà không có cảm giác hình ảnh thực tế.

19. Cách viết đề cương

Một cuốn tiểu thuyết từ trong ra ngoài đều không thể thiếu đề cương. Nó hay hay dở cũng sẽ dự báo sự phát triển của câu chuyện thế nào. Nên Ban đầu khi viết đề cương, tuyệt đối không thể viết cả chi tiết vào đó. Rất nhiều chi tiết hay miêu tả sau này trong quá trình sáng tác mới dần dần thêm vào. Có cái chỉ để phù hợp tình hình, có cái là linh cảm nhất thời. Đề cương chỉ là phương hướng ban đầu của bạn. Cốt truyện và nhân vật của bạn rất có thể tới cuối cùng vẫn có sự điều chỉnh, nhưng hướng đi không thay đổi, phải cố định, như vậy sẽ không lạc đề trong phạm vi của mình, cũng không khiến nhân vật do mình xây dựng có sự sai biệt.

20. Cách để xây dựng tính cách nhân vật nổi trội, rõ nét, để độc giả dễ nhận ra.Và cách sử lý tình huống xuất hiện tình huống khiến tính cách nhân vật mâu thuẫn

Có rất nhiều cách xây dựng tính cách nhân vật. Từ động tác tới ngôn ngữ, ánh mắt, hành động, đây đều là những cách miêu tả trực tiếp. Còn có các mặt khác, ví dụ từ một chi tiết nào đó, từ lời nói của người khác, thậm chí là từ cách sắp đặt đồ dùng cũng có thể nói lên tính cách con người. Tính cách có sự mâu thuẫn mới càng sống động và chân thực. Sự mâu thuẫn mà tôi nói ở đây là sự nhiều mặt, chứ không phải trước sau bất nhất. Nếu xảy ra tình trạng đó thì chứng tỏ ngay từ ban đầu mình đã chưa nghĩ được một cách xây dựng nhân vật hay và phù hợp.

p/s : chúc các bạn thành công.

Xem thêm Xây dựng đại cương từ ý tưởng và cốt truyện

tạo bởi
05 Tháng năm
mới trả lời
14 Tháng 2.
12
trả lời
7763
xem
9
thành viên
xonevictory
xonevictory
VIP 7
Hư Linh Sơ Kỳ (-200%)

Nguồn?

Anibus
Anibus
VIP 2
Luyện Hư Hậu Kỳ (62%)

Stt thế này thì đọc cái zề

trang1999
trang1999
Nguyên Anh Sơ Kỳ (44%)

của ta ???

PhươngHạoNhiên
PhươngHạoNhiên
VIP 1
Nguyên Anh Sơ Kỳ (0%)

Bạn rất có kinh nghiệm sao?

PhươngHạoNhiên
PhươngHạoNhiên
VIP 1
Nguyên Anh Sơ Kỳ (0%)

À nhân tiện, mình vừa đọc truyện do bạn viết. Công nhận ổn lắm, đọc rất mạch lạc, khá dễ hình dung, độ dài chương đầy đủ. Cố viết đi nà, mình mong được đọc một bộ truyện tiên hiệp huyền huyễn sắc full a! Cũng lâu lắm rồi...

admin
admin
VIP 2
Greatest, or Nothing

Many thanks! Bài viết chất lượng ta ủng hộ 5 LT!

HuyếtBăng
HuyếtBăng
VIP 1
Hóa Thần Sơ Kỳ (6%)

Wá chuẩn....

trang1999
trang1999
Nguyên Anh Sơ Kỳ (44%)
snownight
snownight
VIP 2
Nguyên Anh Trung Kỳ (93%)

đọc truyện của ta xem

Nhỏnhất
Nhỏnhất
Luyện Khí Tầng Một (92%)

rất bổ ích, rất hay, các tác non tay nên học

sokien1309
sokien1309
Luyện Khí Tầng Năm (24%)

bài viết hay lắm đh

sokien1309
sokien1309
Luyện Khí Tầng Năm (24%)

bài viết hay lắm đh

Bạn đang đọc bài Một số kinh nghiệm nhỏ khi viết truyện - tiểu thuyết. tạo bởi trang1999 trong Sáng Tác Truyện.